Tuyệt thực trong tù để làm gì?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Có bao giờ bạn tự hỏi, các Tù Nhân Lương Tâm đã chọn sự phản kháng ở trong tù bằng tuyệt thực để làm gì, và vì sao lại có chuyện tuyệt thực?

Tuyệt thực đã có trong lịch sử của loài người từ rất lâu, thậm chí hình thức này đã nằm trong ghi chép của luật pháp Ireland cổ xưa. Nếu ai đó nhận ra điều sai trái của bạn và tự mình nhịn đói đến chết trước cửa nhà bạn, đó là một món nợ danh dự và công lý suốt cuộc đời mà bạn phải gánh.

Tuyệt thực trong việc phản kháng, bất tuân dân sự thường bị các chế độ độc tài hay cộng sản bóp méo là một hình thái như “nằm vạ”, nhưng thực chất các cuộc “nằm vạ” đó cao quý ở chỗ là các yêu cầu của người tuyệt thực thường nhắm đến một quyền lợi chung của cộng đồng, hay công bằng xã hội. Tuyệt thực được giáo sư Sharman Apt Russell, tác giả của Hunger: An Unnatural History (tạm dịch Nhịn đói: Một lịch sử bất thường) dẫn ra với những ví dụ đáng kính trọng, và thành quả của nó đã thúc đẩy nền văn minh và nhân ái của con người.

Một trong những người tuyệt thực đầu tiên được ghi vào sử sách đầu thế kỷ 20, là trường hợp của bà Marion Wallace-Dunlop (1864-1942). Là người đấu tranh cho nữ quyền và yêu cầu cho phái nữ phải được quyền bỏ phiếu bầu như nam giới, bị bắt giam, bà đã từ chối các bữa ăn. Khi bác sĩ trong trại giam đến yêu cầu bà dùng đến các phần ăn, bà đã tuyên bố “Ăn, là một quyền tự quyết của tôi”. Bà đã được trả tự do khỏi nhà tù Holloway sau 91 giờ tuyệt thực.

Hiện nay, lực lượng công an CS đã biến chất, nó không còn bảo vệ an toàn cho nhân dân như ý nghĩa mà nó đã tự nhận lâu nay, mà ngày nay nó sẵn sàng thâu nạp côn đồ gây tội ác thay nó, nó sẵn sàng hóa trang thành côn đồ để trả thù dân, nó sẵn sàng tiếp tay cho buôn lậu, tiếp tay cho bọn buôn ma túy, sẵn sàng giết người nếu nạn nhân không chịu nhận tội nó tự ghép v.v. nghĩa là nó còn làm cho xã hội bất an hơn. Đổi lại, công an phải bảo vệ chế độ bằng mọi giá, dùng những thủ đoạn tàn độc nhất, làm những gì ác nhất để cho Điều 4 được “vững bền”.

Hiện nay nhà tù CS không coi những kẻ giết người ngoài xã hội là thành phần nguy hiểm, mà họ xem những người lên tiếng đòi đảng Cộng Sản từ bỏ độc tài lãnh đạo là thành phần nguy hiểm nhất. Người dân biết đòi lại sự tốt đẹp cho đất nước, biết đòi lại sự giàu có cho thế hệ tương lai, biết đòi CSVN chấm dứt nô lệ Bắc Kinh để đất nước trường tồn lại bị đảng xem là tội phạm nguy hiểm nhất. Trên thế giới, những nước tiến bộ người ta dùng nhà tù để tước bỏ quyền tự do của công dân nhằm răn đe, giáo dục và cách ly tội phạm với xã hội thôi. Nhưng với nhà tù CS thì khác, họ xem đây nơi trả thù người yêu nước.

Thực ra tù nhân lương tâm (tức tù chính trị) là những người yêu nước, dám nói lên sự thật để bảo vệ công lý và họ đã bị nhóm cầm quyền u muội gán ghép những tội trạng với mục tiêu duy nhất là để khủng bố. Phía sau những song sắt, khi không còn ai quan sát, những trò tiểu nhân nhất được áp dụng nhằm khủng bố tinh thần tù nhân. Mục đích là làm suy kiệt thể xác tù nhân để trả thù và để duy trì quyền lực độc tôn của lãnh đạo.

Trong quá khứ, anh Huỳnh Anh Trí bị nhà tù CS làm cho lây nhiễm HIV, và đến giai đoạn cuối họ trả anh về gia đình nhằm phủi bỏ trách nhiệm. Những điều kiện sinh hoạt tối thiểu cho tù nhân, nhà tù tùy tiện cắt bỏ để tra tấn nạn nhân, và quan trọng hơn nó bào mòn nhanh sức khỏe và cướp dần tuổi thọ của những tù nhân lẽ ra là vô tội này. Nhà báo Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải, anh Trần Huỳnh Duy Thức, v.v. đều đã phải dùng đến mạng sống để đòi yêu sách – tức họ phải tuyệt thực. Chuyện này đã làm cho dư luận xã hội lên án bao lâu nay, nhưng nhà tù này vẫn vậy, vẫn giữ nguyên thủ đoạn tước đoạt sức khỏe, tước đoạt tuổi thọ tù nhân như vậy.

