2018: Tử huyệt nợ xấu vẫn không thay hình đổi lốt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khi năm 2018 đã ngầy ngật kéo lê được 2/3 thời gian của nó, trừ kết quả thu ngân sách nhà nước vẫn đạt được kế hoạch dự kiến bởi chính sách ‘thu cùng diệt tận giai đoạn cuối’, hai tử huyệt tài chính quốc gia khác là nợ công và nợ xấu vẫn không hề được thay hình đổi lốt.

Sự dối trá ngọt ngào

“VAMC được cấp 2.000 tỷ đồng vốn điều lệ, năm 2017 đã mua 3.200 tỷ đồng nợ xấu và dự kiến, năm 2018 mua khoảng 3.500 tỷ đồng nợ xấu. Nhưng các tổ chức tín dụng đăng ký bán nợ cho VAMC khoảng 20.000 tỷ đồng, như vậy rất khó mua được các khoản nợ này”, ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch HĐQT VAMC (Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng) trần tình với gương mặt có vẻ nhăn nhúm khổ sở.

Lời trần tình trên mang hàm ý gì?

Dù chỉ nêu vài số liệu nhỏ nhoi, nhưng cái cách trần tình của ông Nguyễn Tiến Đông đã một lần nữa, sau khoảng một tá lần thanh minh của những quan chức khác kể từ lúc VAMC được thành lập vào năm 2013, khẳng định một sự thật như đinh đóng cột: sau 5 năm hoạt động, VAMC đã hầu như không mua nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần bằng ‘tiền tươi thóc thật’, nghĩa là hầu như không dùng tiền mặt được ngân sách nhà nước cấp để mua nợ xấu, mà chỉ mua… trên giấy.

Bản báo cáo của Ngân hàng nhà nước vào tháng Tám năm 2018 vẫn ‘phát huy thắng lợi’ đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3% của thời thống đốc cũ là Nguyễn Văn Bình, trong đó liệt kê chủ yếu công trạng của VAMC khi đã ‘xử lý’ được vài trăm ngàn tỷ đồng nợ xấu và lời trấn an của một số chuyên gia nhà nước về ‘nợ xấu vẫn trong tầm kiểm soát và chưa có gì đáng lo’.

Nhưng thực tế đã trái ngược với báo cáo đậm chất tuyên giáo một chiều của Ngân hàng nhà nước. Vào năm 2018, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đối mặt với tình trạng chung là quy mô nợ xấu đang tăng lên đáng kể bởi nợ xấu cũ dồn tích lại đến nay và nợ xấu mới phát sinh do tăng trưởng cho vay chứng khoán và bất động sản, khiến số dư nợ xấu tăng cao và có tới 12/17 ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu tăng so với cuối năm trước. Thống kê số liệu từ báo cáo tài chính của 15 ngân hàng niêm yết cho thấy tổng nợ xấu tăng 9,8% về quy mô so với thời điểm đầu năm.

Đặc biệt, tổng số nợ nhóm 5, tức nợ có khả năng mất vốn, tăng đến 17,9%, chiếm 54% tổng dư nợ, tăng gần 2 phần trăm so với hồi đầu năm 2018. Ở nhóm các ngân hàng niêm yết, VPBank hiện là ngân hàng có tỉ lệ nợ xấu cao, chiếm gần 4,07% trên tổng cho vay, trong khi cùng kỳ năm ngoái ở mức gần 3,4%.

Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB), tỉ lệ nợ xấu chiếm đến 6,48% tổng dư nợ, với quy mô 897 tỉ đồng. Với ở một ngân hàng có quy mô nhỏ như SCB, quy mô nợ xấu này về tuyệt đối cũng không lớn trên thị trường, nhưng lại quá cao về tỉ lệ tuyệt đối.

Diễn biến cũng tương tự ở các ngân hàng Techcombank, SHB, ACB…

Trong số hàng chục ngân hàng hoặc hơn thế đang vướng vòng ‘lao lý nợ xấu’, có những cái tên mà từ năm 2016 đến nay đã bị không ít dư luận cho rằng có thể rơi vào cảnh phá sản vào một ngày đẹp trời nào đó, sau những cái tên đi tiên phong là Ngân hàng Xây Dựng, Ngân hàng Đại Dương và Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu.

