Tư duy mới về an ninh của Cộng Sản Việt Nam?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đến tham dự buổi lễ kỷ niệm 64 năm ngày thành lập ngành công an nhân dân tại Bộ công an ở Hà Nội hôm 19 tháng 8, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Cộng sản Việt Nam, đã có một bài nói chuyện khá đặc biệt. Ngoài việc đề cập về một số nhiệm vụ mới của ngành công an, ông Dũng đã đặc biệt chỉ thị Bộ công an thay đổi cung cách hoạt động với một tư duy mới nhằm đáp ứng những biến chuyển của tình hình Việt Nam mà ông Dũng gọi là “đột biến” trong hai năm trở lại đây. Theo ông Nguyễn Tấn Dũng thì tư duy mới đó là: “cần phải nhạy bén, đặt an ninh quốc gia trong mối quan hệ qua lại với kinh tế, xã hội để bảo đảm vững chắc an ninh chính trị”. Với tư duy này, ông Dũng đã chỉ thị cho lực lượng công an phải: “tập trung đấu tranh, ngăn chận các thủ đoạn kích động ly khai dân tộc. Tăng cường triệt phá, bóc gỡ tình báo gián điệp. Chủ động ngăn chận không để xảy ra bạo loạn. Ngăn chận cho được việc lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo, vi phạm pháp luật gây rối trật tự xã hội”. Và để làm được những điều trên, ông Dũng còn yêu cầu lực lượng công an phải nắm bắt tình hình, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, không để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống.

Cái gọi là tư duy mới mà ông Dũng chỉ thị cho ngành công an nói trên, thật ra không có gì là mới ngoại trừ ông Dũng nêu lên vấn đề “đột biến” của tình hình kinh tế, xã hội trong hai năm trở lại đây, chứng tỏ những cuộc nổi dậy của quần chúng mà ông Dũng gọi là các cuộc bạo loạn xã hội đã làm chế độ của ông lo sợ. Thật vậy, những vấn đề mà ông Dũng yêu cầu lực lượng công an phải ngăn chận – không phải là những điều chưa hề xảy ra, nhưng do nhịp độ xảy ra dồn dập, đã đẩy lực lượng công an càng lúc càng rơi vào tình thế lúng túng đối phó. Những vấn đề an ninh mà ông Dũng yêu cầu lực lượng công an phải giải quyết tập trung vào 4 hiện tượng như sau:

Thứ nhất là ngăn chận các thủ đoạn kích động ly khai dân tộc. Ông Dũng muốn ám chỉ đến những cuộc chống đối của đồng bào sắc tộc tại Tây Nguyên ầm ĩ kéo dài hơn 2 thập niên qua. Ông Dũng từng là Thứ trưởng Bộ công an trước khi được ông Võ Văn Kiệt bổ nhiệm làm phó Thủ tướng đặc trách ổn định Tây Nguyên từ năm 2000, cho thấy là tình hình Tây Nguyên đã không ổn định chút nào. Cuối tháng 7 vừa qua, lực lượng công an đã khoe là bắt giữ hai người lãnh đạo cao cấp nhất của lực lượng FULRO tại Gia Lai. Theo công an mô tả thì hai người này đã hoạt động chống lại nhà nước Cộng sản Việt Nam trong suốt 20 năm qua, nhờ sự che giấu của các buôn làng ở vùng Tây Nguyên. Sự khoe khoang thành tích này đã để lộ cho người ta thấy là lực lượng công an và cả ông Nguyễn Tấn Dũng đều thất bại trong việc ngăn chận sức đối kháng bền bỉ của người sắc tộc.

Thứ hai là triệt phá, bóc gỡ tình báo gián điệp. Đây là thủ đoạn của Hà Nội nhằm ngăn chận quyền tự do thông tin của người dân khi sử dụng mạng Internet để trao đổi quan điểm và tin tức lẫn nhau giữa những người Việt ở trong và ngoài nước. Cộng sản Việt Nam đã từng dùng tội danh gián điệp để gán ghép cho các ông Nguyễn Khắc Toàn, Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn khi những người này đã gửi các bài phê phán chế độ cho những người quen biết ở hải ngoại. Với làn sóng bộc phát của phong trào dân báo qua các phương tiện Blog, Facebook, Youtube, WordPress…. đã làm cho Cộng sản Việt Nam khó có thể ngăn chận những thông tin nhanh chóng về các biến cố xảy ra ở trong nước, nhất là những lúng túng đối phó của công an hay của các cấp chính quyền về các đòi hỏi của dân chúng hiện nay. Những diễn biến này đã làm thu hẹp khoảng không gian quyền lực của chế độ lên đời sống người dân, khiến cho Hà Nội lo ngại. Nhưng Hà Nội lại không dám công nhận sự yếu kém này mà lại đổ cho sự xúi giục của các thế lực từ bên ngoài, và hô hào lực lượng an ninh phải tận lực bóc gỡ tình báo gián điệp. Điều này cho thấy là ông Dũng và lực lượng an ninh cộng sản Việt Nam đã bị ám ảnh cùng tột khi nhìn đâu cũng thấy có kẻ thù, gián điệp.

