Về cáo trạng của nhà cầm quyền CSVN đối với 17 thanh niên Công Giáo và các nhà hoạt động xã hội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 10.6 kb

VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG
Email: lienlac@viettan.org – Web: www.viettan.org
Blog: dangviettan.wordpress.com

****

Thông Cáo Báo Chí

 
Về cáo trạng của nhà cầm quyền CSVN
đối với 17 thanh niên Công Giáo và các nhà hoạt động xã hội

Sau khi bị bắt cóc và giam giữ phi pháp suốt từ tháng 7/2011 đến nay, gia đình của17 thanh niên Công Giáo và các nhà hoạt động xã hội vừa nhận được bản cáo trạng truy tố họ tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Luật Hình Sự CSVN.

Bản cáo trạng này không khác gì những văn bản cáo buộc các nhà dân chủ và hoạt động xã hội từng bị nhà cầm quyền CSVN coi là thù địch trước đây. Toàn bộ khối dữ kiện liệt kê là sự quy chụp, cố tình pha trộn một vài chi tiết thật với vô số các dữ kiện ngụy tạo hoặc phóng đại. Mục tiêu vẫn là để thổi phồng khả năng rình rập và trấn áp của công an, cũng như để hù dọa quảng đại quần chúng.

Tuy nhiên, ngay cả với tất cả khối chi tiết ngụy tạo đó, nhà cầm quyền CSVN vẫn không có căn bản gì để buộc tội 17 nhà hoạt động xã hội đang bị giam cầm. Những cái gọi là “hoạt động phạm tội” trong cáo trạng chỉ bao gồm những việc thuộc các quyền tự do căn bản của con người như tham dự một số lớp học của Đảng Việt Tân về Đấu Tranh Bất Bạo Động, Kỹ Năng Lãnh Đạo, An Toàn Vi Tính; có một số chuyến đi ra nước ngoài; và hoạt động giúp người, giúp đời theo hướng phát triển Xã Hội Dân Sự. Và phi lý hơn nữa, những cái gọi là “tang chứng phạm tội” trong cáo trạng là những máy điện thoại, máy chụp hình, và máy vi tính thông thường.

Trước bản cáo trạng đầy tính ngụy tạo, vu cáo, và phi lý này, Đảng Việt Tân:

  • Lên án nhà cầm quyền CSVN đang trắng trợn chà đạp các quyền căn bản của 17 thanh niên Công Giáo và các nhà hoạt động xã hội bị nêu tên.
  • Thách thức nhà cầm quyền CSVN đưa ra những bằng chứng nào cho thấy những hành động của 17 người này đã vi phạm bất kỳ điều gì trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị, mà chính chế độ đã long trọng ký kết tôn trọng.
  • Khẳng định phương pháp Đấu Tranh Bất Bạo Động là cách cải thiện xã hội hữu hiệu của quảng đại quần chúng mà không gây ra những thiệt hại sinh mạng, tài sản. Đây là xu hướng tạo đổi thay một cách văn minh và nhân bản của cả nhân loại ngày nay. Chỉ những chế độ độc tài mới sợ hãi và cố gắng chận đứng việc quảng bá kiến thức Đấu Tranh Bất Bạo Động đến nhân dân.
  • Bày tỏ lòng cảm phục đối với 17 nhà hoạt động xã hội đầy can đảm và tình người đang chấp nhận một phần cái giá hy sinh cho một tương lai tốt đẹp cho tất cả.

Toàn thể đảng viên Đảng Việt Tân quyết tâm sát cánh cùng gia đình, bạn hữu đấu tranh cho 17 thanh niên Công Giáo và các nhà hoạt động xã hội này; tiếp tục nỗ lực quảng bá kiến thức Đấu Tranh Bất Bạo Động đến những ai đang ước muốn đổi thay xã hội; và sẵn sàng chung vai, chia sẻ gánh nặng với mọi người Việt yêu nước trong việc tiến hành các nỗ lực đổi thay cho đất nước.

Ngày 5 tháng 12 năm 2012
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845

Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài – Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ – Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước

PDF - 92.5 kb
VT_TCBC_20121205

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.