Tuyên bố chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn ác, vô nhân đạo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhân Ngày Quốc tế Hỗ trợ các nạn nhân bị tra tấn (International Day in Support of Torture Victims, ngày 26/6)
Công ước chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc tên đầy đủ là Công ước chống Tra tấn và Trừng phạt hoặc Đối xử tàn ác, vô nhân đạo (United Nations Convention against Torture and Other Cruel, Inhuman or Degrading Treatment or Punishment), được Đại Hội đồng LHQ thông qua ngày 10.12.1984, có hiệu lực từ ngày 26/6/1987. Và ngày 28/11/2014, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước chống tra tấn trên.

Nhưng trong các cuộc biểu tình phản đối Luật Đặc khu, Luật An ninh mạng từ ngày 10/6/2018 trên toàn quốc, đặc biệt ngày 17/6/2018 tại TPHCM hàng trăm người dân đi tham quan thành phố, người đi dạo mát, người ngồi uống cà phê, người đi lễ nhà thờ ra, người đang đứng chụp hình, nhà báo, người dạo đường sách… đã bị lực lượng côn đồ xông vào giằng điện thoại, đánh đập, bắt quẳng lên xe trước sự chứng kiến của công an (có sắc phục), khách quốc tế, người đi đường. Và sau đó CA đã chỉ huy đưa những người bị bắt vô cớ nói trên về một trại tạm giam dã chiến tại vườn hoa Tao Đàn, Q1, Sài Gòn tra tấn, đánh đập dã man, chửi bới hạ nhục nhân phẩm nạn nhân. Nhiều công dân đã bị đánh bị thương như: chị Đinh Thị Thu Thủy ở Hậu Giang; chị Võ Thị Tuyết Lệ ở Q.Bình Chánh, TPHCM; vợ chồng anh Vũ Tiến Chi-Phạm Thị Uyên Thy ở TP Bảo Lộc, Lâm Đồng; nhà báo Nguyễn Nam Dương ở Tây Ninh; anh Nguyễn Phong (chồng nhà báo Lê Bảo Nhi) ở Q.Thủ Đức, TPHCM… trong đó có trường hợp hai vợ chồng Trịnh Văn Toàn-Nguyễn Thanh Loan cùng bị đánh dã man, anh Trịnh Toàn bị đánh đến ngất xỉu phải đi cấp cứu ở bệnh viện Sài Gòn (ngày 17/6/2018 Tao Đàn bị nhiều người phẫn nộ đổi tên thành Tao Đập).

Giữa ban ngày, ngay tại một thành phố lớn nhất nước như TPHCM người dân vô tội bị bắt, bị tra tấn, bị đánh đập công khai, vô tội vạ trước sự quan sát, chứng kiến của khách quốc tế là điều không thể chấp nhận được. Một thời kỳ Trung cổ man rợ đang diễn ra giữa thời đại 4.0.

Đất nước Việt Nam đang hô hào xây dựng chính phủ kiến tạo, hô hào khởi nghiệp, hòa nhập với thế giới văn minh… thì sự vi phạm nhân quyền kể trên đang đi ngược lại tất cả. Sẽ không có sự văn minh phát triển nào tìm đến quốc gia của chúng ta, ngoài kẻ thù đang xâm lược biển đảo của Việt Nam, kẻ đang thực hiện âm mưu làm suy yếu nước Việt Nam để hoàn thành mục tiêu nô dịch toàn bộ đất nước ta.

Vì những lẽ trên, chúng tôi gửi đến nhà cầm quyền Việt Nam và TPHCM sự phản đối gay gắt nhất. Yêu cầu nhà cầm quyền phải khởi tố, điều tra, xét xử những kẻ ra lệnh và trực tiếp đánh bắt, tra tấn, đánh đập, hạ nhục người dân vô tội, đặc biệt là những nạn nhân bị đánh, bắt trái pháp luật trong những ngày 10/6/2018 đến ngày 17/6/2018 ở TPHCM và các tỉnh thành khác. Phải chữa trị, bồi thường và xin lỗi những nạn nhân bị bắt, bị tra tấn, đánh đập, hạ nhục nói trên.

Nhân danh tình thương và lẽ phải chúng tôi phản đối mọi hành động đánh bắt, giam giữ người trái pháp luật, phản đối mọi hành động tra tấn, đánh đập, hạ nhục đồng bào, và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải nghiêm chỉnh thực thi Công ước chống tra tấn được Đại Hội đồng LHQ thông qua ngày 10.12.1984, có hiệu lực từ ngày 26/6/1987, đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam biểu quyết phê chuẩn thực hiện từ ngày 28/11/2014.

Sài Gòn, 26/6/2018
CÂU LẠC BỘ LÊ HIẾU ĐẰNG

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ đến căn cứ Darwin của Úc ngày 04/04/2012. Ảnh minh họa: Reuters/ Bộ Quốc phòng Úc

Mỹ củng cố căn cứ miền bắc Úc làm tiền đồn hướng ra Biển Đông

Quân đội Mỹ đang xây dựng cơ sở hạ tầng ở miền bắc nước Úc nhằm giúp họ triển khai lực lượng ở Biển Đông nếu xảy ra khủng hoảng với Trung Quốc. Thông tin được hãng tin Anh Reuters đăng ngày 26/07/2024 sau khi nghiên cứu nhiều tài liệu và phỏng vấn một số quan chức quốc phòng Mỹ và Úc.

Dựa vào kết quả phân tích các văn bản đấu thầu, hãng tin Anh cho biết nhiều công trình được Mỹ âm thầm xây dựng tại hai căn cứ này để hỗ trợ máy bay ném bom B-52, chiến đấu cơ tàng hình F-22, máy bay tiếp nhiên liệu.

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.