Ủy Ban Luật Gia Quốc Tế phản đối phiên tòa phúc thẩm – đòi thả Ls. Lê Quốc Quân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 18 tháng 2, 2014

Ủy Ban Luật Gia Quốc Tế (ICJ – International Commission of Jurists) lên án phán quyết của Toà Án Tối Cao tại Hà Nội duy trì mức án 30 tháng tù đối với luật sư và nhà tranh đấu nhân quyền Lê Quốc Quân.

ICJ kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam tức khắc trả tự do cho Ls. Lê Quốc Quân.

Ông Sam Zarifi, Giám Đốc Khu Vực Á Châu Thái Bình Dương của ICJ, phát biểu là “Phán quyết của Toà Phúc Thẩm là điều đáng tiếc tuy không ngạc nhiên. ICJ đã liên tục phê phán tình trạng thiếu độc lập của các toà án tại Việt Nam. Đây là một vụ án chính trị và chính phủ Việt Nam lại một lần nữa sử dụng hệ thống toà án để trừng phạt một tiếng nói đối lập quan trọng.

Phiên xử phúc thẩm kéo dài 4 tiếng đồng hồ, và Toà đã tuyên bố y án đối với Ls Lê Quốc Quân nửa giờ đồng hồ sau đó.

Ls Lê Quốc Quân đã bị cấm hành nghề luật sư vì đã chỉ trích việc vi phạm nhân quyền của chính phủ và vào ngày 2/10/2013 đã bị kết án với tội danh trốn thuế theo Điều 161 của Luật Hình Sự. ICJ đã lên án việc kết tội Ls Quân và nêu rõ việc Ls Quân đã không được xét xử công bằng.

Tòa Phúc Thẩm đã duy trì bản án đối với Ls Quân với thời gian tính từ ngày Ls Quân bị bắt là 27/12/2012. Toà Phúc Thẩm cũng duy trì phán quyết của Toà Án Nhân Dân Hà Nội là công ty của Ls Quân phải trả khoản tiền phạt là 645 triệu đồng Việt Nam (khoảng 30.000 Mỹ kim) và khoản tiền phạt 1,3 tỉ đồng VN (khoảng 60.000 Mỹ kim) là số tiền thuế được nói là chưa thanh toán.

Ls Quân đã tuyệt thực để phản đối bản án của mình kể từ ngày 1/2/2014. Ông rất yếu đến độ không đứng vững trong phiên tòa.

Ông Zarifi nói: “Phiên xử Ls. Lê Quốc Quân đầy khiếm khuyết, đã vi phạm quyền được xét xử bởi một toà án độc lập, vô tư, và tiến trình xử phúc thẩm cũng không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế của một phiên toà công bằng dựa trên Công Ước Quốc Tế về Quyền Chính Trị và Dân Sự mà Việt Nam đã ký”.

Dân chúng đã bị ngăn cản không cho vào tham dự phiên xử ngày hôm nay và chỉ có vợ, mẹ và các luật sư của Ls Quân được phép vào trong toà.

Ls Quân cũng không được phép tiếp xúc các luật sư của mình trong những ngày trước phiên xử. Các luật sư đã tìm cách tiếp xúc với Ls Quân trong tù ít nhất hai lần trong tuần trước những đều bị ngăn cản không cho gặp.

Các luật sư của Ls Quân cũng xác nhận với ICJ rằng Ls Quân đã không được gặp và liên lạc với các luật sư của mình ngay sau khi bị Toà Án Nhân Dân Hà Nội tuyên án và đã phải tự làm đơn kháng án.

Trong tiến trình soạn thảo đơn kháng án, Ls Quân bị ngăn cản không được truy cập mọi tài liệu pháp lý liên quan đến vụ án của mình. Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã nhấn mạnh việc tất cả những người bị kết tội như Ls Quân phải được cung cấp bản sao dưới dạng viết quyết định của toà với đầy đủ lý do toà kết án cùng với những tài liệu khác như các biên bản để họ có thể thực thi hiệu quả quyền kháng án của mình.

Theo luật Việt Nam, các luật sư của những người bị kết án không được quyền thay mặt thân chủ của mình nộp đơn kháng án. Chỉ sau khi đơn kháng án đã được nộp và chấp thuận bởi toà phúc thẩm thì người bị kết án mới được phép chọn luật sư biện hộ cho mình. Các luật sư được chọn sẽ chỉ được công nhận và được phép thụ lý hồ sơ sau khi được toà chấp thuận và cấp “chứng chỉ luật sư biện hộ” hoặc “chứng chỉ biện hộ”. Những Nguyên Tắc Căn Bản về Vai Trò của Luật Sư của Liên Hiệp Quốc ấn định là không một toà án nào được quyền từ chối luật sư quyền hiện diện trước toà để bào chữa cho thân chủ của mình, trừ khi luật sư đó đã bị mất quyền theo luật của quốc gia sở tại.

Ông Zarifi nói: “Các toà án Việt Nam vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế theo đó các luật sư phải được phép trợ giúp thân chủ của mình trong việc soạn thảo đơn kháng án”.

Theo Điều 248(3) của Luật Tố Tụng Hình Sự của Việt Nam thì Ls Quân không có quyền kháng án quyết định của Toà Phúc Thẩm, theo đó quyết định của toà phúc thẩm là chung quyết và có hiệu lực kể từ khi được tuyên. Tuy nhiên, được biết là các luật sư của Ls Lê Quốc Quân đang nghĩ đến việc kháng cáo liên quan đến tiến trình tố tụng của vụ án.

Nguồn: International Commission of Jurists

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.