Thứ ba là ngăn chận không để xảy ra bạo loạn. Đây là mối lo canh cánh bên lòng của cấp lãnh đạo Cộng sản Việt Nam kể từ khi biến cố Đông Âu bùng nổ vào năm 1989, đưa đến sự tan rã toàn diện các chế độ cộng sản tại Đông Âu và giựt sập thành trì vô sản chuyên chính tại Liên Xô vào năm 1991. Những thay đổi xã hội đến từ cải tổ kinh tế nhưng tiếp tục kềm kẹp chính trị chắc chắn sẽ tạo ra những hiện tượng chênh lệch giàu nghèo và tham ô nhũng lạm mà dân oan khiếu kiện là trường hợp điển hình. Từ đó những biến động, xung đột giữa các tầng lớp quần chúng giầu nghèo, giữa thường dân và thành phần quyền lực là điều đương nhiên. Hà Nội cho rằng những hiện tượng xung đột, bất mãn này sẽ bị lực lượng dân chủ khai thác để đẩy mạnh những đòi hỏi cải cách về chính trị như đòi dân chủ đa nguyên, tôn trọng nhân quyền, và chế độ đã tuyên truyền rằng những đòi hỏi này sẽ dẫn đến bạo loạn vì có mục tiêu lật đổ chính quyền chuyên chính. Dùng chữ bạo loạn để gán ghép cho những thay đổi dân chủ hóa là âm mưu của Cộng sản Việt Nam nhằm đe dọa nội bộ về nguy cơ tan rã nếu đảng chấp nhận dân chủ đa nguyên. Đây là sự cố thủ trong lô cốt độc tài Mác Lênin của Hà Nội. Sự kiện Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị cho lực lượng công an tăng cường ngăn chận để không xảy ra bạo loạn cho thấy là hai đối sách về chống tham nhũng và giải quyết vấn đề bồi hoàn ruộng đất của người dân đã không đạt kết quả như chế độ mong muốn.

Thứ tư là ngăn chận cho được việc lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo, vi phạm pháp luật gây rối trật tự. Những cuộc đấu tranh đòi lại tài sản của các cơ sở tôn giáo đã bị Cộng sản Việt Nam chiếm đoạt từ nhiều thập niên qua đã bộc phát một cách mạnh mẽ từ sau khi Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội đòi lại Khu Nhà Chung, và Dòng Chúa Cứu Thế đòi lại khu đất ở địa phận Thái Hà từ đầu năm 2008. Làn sóng hàng ngàn, rồi hàng chục ngàn và lên đến hàng trăm ngàn giáo dân tham dự các Thánh lễ cầu nguyện cho Thái Hà, và mới đây cho Tam Tòa, đã biểu hiện rất nhiều đặc tính của đấu tranh Bất Bạo Động mà công an Cộng sản Việt Nam khó có thể ngăn chận. Các buổi lễ cầu nguyện đã được tổ chức công khai, ôn hòa nên đã thu hút đông đảo giáo dân tham gia. Dù có bị công an giả làm du đãng tấn công, các giáo dân vẫn không chống trả, duy trì kỷ luật và cương quyết tụ tập cầu nguyện dù có bị công an răn đe, sách nhiễu. Có thể nói là lực lượng an ninh cộng sản Việt Nam đã hoàn toàn bó tay trước các hình thái đấu tranh ôn hòa, bất bạo động của giáo dân qua những buổi lễ này. Giải tán các buổi lễ cầu nguyện của giáo dân không được, Cộng sản Việt Nam lại xách mé gọi đó là “lợi dụng tự do tín ngưỡng để vi phạm pháp luật, gây rối trật tự”, và núp dưới tội danh vu cáo này để mang một số giáo dân ra xét xử hầu răn đe các giáo dân khác. Rất tiếc cho chế độ là hành vi “côn đồ” này của chính nhà nước đã bị phản ứng ngược, đó là các phiên tòa xét xử những giáo dân bị kết án là vi phạm trật tự xã hội đã biến thành nơi hạch tội chế độ Cộng sản Việt Nam.

Tổng kết lại, những điều mà ông Nguyễn Tấn Dũng chỉ thị cho lực lượng công an ngăn chận trong ngày lễ truyền thống của công an hôm 19 tháng 8 vừa qua cho chúng ta thấy là Cộng sản Việt Nam đang lo ngại những biến chuyển đột phá của tình hình với nguy cơ giựt sập hệ thống đương quyền. Dù cố tình xuyên tạc và bóp méo chính nghĩa của các cuộc đấu tranh, ông Nguyễn Tấn Dũng và lực lượng an ninh đều thấy rõ là số người dân tham gia chống lại chế độ Hà Nội ngày một gia tăng, xảy ra cùng khắp ở nhiều nơi. Những cuộc đấu tranh này rất ôn hòa, bất bạo động khiến cho công an khó có thể tìm lý cớ ngăn chận. Khi phải dùng đến biện pháp vu khống cho các buổi lễ cầu nguyện của giáo dân là “gây rối trật tự” và dở trò vũ phu đối với các vị tu hành cùng các giáo dân tay không tấc sắt, rõ ràng là Cộng sản Việt Nam đã cùng đường và đang tự quấn vào cổ mình những sợi giây oan nghiệt.

Trung Điền
Ngày 22 Tháng 8 Năm 2009

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.