Hôm 26 tháng Năm vừa qua có 4 người Tù Nhân Lương Tâm gồm Nguyễn Bắc Truyển, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Thái Bình, Lê Đức Động tuyệt thực từ ngày 13 tháng Năm, để phản đối vụ kỷ luật Nguyễn Văn Hóa không minh bạch và vi phạm pháp luật. Tiếp tục hôm nay ông Trương Minh Đức đang phải tuyệt thực ở Trại giam số 6, huyện Thanh Chương, Nghệ An. Ông đã tuyệt thực 10 ngày để đòi hỏi nhà tù phải cấp quạt điện cho mình. Không có gì ác bằng dưới cái nóng đến 40 độ C mà không có quạt. Phải nói rằng, đây là hình thức trả thù rất dơ bẩn và rất man rợ trong thời đại văn minh này.

Trong môi trường bị bưng bít như các trại giam ở Việt Nam, mọi thông tin liên lạc từ ngoài vào trong và trong ra ngoài đều bị cán bộ kiểm soát chặt chẽ, những người bị đối xử bất công sau khi làm đơn theo đúng qui định của pháp luật mà không hề được đếm xỉa gì tới đành phải sử dụng phương thế cuối cùng là lấy mạng sống ra để đòi hỏi cho được những quyền lợi căn bản dù rằng họ đang phải ở trong nhà tù.

Ở bên ngoài trại giam, chúng ta có thể có nhiều phương tiện để có thể đấu tranh dưới nhiều hình thức; nhưng ở trong tù, người tù không có vũ khí nào khác ngoài bản thân của mình. Trong đó, ta có thể viết đơn thư khiếu nại… vẫn không có ai giải quyết, và cũng không có thể liên lạc với ai bên ngoài. Cho nên khi đối diện với những bất công trong nhà tù mà người tù muốn đấu tranh thì vũ khí tốt nhất và có thể cao nhất của người tù là chính mạng sống của mình bằng phương pháp tuyệt thực.

Khi bị dồn đến đường cùng trong trại giam, những tù nhân lương tâm phải nghĩ đến biện pháp sử dụng mạng sống của mình để chiến đấu và đòi hỏi những quyền lợi căn bản. Tuy nhiên, có mấy ai thành công như trường hợp của hai ông Cù Huy Hà Vũ và Nguyễn Văn Hải vừa qua. Tự thân người tù phải cương quyết, vững vàng; và rồi sự lên tiếng đấu tranh mạnh mẽ của người thân và công luận bên ngoài cho thấy là một yếu tố quan trọng giúp họ thành công khi quyết định lấy mạng sống mình để đấu tranh – đó là phương pháp tuyệt thực.

Hầu hết những người đấu tranh bằng tuyệt thực muốn sử dụng mạng sống của mình như một cam kết sẵn sàng trả giá cho đổi thay. Tuyệt thực không có nghĩa là người tranh đấu muốn kết cục là cái chết, nhưng họ sẵn sàng chấp nhận cái chết, như một cột mốc để chính quyền xét lại tư cách cầm quyền của mình, trước sự giám sát và phẫn nộ của nhân dân.

Việc tuyệt thực trong lao tù cũng vẫn hay xảy ra. Bởi trong trại giam, khó có hình thức nào biểu tình được, ngoài tuyệt thực. Trong tù, chính phủ chính xác là nơi phải chịu trách nhiệm cho cuộc sống của tù nhân, nếu tù nhân chết, lời kết án sẽ nhắm vào chính phủ từ người dân cũng như các quốc gia khác đang có thông tin theo dõi về tình trạng trên.

Để xây dựng sự độc tôn, bảo vệ sự phá hoại của các lãnh đạo mà đảng Cộng Sản đã ra thủ đoạn trả thù tù nhân lương tâm. Napoleon đã nói: “thế giới phải chìm đắm trong đau khổ không phải vì tội ác cuả những kẻ xấu, mà vì những sự yên lặng cuả những người tốt”. Mong mọi người cùng nhau để lên tiếng cứu lấy một con người. Một tiếng nói rất dễ nhưng có thể cứu được một mạng người. Mong rằng xã hội đừng thờ ơ. Xin mọi người đừng tiếc một tiếng nói để đánh động xã hội nhằm ngăn tội ác mà tập đoàn lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam đang thực hiện sau song sắt nhà tù.

Diễm Quỳnh

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.