Về Chuyến Đi Mỹ Của Nguyễn Minh Triết

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 32 kb
Nguyễn Minh Triết

Sau nhiều sự đồn đãi quanh việc Cộng sản Việt Nam có thể huỷ bỏ chuyến viếng thăm Mỹ do một tờ Nhật báo tại Singapore loan tải, Hà Nội đã chính thức thông báo là ông Nguyễn Minh Triết và một phái đoàn hùng hậu của đảng Cộng sản Việt Nam sẽ viếng thăm Hoa Kỳ trong 5 ngày từ ngày 19 đến 23 tháng 6. Trước khi công bố lịch trình chuyến viếng thăm này, ông Nguyễn Minh Triết cũng vừa hoàn tất chuyến viếng thăm Trung Quốc, trong 4 ngày, từ ngày 15 đến 18 tháng 5 vừa qua. Tuy nhiên về phía Hoa Kỳ, trước khi lên đường dự Hội nghị Thượng Đỉnh G8 tại Đức vào trưa ngày mồng 4 tháng 6, Tổng Thống Bush và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng chưa chính thức công bố thư mời và lịch trình đón tiếp. Rõ ràng là chuyến đi Mỹ của ông Triết có nhiều điều trắc trở, không thuận buồm xuôi gió như chuyến đi Mỹ của ông Phan Văn Khải vào tháng 6, 2005. Theo tin tức thì ông Lê Văn Bàng, Thứ trưởng ngoại giao của Hà Nội, đang có mặt tại Hoa Thịnh Đốn nhằm thảo luận và sắp xếp với phía Hoa Kỳ về lịch trình và nghi thức đón tiếp Nguyễn Minh Triết; nhưng vì hai phía chưa có đồng thuận về nghi thức đón tiếp và nội dung thảo luận nên Hoa Kỳ chưa công bố chăng?

JPEG - 74.8 kb
Biểu tình trước Tòa Nhà Trắng chống Phan Văn Khải đến Hoa Kỳ, năm 2005.

Hai năm trước đây, Phan Văn Khải đã đến Hoa Kỳ và được coi là người đầu tiên đại diện cho hàng ngũ lãnh đạo cao cấp nhất của đảng Cộng sản Việt Nam viếng thăm nước Mỹ sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975. Chuyến đi của ông Khải vào lúc đó – trên bề mặt là để vận động đầu tư và tìm sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ cho việc gia nhập WTO – nhưng bên trong là để tạo một dấu ấn cho thành phần tư bản đỏ thân Mỹ có điều kiện bành trướng các ảnh hưởng trong đảng cũng như dọn đường cho khuynh hướng đẩy mạnh cải cách kinh tế tiến gần hơn với Hoa Kỳ hầu giảm bớt những áp lực của Trung Quốc. Chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Minh Triết lần này – ngoài những vận động đầu tư và mở rộng thị trường xuất cảng sang Mỹ – nhóm lãnh đạo mới gồm bộ ba Nguyễn Minh Triết – Nguyễn Tấn Dũng – Trương Tấn Sang muốn tạo một quan hệ mới với Hoa Thịnh Đốn trên các mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao… để thay đổi thời kỳ mà những quan hệ có khá nhiều sự chi phối của nhóm thân Trung Quốc ở trong đảng. Có thể nói là sau Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X vào tháng 4 năm 2006, quyền lực chi phối của nhóm thân Trung Quốc đang bị suy yếu – nhóm thân Mỹ, đặc biệt là thành phần tư bản đỏ ở miền Nam đã chiếm nhiều vị trí then chốt trong Trung ương đảng nên đang cố mở rộng các đối thoại để đi gần hơn với Hoa Kỳ.

Sự phát sinh hai xu hướng thân Mỹ và Trung Quốc xuất phát từ các quan điểm khác nhau về mức độ cải cách kinh tế, đồng thời đến từ sự nhận thức không giống nhau về sự khống chế của Bắc Kinh trong nội bộ lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, do quán tính sợ làm mất lòng Bắc Kinh vốn có từ lâu trong nội bộ đảng nên nhóm thân Trung Quốc đã tìm mọi cách khuynh loát và tạo ra những lực cản để gây khó khăn cho phe thân Mỹ trong quá trình thảo luận với Hoa Thịnh Đốn. Một trong những khó khăn là vấn đề giải quyết các áp lực của Hoa Kỳ về mặt nhân quyền và dân chủ mà phía Hà Nội đã có những đối phó lúng túng. Vụ ông Phạm Gia Khiêm, ủy viên bộ chính trị, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao đã hứa với Ngoại trưởng Hoa Kỳ là sẽ cứu xét thả ông Nguyễn Vũ Bình trong chuyến gặp gỡ hồi đầu tháng 3 năm nay, thế nhưng cho đến nay lời hứa này đã không những không thực hiện mà ngược lại Hà Nội lại gia tăng các cuộc đàn áp, bắt giữ các nhà đối kháng tại Hà Nội và Sài Gòn, tạo một sự phẫn nộ trong dư luận. Chính những phiên tòa xét xử Linh Mục Nguyễn Văn Lý và các nhà lãnh đạo đảng Thăng Tiến, hay là các phiên tòa xét xử Luật sư Lê Thị Công Nhân, Luật sư Nguyễn Văn Đài, … đã không chỉ làm cho công luận thế giới lên án mà ngay chính trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là những cán bộ phụ trách đối ngoại rất bất bình.

