Tuổi trẻ Mỹ lãnh đạo cuộc chiến chống bạo lực súng đạn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thứ Bảy 24/3/2018 đã đánh dấu một ngày lịch sử tại Mỹ. Hàng triệu triệu người đã cùng với các nhà lãnh đạo trẻ tuổi – chưa quá ngưỡng trung học – xuống đường để tranh đấu cho quyền được sống an toàn mà không bị súng đạn đe dọa. Đây là điều mà các thế hệ đi trước đã thất bại khi không thực hiện được các đạo luật kiểm soát súng đạn chặt chẽ, nhất là những loại súng tự động, khiến chúng được bán tràn lan và rơi vào tay những thành phần nguy hiểm, đưa đến nhiều cuộc tàn sát tập thể tại Mỹ. Theo thống kê chính thức, trung bình mỗi ngày có 96 người Mỹ thiệt mạng vì súng đạn.

Hơn 800 cuộc biểu tình đã nổ ra khắp Hoa Kỳ và thế giới để ủng hộ việc làm này của các em. Nhóm khởi động phong trào là các nạn nhân thoát chết từ vụ xả súng tại trường trung học Marjory Stoneman Douglas ở Parkland, Florida hôm 14/2/2018 – đúng vào ngày lễ Tình Yêu, làm thiệt mạng 14 học sinh và 3 giáo chức. Kể từ biến cố đau thương này, các em đã đứng lên biến đau thương thành hành động.

Hình ảnh thanh thiếu niên và những người ủng hộ xuống đường ở thủ đô Washington hôm thứ Bảy 24-3-2018. Ảnh: AP Photo/Jose Luis Magana

Cuộc biểu tình tại Thủ đô Washington D.C. đã thu hút được một biển người ước tính khoảng 800,000 tham dự viên gồm cả các bậc phụ huynh, giáo chức, các nhân vật nổi tiếng và các giới chức chính phủ đồng tình với nhu cầu thắt chặt kiểm soát vũ khí.

Các lãnh đạo trẻ đại diện cho phong trào “March for Our Lives” (Tuần Hành vì Sinh Mạng của Chúng Ta) từ nhiều tiểu bang khác nhau đã lần lượt lên khán đài phát biểu – có em chỉ mới 11 tuổi, đa số chưa tới tuổi đi bầu (18 tuổi), và trẻ nhất là cô bé 9 tuổi cháu nội của nhà đấu tranh dân quyền nổi tiếng Martin Luther King, Jr. Đặc biệt, diễn đàn chỉ dành cho các nhà hoạt động trẻ tuổi này; không một người lớn nào được mời phát biểu.

Tư cách chững chạc, tự tin và cương quyết, các em đã ghi đậm dấu ấn lịch sử qua những lời phát biểu đầy ý nghĩa, nhiệt huyết và xúc động:

  • Enough is enough – Đã quá đủ! Silence no more – Không im lặng nữa!
  • Fight for your lives – Hãy chiến đấu vì mạng sống của bạn!
  • Vote them out – Hãy bỏ phiếu truất phế họ!
  • We are the change – Chúng ta là sự thay đổi!
  • Take NRA contributions off politics – Gạt tiền NRA ra khỏi chính trị!
  • Our ballots will stop bullets – Lá phiếu của chúng ta sẽ chặn đứng súng đạn

Emma Gonzalez: Em đã đọc tên của những nạn nhân, sau đó cùng đám đông giữ im lặng hơn sáu phút, khoảng thời gian mà tay súng đã hạ sát các học sinh. Nước mắt em chảy dài trên khuôn mặt đau thương trong giây phút tưởng niệm, khiến cử tọa hàng ngàn người đã khóc theo.

David Hogg: “Nếu bạn lắng nghe thật kỹ, bạn có thể nghe thấy những người nắm quyền đang run rẩy. Chúng ta sẽ đem tinh thần này tới mỗi một cuộc bầu cử, mỗi một tiểu bang và mỗi một thành phố. Chúng ta sẽ bảo đảm rằng những người giỏi nhất được đắc cử không phải là các chính trị gia mà là người dân Mỹ. Hãy đặt quyền lợi của đất nước Mỹ lên trên quyền lợi của NRA. Chúng ta sẽ và chúng ta có thể đem đến sự thay đổi.”

Cháu nội của nhà tranh đấu nổi tiếng Martin Luther King Jr. (trái) chia sẻ tại buổi Tuần Hành vì Sinh Mạng của Chúng Ta tại Washington, D.C. hôm 24-3-2018. Ảnh: Mandel Ngan/AFP/Getty Images

Yolanda Renee King, 9 tuổi: “Em là cháu nội của Martin Luther King và Lorretta Scott King. Ông em đã có một giấc mơ là 4 người con của ông sẽ không bị phán xét bởi mầu da mà bởi chính tư cách của họ. Em cũng có một giấc mơ, đó là ‘đã quá đủ!’, và thế giới này phải là một thế giới không có súng đạn. Chấm hết.”

