Về Sự Chống Đối Của Dân Làng Thọ Đà, Hà Nội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 5 kb
Dân xã Kim Nổ tấn công buổi lễ khởi công (hình vnexpress.net)

Sáng ngày 13 tháng 12 vừa qua, có gần 400 đồng bào ở xã Kim Nổ, thuộc Huyện Đông Anh, ngoại ô Hà Nội đã dùng gạch đá, bom xăng tấn công vào buổi lễ khởi công xây dựng khu giải trí, vui chơi trong thôn Thọ Đà. Theo tin tức thì cuộc xung đột đã kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ khiến cho gần 300 công an, công nhân và các giới chức cao cấp của chính quyền xã và công ty Noble Việt Nam phải chạy tán loạn, có đến 30 công an bị thương nặng và buổi lễ đã phải huỷ bỏ. Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra cuộc xung đột giữa dân làng Thọ Đà với các giới chức cộng sản mà đã từng xảy ra nhiều lần cách nay mười năm, khi Cộng sản Việt Nam trưng dụng 128 hecta đất trong làng Thọ Đà, thuộc xã Kim Nỗ để cho một công ty Đại Vũ (Daewoo) của Nam Hàn thuê để xây sân cù (golf). Có thể nói là cuộc xung đột giữa dân làng Thọ Đà với chính quyền sở tại đã là một ung nhọt trong lòng chế độ cộng sản, chỉ vì Hà Nội đã không bồi thường một cách thỏa đáng những ruộng đất của người dân đã bị nhà nuớc chiếm dụng hầu xây khu giải trí.

JPEG - 16.2 kb
Người dân xã Kim Nỗ chăm sóc vườn cây cảnh (hình vovnews)

Cuộc chống đối của dân làng Thọ Đà khởi đầu từ năm 1995, khi chính quyền huyện Đông Anh đã trưng dụng 128 Hecta đất gần xã Kim Nỗ để cho công ty Đại Vũ của Nam Hàn thuê hầu xây sân cù, nhưng đã không bồi thường một cách sòng phẳng. Vì thế mà vào cuối tháng 12 năm 1996, khi 300 công an được lệnh đến giải tỏa các chướng ngại vật mà nông dân đã rào để không cho các xe ủi đất, đến san bằng các thửa ruộng làm sân gof, thì cuộc hỗn chiến giữa dân làng Thọ Đà và công an lần đầu tiên đã xảy ra, kết quả có ba xe công an bị đốt cháy và hàng chục người bị thương. Sự kiện này làm rúng động Trung ương Đảng nên Đỗ Mười, lúc đó là Tổng Bí Thư đã ra lệnh cho công an rút lui, không được bắt bớ ai và chỉ thị cho cán bộ phải điều đình lại với nông dân.

Liên tiếp hai năm sau đó, chính quyền Hà Nội đã tìm mọi cách vuốt ve, dụ dỗ và hăm dọa để nông dân làng Thọ Đà đồng ý khoản tiền bồi hoàn, hầu nhượng đất cho công ty Đại Vũ của Nam Hàn có thể thi công xây dựng sân golf. Trong các cuộc thương thuyết, chính quyền Hà Nội đã đồng ý những đòi hỏi của nông dân và hứa sẽ giải quyết; nhưng đến ngày 13 tháng 10 năm 1998, tiền thì chính quyền không chịu trao đầy đủ cho nông dân mà lại huy động công an đến phá các chướng ngại do nông dân dựng lên. Hậu quả là cuộc xung đột giữa nông dân và công an bùng nổ lần thứ hai, khi hàng trăm nông dân dùng gậy, cuốc, xẽn, búa kể cả đất đá để đuổi công an ra khỏi ruộng. Cuộc hỗn chiến kéo dài 4 tiếng đồng hồ khiến cho 12 công an và cán bộ cộng sản bị trọng thưong trong đó có 5 cán bộ phải đưa cấp cúu vào bệnh viện. Trước tình trạng rắc rối nói trên công ty Đại Vũ của Nam Hàn đã bỏ cuộc và bãi bỏ các hợp đồng đầu tư xây dựng sân golf với nhà cầm quyền xã Kim Nỗ.