JPEG - 4.9 kb
CSCN có thể sẽ phóng thích Nguyễn Vũ Bình và Luật sư Lê Quốc Quân, trước Nguyễn Minh Triết sang Hoa Kỳ.

Chính trong bối cảnh nói trên, chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Minh Triết đang gặp rất nhiều áp xuất trong nội bộ đảng và dư luận Hoa Kỳ. Về phía dư luận Hoa Kỳ, những đàn áp các nhà đối kháng gần đây của Hà Nội sẽ là đề tài được nêu ra trong mọi cuộc trao đổi giữa ông Triết với Tổng Thống Bush và một số chính giới Hoa Kỳ. Sự kiện Tổng thống Bush gặp gỡ bốn nhà lãnh đạo của bốn tổ chức đấu tranh người Việt Nam hôm 29 tháng 5, và nhất là xuyên qua bài phát biểu trong buổi gặp gỡ các nhà đấu tranh cho dân chủ thuộc 17 quốc gia tại Cộng Hòa Tiệp vào ngày 5 tháng 6, cho thấy là chính quyền Hoa Kỳ đang có sự quan tâm đặc biệt về các phong trào dân chủ. Có lẽ đoán trước phần nào những áp lực này, Cộng sản Việt Nam đang bắn tiếng là sẽ phóng thích hai nhà đối kháng mà phía Hoa Kỳ đang quan tâm, đó là nhà báo Nguyễn Vũ Bình và Luật sư Lê Quốc Quân. Ông Nguyễn Vũ Bình đang ở trong tình trạng suy nhược vì mắc nhiều chứng bệnh nhưng lại không được chăm sóc đúng mức. Luật sư Lê Quốc Quân là một nghiên cứu sinh của Tổ Chức NED tại Hoa Kỳ và anh đã bị bắt ngay sau khi về lại Việt Nam.

Thật ra thì Hà Nội dù có chính thức phóng thích hai nhân vật nói trên – tuy có thể làm nhẹ phần nào những áp xuất đang đè nặng lên chuyến đi của ông Triết – nhưng về căn bản thì chưa có một dấu hiệu nào cho thấy là Hà Nội thực tâm trong việc tôn trọng nhân quyền và chấm dứt đàn áp những nhà dân chủ tại Việt Nam. Tuy nhiên, nếu ông Nguyễn Minh Triết không được Hoa Kỳ đón tiếp chu đáo như một vị ’quốc khách’ thì sẽ làm bất lợi cho nhóm thân Mỹ vì phe thân Trung Quốc có thêm lý cớ để khuynh loát trong nội bộ về chủ trương ’coi chừng Mỹ’ của họ. Chủ trương này không phải mới rao truyền trong nội bộ gần đây mà đã có từ lâu qua việc coi chừng chính sách ’diễn biến hòa bình’ của Mỹ; nhưng đã được làm sống lại khi Bắc Kinh đề nghị hai phía Việt Nam và Trung Quốc trở thành ’đối tác chiến lược’, nhân chuyến viếng thăm Việt Nam và dự Hội nghị APEC – 14 của ông Hồ Cẩm Đào vào tháng 11 năm 2006. Do đó, những diễn biến quanh chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Minh Triết sẽ có những tác động rất lớn lên hướng đi của hai nhóm thân Mỹ và thân Trung Quốc trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam về những cải cách của chế độ trong vài năm tới.

JPEG - 41 kb
Bộ ba Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng.

Nói tóm lại, chuyến thăm viếng Hoa Kỳ của ông Nguyễn Minh Triết không chỉ đơn thuần là thúc đẩy mối quan hệ đối ngoại hay mở rộng thương mại với Hoa Kỳ mà nhằm giúp cho thành phần tư bản đỏ phát triển khuynh hướng thân Mỹ trong nội bộ, đồng thời qua đó, giúp củng cố thế lực của bộ ba Nguyễn Minh Triết (Chủ tịch nước), Trương Tấn Sang (Thường Trực Ban Bí Thư), Nguyễn Tấn Dũng (Thủ tướng) trước những cản trở của nhóm thân Bắc Kinh.

Lý Thái Hùng
June 6 2007

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.