Ba ngân hàng tiên phong trên đều đã có thủ lĩnh bị ‘trảm’ với mức án từ vài chục năm đến chung thân và tử hình. Nhưng cho dù đã được thống đốc thời trước là Nguyễn Văn Bình đặc cách ‘mua ngân hàng với giá 0 đồng’ mà về thực chất là Ngân hàng nhà nước bỏ ra một khoản tiền lớn (lấy từ ngân sách – tiền đóng thuế của dân) để trám vào cái lỗ hổng kinh khiếp làm ăn thua lỗ và tham nhũng tại ba ngân hàng này, cho tới nay cả Xây Dựng, Đại Dương và Dầu khí Toàn Cầu đều không thể tự xử lý được nợ xấu, mà nợ xấu đã tăng vượt mặt tổng vốn điều lệ, khiến nguy cơ một sớm một chiều phải phá sản là thấy rõ.

Và cũng cần chú ý là tỷ lệ nợ xấu của nhiều ngân hàng thương mại hiện thời – tuy vượt trên ngưỡng 3% nhưng vẫn chỉ ở mức 5 – 6%, tức chỉ là ‘nợ xấu nội bảng’, theo một thuật ngữ đặc thù của ngành tài chính Việt Nam. Trong thực tế, số nợ xấu này chưa tính đến phần nợ xấu mà ngân hàng đã ‘bán’ cho VAMC, tức bán trên giấy tờ, cũng vào khoảng 3-6% nữa.

‘Vũ điệu nhảy múa’ Dũng – Bình

Chẳng phải tự nhiên hay không có cơ sở mà ngay vào năm 2011, tức chỉ hai tháng trước khi Nguyễn Văn Bình trở thành thống đốc của Ngân hàng nhà nước, một cơ quan xếp hạng tín dụng có uy tín trên thế giới là Fitch Ratings đã nêu ra tỉ lệ nợ xấu của Việt Nam là 13%, gấp bốn lần số báo cáo của Ngân hàng nhà nước cùng thời điểm.

Đến đầu năm 2014, một tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế khác là Moody’s đột ngột công bố tỉ lệ nợ xấu của Việt Nam lên đến 15%. Công bố này được phổ biến rộng rãi trên truyền thông thế giới và càng làm cho chính phủ Việt Nam khổ sở trên con đường minh bạch hóa chưa bỏ được thói bưng bít và bất nhất thông tin.

Về mặt triết học biện chứng của chủ nghĩa cộng sản, những con số nợ xấu từ thời Thống đốc Nguyễn Văn Bình đến Thống đốc Lê Minh Hưng nêu ra là cực kỳ bất nhất và không thể tin được. Nếu vào cuối năm 2014 khi tình hình nguy ngập, lần đầu tiên Thống đốc Bình mới chịu công khai số nợ xấu là 500.000 tỷ, trong khi vào thời điểm năm 2013 Ngân hàng nhà nước chỉ công bố “láo” con số nợ xấu vào khoảng 150.000 tỷ đồng, thì con số nợ xấu mà đời lãnh đạo sau của ông Bình phải ‘đổ vỏ’ đã có thể lên đến 1,2 triệu tỷ đồng.

Vũ điệu nhảy múa số liệu nợ xấu của Ngân hàng nhà nước đã biến diễn đầy ma mị kể từ khi chính phủ mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được thành lập vào tháng Tám năm 2011. Từ đó đến nay, thống kê sơ bộ cho thấy đã có ít nhất 15 lần tỉ lệ nợ xấu được Ngân hàng nhà nước cho “khiêu vũ,” với độ biến thiên từ 3% đến 17%.

VAMC ‘xử lý nợ xấu’ bằng cách nào?

Khoảng thời gian 2014 – 2015 cũng mang một đặc thù chính trị nổi bật không thua gì nợ xấu bất khả thu hồi: ê kíp thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng và thống đốc ngân hàng khi đó là Nguyễn Văn Bình – chuẩn bị cho cuộc chạy đua đến đại hội 12 của đảng cầm quyền – đã khởi tạo một chiến dịch cưỡng ép nợ xấu về dưới 3% tổng dư nợ cho vay.

Cưỡng ép bằng cách nào?

Vào năm 2014, Thống đốc Bình đã phát ra một sáng kiến là chỉ đạo cho VAMC gửi đến 500 bộ hồ sơ chào bán nợ xấu Việt Nam cho các tổ chức tài chính nước ngoài. Thế nhưng từ đó đến nay vẫn không có bất kỳ hồi âm chính thức nào từ các ‘đối tác tiềm năng’ về tư thế sẵn sàng ôm lại núi nợ xấu ấy, vô hình trung cũng làm tan hoang phong cách tuyên giáo ‘các đối tác nước ngoài phải xếp hàng để được mua nợ xấu của VAMC’.