Giữa tháng 6 năm 2003, một công ty Thái Lan đã thay thế công ty Đại Vũ của Nam Hàn làm đối tác liên doanh với phía Việt Nam, dưới tên mới là công ty Noble – Việt Nam, trong việc xây dựng và kinh doanh khu giải trí tại làng Thọ Đà. Ngày 18 tháng 11 năm 2003, công ty Noble – Việt Nam đã chuyển gần 2,5 tỷ đồng cho Hội đồng giải phóng mặt bằng xã Kim Nỗ để chi trả các khoản tiền bồi thường cho nông dân làng Thọ Đà. Ngày 1 tháng 12 năm 2003, chính quyền huyện Đông Anh yêu cầu công ty Noble – Việt Nam hỗ trợ kinh phí xây dựng hạ tầng cơ sở cho xã Kim Nỗ và thôn Thọ Đà. Điều trớ trêu là nông dân đã không được hưởng đầy đủ các khoản tiền bồi thường, trong khi phần lớn các khoản tiền bồi thường cũng như kinh phí hỗ trợ xây dựng hạ tầng cơ sở đã bị cán bộ ăn chận. Đặc biệt là nông dân còn đòi công ty Noble phải trả 70% tiền lương thất nghiệp vì trước đây công ty Đại Vũ của Nam Hàn đã hứa là sẽ thuê 1 người trong mỗi gia đình bằng lòng giao đất trước hạn cho công ty, với mức lương là 400 ngàn đồng. Những đòi hỏi này đã bị công ty Noble và chính quyền Hà Nội bác bỏ vì cho là dự án chưa hoàn thành và chưa đi vào hoạt động nên chủ đầu tư chưa có thể tiếp nhận lao động để trả những khoản tiền thất nghiệp nói trên. Thay vào đó, Hà Nội hứa là sẽ để công ty Noble hỗ trợ thêm cho mỗi gia đình là 6 triệu đồng cũng như đầu tư thêm kinh phí làm đường, nhà văn hóa và nâng cấp trụ sở xã Kim Nỗ.

Cách giải quyết nói trên của chính quyền Hà Nội và công ty Noble cho thấy là họ chỉ tạo ra những khoản tiền để làm béo thêm cán bộ, trong khi những đòi hỏi bồi thường của người dân làng Thọ Đà nói riêng và trong toàn xã Kim Nỗ nói chung đã không giải quyết thỏa đáng. Hậu quả là đã xảy ra vụ xung đột lần thứ ba vào ngày 13 tháng 12 vừa qua như đã đề cập bên trên. Qua cuộc xung đột này, chúng ta có thể tạm rút ra ba điểm:

Thứ nhất là cuộc tranh chấp giữa dân làng Thọ Đà với nhà cầm quyền Hà Nội đã xảy ra gần 10 năm, từ năm 1996 cho đến nay, chỉ vì Hà Nội và các công ty khai thác sân golf ở đây, đã không giải quyết một cách thỏa đáng tiền bồi thuờng ruộng đất cho nông dân. Sự kiện này cho thấy là Cộng sản Việt Nam đã đứng về phía các công ty ngoại quốc hơn là phía quần chúng nông dân, một giai cấp mà đảng Cộng sản luôn luôn đề cao là lực lượng tiên phong của đảng. Qua sự kiện này, chắn chắn nông dân đã thấm thía những luận điều tuyên truyền đề cao nông dân của Hà Nội, trong khi thực tế thì đảng lại cấu kết với tài phiệt để cướp đất của nông dân, xây sân cù cho giới tư bản giải trí một cách phung phí, trên đời sống bần cùng và tăm tối của nông dân.

Thứ hai là dù Hà Nội có cố công giải quyết những đòi hỏi của nông dân, chắc chắn là không thể nào xoa dịu những sự phận hận của nông dân làng Thọ Đà. Lý do dễ hiểu là sự chống đối không chỉ đến từ yếu tố đòi bồi thường tài chánh, mà còn là do cung cách ứng xử quá vụng về của đảng Cộng sản, trong việc trả tiền bối thường lại cho người nông dân. Sự vụng về này không phải là phản ứng bình thường mà còn là sự chủ mưu của cán bộ để cố tình truất hữu ruộng đấy, vừa ăn chận tiền cứu giúp từ bên ngoài, để sống phè phỡn trên sự nghèo đói chung của cả nước. Suy từ chính sách giải quyết tại làng Thọ Đà, cho thấy là Cộng sản Việt Nam đã không thực sự quan tâm các đòi hỏi của nông dân và họ chỉ biết lo hỗ trợ các quyền lợi của những nhóm đầu tư ngoại quốc.

Thứ ba là sự chống đối liên tục của nông dân Thọ Đà trong 10 năm qua, đã phản ảnh mầm móng bất mãn của người dân trong xã hội Việt Nam hiện nay và có nhiều dấu hiệu để bộc phát bất cứ lúc nào. Sự kiện người dân đã dùng gạch đá, kể cả bom xăng để tấn công công an và cán bộ vừa rồi, rõ ràng là người dân đã không còn e sợ bạo lực đàn áp. Ngược lại kẻ đàn áp đã không dám hành xử bạo trước số đông nổi dậy của nông dân. Hình ảnh này chúng ta đã từng thấy xảy ra ở Nam Dương, ở Đông Âu khi đám đông quần chúng nổi dậy vào những ngày cuối của các chế độ độc tài.

Biết đâu biến cố Thọ Đà sẽ làm lan rộng những chống đối bất công của nông dân trên cả nước trong những ngày tháng tới, khi mà nội bộ của đảng Cộng sản Việt Nam đang phân liệt vì vụ án Tổng Cục Hai.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.