Yolanda cũng đã yêu cầu mọi người hô vang theo em 3 lần: “Hãy loan tải thông điệp, hãy nói cho mọi người nghe, khắp đất nước, chúng ta sẽ là một thế hệ tuyệt vời!”

Delaney Tarr: “Chúng tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho những người bạn đã chết của mình. Hãy cấm tất cả vũ khí chiến tranh trừ quân đội.”

Ryan Deitsch: “Chúng ta đã ngừng chạy núp (đạn). Chúng ta đã chấm dứt sống trong nơm nớp lo sợ. Đây là điểm khởi đầu cho việc chấm dứt những điều này. Từ nay, chúng ta sẽ chiến đấu.”

Christopher Underwood, 11 tuổi: “Em đã mất người anh lớn và cũng là người bạn thân nhất khi anh bị bắn chết năm 2012, đúng 2 tuần trước sinh nhật thứ 15. Đau thương này đã cho em sự can đảm để trở thành một tiếng nói tranh đấu cho thế hệ của em.”

Matthew Soto: “Chúng ta không thể đợi người khác giúp chúng ta an toàn mà phải tự làm lấy việc này. Hỡi các bạn của tôi, đây là lúc chúng ta phải đứng lên. Hãy ghi danh đi bầu. Đem quyền lực tới nơi bỏ phiếu. Hãy tham gia và đem lại những thay đổi trong cộng đồng chúng ta – dù thay đổi nhỏ đến đâu đi chăng nữa vẫn là thay đổi.”

Matt Post: “Nền chính trị của đất nước chúng ta đang bệnh hoạn mất linh hồn, nhưng cần phải biết rằng, chính chúng ta là liều thuốc trị bệnh. Việc thay đổi không dễ dàng. Sự vô đạo đức, những kẻ cản trở và tòng phạm đang sắp hàng để ngăn cản con đường tiến của chúng ta. Cần can đảm để sửa đổi những tệ hại này. Phải có ý chí.”

Cameron Kasky: “Các nhà chính trị phải đại diện cho người dân, bằng không hãy từ nhiệm. Không đứng về phía người dân thì hãy coi chừng, các cử tri đang tới gần.”

Các nghĩa cử

Nhiều tiệm ăn trong vùng đã ủng hộ người biểu tình bằng cách tặng thức ăn, nước uống hoặc giảm giá. Các ca nghệ sĩ nổi danh đã có mặt và góp phần bằng những bản nhạc ý nghĩa. Phi hành gia Mark Kelly và vợ là nữ Dân biểu Gabrielle Giffords, người từng bị bắn suýt chết, đã có mặt để ủng hộ tinh thần các nhà hoạt động trẻ tuổi. Ông Kelly cũng đã yêu cầu chủ nhân đội football New England Patriots là ông Robert Kraft giúp các em, kể cả gia đình các nạn nhân tại Florida, di chuyển tới WDC bằng máy bay riêng của đội banh.

Nhiều bậc phụ huynh đã chia sẻ niềm hãnh diện khi thấy con em mình đã tạo được những chuyển động lịch sử trong tư duy xã hội về vấn đề gia tăng kiểm soát vũ khí, và hy vọng là chính các em sẽ giúp đem lại những đạo luật thiết thực để xã hội được an toàn mà nhiều thế hệ người lớn đã không làm được.

Hiện đã có nhiều đại công ty đáp ứng lời kêu gọi của các nhà hoạt động trẻ tuổi tẩy chay Hiệp hội Súng trường NRA – tổ chức đã bỏ ra hàng chục triệu để vận động hành lang cũng như đóng góp cho các chiến dịch tranh cử nhằm chống việc kiểm soát súng đạn. Các em cũng kêu gọi các chính trị gia không nhận tiền của NRA, vận động cử tri ghi danh đi bầu và dồn phiếu cho những ứng viên ủng hộ kiểm soát súng đạn.

Các em là hiện thân của các nhà lãnh đạo Mỹ tương lai đầy năng lực, lý tưởng, khôn ngoan và đạo đức, yêu đất nước, yêu hòa bình và điều thiện, không phân biệt chủng tộc, không vị kỷ, thừa can đảm và ý chí lẫn đảm lược và tinh thần trách nhiệm … vì các em đã rút ra được những bài học từ chính những trải nghiệm hay/dở, tốt/xấu của đất nước, của các thế hệ đi trước và của chính mình. Các em là nguồn hy vọng và tương lai của đất nước này.

Trần Diệu Chân
27/3/2018

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.