Thay cho các ‘đối tác nước ngoài’, chính các ngân hàng thương mại trong nước đã nhận được mệnh lệnh từ Ngân hàng nhà nước phải bán nợ xấu cho VAMC… trên giấy. Cho đến gần đây, tổng số nợ xấu được bán như thế là khoảng từ 250.000 – 300.000 tỷ đồng, đủ để VAMC lập báo cáo thành tích đầy ấn tượng, còn lãnh đạo Ngân hàng nhà nước thì báo cáo ra các kỳ họp quốc hội là đã giảm được đến 600.000 tỷ đồng nợ xấu.

Ngay từ lúc đầu thành lập, VAMC đã được ngân sách nhà nước cấp 2.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền này chỉ như muối bỏ biển so với số nợ xấu lên đến khoảng 1,2 triệu tỷ đồng vào thời gian đó. Hơn nữa, VAMC cũng không hề dùng tiền thực để mua nợ xấu vào thời gian đó, mà bị cho rằng đã dùng toàn bộ 2.000 tỷ đồng này để gửi ngân hàng lấy lãi, như một cách chiếm dụng ngân sách nhà nước.

Nhưng trong thực tế, cứ thực nghiệm bản thành tích của VAMC chỉ xử lý được vài ba phần trăm số nợ xấu mua lại từ các ngân hàng thương mại, sẽ thấy triển vọng để khoảng một phần ba khối tổ chức tín dụng “một đi không trở lại” là rất cao trong vài năm tới.

Nợ mới chồng nợ cũ

Đến nay, các phương án “xử lý nợ xấu” của Ngân hàng nhà nước vẫn hoàn toàn bế tắc. Toàn bộ mục tiêu “giảm nợ xấu về 3%” vẫn chỉ nằm trên giấy tờ mà không có một chút gì thực chất – theo nhiều chuyên gia phản biện.

Hiển nhiên, việc các ngân hàng thương mại không thể giải quyết được nợ xấu đã khiến Ngân hàng nhà nước không thu được nợ và dĩ nhiên không thể bù đắp cho bầu sữa ngân sách đã bị các nhóm lợi ích xâu xé gần như cạn kiệt.

Tình trạng nợ xấu tiếp tục dấn sâu vào vùng nguy hiểm đang là hiện tượng tiếp biến mà rất có thể sẽ làm cho nền kinh tế Việt Nam lao vào vùng phá sản trong ít năm tới – không khác mấy trường hợp của Argentina trong hai lần vào năm 2001 và năm 2014.

Cho dù có tính toán một cách ‘thành tích’ nhất là cho đến nay các ngân hàng thương mại đã xử lý được khoảng 300.000 tỷ đồng ‘nợ xấu nội bảng’, thì vẫn còn đến khoảng 900.000 tỷ đồng nợ xấu treo trong hệ thống ngân hàng và trong bảng kế toán thuần giấy của VAMC mà không biết bán lại cho ai.

Thậm chí, tỷ lệ nợ xấu đang tăng mạnh một cách không thể cưỡng lại, bắt nguồn từ con sóng đầu cơ bất động sản ở Sài Gòn và nhiều tỉnh thành ở Việt Nam vào hai năm 2017 và 2018. Trong năm 2017, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ‘nóng’ đã lên đến 37%, cao gấp đôi mức tăng trưởng tín dụng bình quân là 18%, mà rất có thể số tín dụng này đã được tuồn cho giới đầu cơ bất động sản, tái hiện quy trình tín dụng – nợ – nợ xấu hậu giai đoạn giá bất động tăng gấp ba lần vào năm 2007.

Không thể khác hơn, bóng ma phá sản đang hiện hình từng ngày là đáp số đích đáng nhất cho báo cáo “GDP Việt Nam tăng hơn 6%” của giới lãnh đạo trơn tuột trong cái nội các chính phủ đã trôi hơn nửa hết khóa, đang và sẽ đẩy nền kinh tế cùng xã hội Việt Nam vào một cơn khủng hoảng vô phương tránh thoát.

Nguồn: Bauxite Việt Nam

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.