Ủy Ban Cosunam hội kiến với Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ, trao bản Phúc Trình về Vi Phạm Nhân Quyền của CSVN năm 2019

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào ngày 29 tháng Năm, 2019, ông Rolin Wavre, Chủ Tịch Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam  (Cosunam), Dân Biểu Thị Xã Genève, và ông Nguyễn Tăng Lũy, Tổng Thư Ký Cosunam đã đến thủ đô Berne của Thuỵ Sĩ để trao Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ một bản phúc trình về các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam do Cosunam và 9 tổ chức phi chính phủ soạn thảo, với sự hỗ trợ  của Đảng Việt Tân.

Theo thông tin từ Ủy Ban Cosunam thì bản phúc trình nầy dày hơn 750 trang bao gồm hơn 500 trường hợp công an bạo hành dẫn đến tử vong và thương tích nghiêm trọng đối với người bị giam giữ từ năm 2007 đến 2019. Bản phúc trình nêu những trường hợp cụ thể về việc công an CSVN tra tấn, sát hại thường dân và 2 vụ bắt cóc xuyên quốc gia do CSVN chủ mưu và thực hiện với đầy đủ tên tuổi nạn nhân, nhân chứng và thủ phạm đàn áp nhân quyền.

DB Rolin Wavre, Chủ Tịch Cosunam và ông Nguyễn Tăng Lũy, Tổng Thư Ký Cosunam trước dinh thự Bộ Ngoại Giao Thuỵ Sĩ tại Berne.

Bản phúc trình mang tên “HR Violation Petition Report On Police Brutality In Murders, Tortures & Kidnaps Against Common Civilians From 2007 To 2019 In Vietnam” do 9 NGOs bao gồm Comité Suisse-Vietnam COSUNAM, Bundesverband Der Vietnamesischen Flüchtlinge In Der Bundesrepublik Deutschland e.V., Associatie Van Vietnamese Vluchtelingen in Nederland (AVVN), Vietnamese American Women’s Association (VAWA), Hoi Den Hung Foundation, Radio Tieng Nuoc Toi (TNT Radio Houston), Civil Rights Movement, Catholic Brotherhood Youth Association và Viet Tan Friendship Association soạn thảo. Tài liệu nêu ra đầy đủ chứng cớ, nhân chứng và thủ phạm theo đúng tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc – UN Istanbul Protocol. Hơn 150 tướng tá Công An CSVN và các viên chức CSVN tại trung ương và cấp tỉnh, thành phố đã trực tiếp hoặc ra lịnh giết gần 500 thường dân vô tội bên trong đồn công an đều có đầy đủ tên tuổi và hình ảnh trong bản phúc trình trao cho Bộ Ngoại Giao Thuỵ Sĩ trong cuộc hội kiến nầy.

Đặc biệt là Đại Tướng công an Tô Lâm và Trung Tướng công an Đường Minh Hưng là hai người chỉ huy bắt cóc xuyên quốc gia tại Cộng Hòa Liên Bang Đức hồi năm 2017, cũng có tên trong bản phúc trình nầy.

Theo thông báo của ông Rolin Wavre, cuộc hội đàm với Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ đã kéo dài 1 giờ 15 phút. Theo yêu cầu của đại diện Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ, phái đoàn đã trình bày những điểm cần Thụy Sĩ và Cộng Đồng Quốc Tế quan tâm bao gồm: việc nhà cầm quyền bắt bớ người dân vô cớ, công an bạo hành, tra tấn tàn bạo tù nhân, những phiên tòa trá hình, việc sách nhiễu luật sư, sách nhiễu các blogger,…

Phái đoàn đã trao ấn bản nói trên dưới dạng giấy và điện tử cho Bộ Ngoại Giao Thụy Sĩ. Phái đoàn cho biết tất cả các kết luận của Uỷ Ban CCPR (Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị) ngày 28 tháng Ba, 2019 đều rất có giá trị và thực tiễn, và cần được đại diện Thụy Sĩ khai dụng trong tiến trình đối thoại nhân quyền với nhà cầm quyền CSVN.

Từ trái sang phải: DB Rolin Wavre; viên chức BNG Thuỵ Sĩ; ông Nguyễn Tăng Lũy; ông Pascal Hubatka, phụ trách nhân quyền của vụ Giám Đốc Chính Trị.

Sau buổi hội đàm phái đoàn hai bên đã chụp hình lưu niệm trước khi kết thúc.

Được biết tập tài liệu nói trên cũng đã được Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn tại Hoà Lan đệ trình lên Bộ Ngoại Giao Hòa Lan vào ngày 25 tháng Tư, 2019 vừa qua.

Nguyễn Tăng Lũy tường thuật từ Genève.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.