Vì sao ông Phạm Minh Chính công khai vụ khiển trách hai lãnh đạo tỉnh Tiền Giang, Kiên Giang?

Ông Phạm Minh Chính vừa khảo hạch lãnh đạo của hai tỉnh Tiền Giang và Kiên Giang về tình hình dịch Covid hôm 13/9/2021 và trình chiếu công khai trên TV nhằm đổ lỗi do địa phương thiếu kiểm soát, thi hành lơ mơ chỉ đạo của trung ương. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Theo dõi đoạn Youtube ngắn ngủi của VTV1 ghi lại một số nội dung chất vấn của Thủ Tướng Phạm Minh Chính với lãnh đạo của hai tỉnh Tiền Giang và Kiên Giang vào ngày 13 tháng Chín, với cách trả lời “ù ù , cạc cạc” về hiện tình Covid tại hai địa bàn này, khiến nhiều người thắc mắc: Tại sao CSVN lại cho công khai nội dung trả lời lúng túng của một số cán bộ địa phương và những “truy đuổi sát ván” của ông Phạm Minh Chính chưa hề có trước đây?

Từ xưa đến nay, những vụ gây ra sự bất nhất, lúng túng của trung ương lẫn địa phương đều được chế độ coi là “tối mật” nên cố bưng bít và giấu kín trong nội bộ để bảo vệ bộ mặt quyền lực cho cá nhân và chế độ. Sự giấu giếm ấy cũng nhằm mục đích cho người dân thấy đảng lãnh đạo không bao giờ sai và đoàn kết như một khối keo sơn. Chính hệ thống kiểm soát  độc quyền từ trung ương đến địa phương, những cán bộ thừa hành, dù là người đứng đầu hệ thống đảng như bí thư tỉnh, thành phố cho đến các quan chức trong bộ máy nhà nước đều chả có “kí lô” gì đối với những người chung quanh. Họ đều thuộc những phe nhóm ở trung ương có quyền lợi khác nhau và không bao giờ dám lấy quyết định riêng. Họ hoàn toàn tuân theo những chỉ đạo từ cấp cao hơn, trong tinh thần thường gọi là cả hệ thống chính trị vào cuộc trong mọi vấn đề và chính trị là thống soái.

Vì thế, khi ông Phạm Minh Chính cho công khai “truy bài” hai bí thư Kiên Giang và Tiền Giang là đã vượt qua quy luật trong hệ thống đảng: Không được bêu rếu cán bộ. Nhưng qua sự trả lời của hai  bí thư Tiền Giang và Kiên Giang đã tô đậm thêm mặt trái của hệ thống quyền lực đảng. Trên danh nghĩa các ông bí thư đứng cao nhất tỉnh, trên cả chủ tịch tỉnh nhưng nào biết gì đâu mà báo cáo trực tiếp với thủ tướng. Chẳng qua từ trước đến nay mọi chuyện đều do ban cán sự đảng sắp xếp, lo liệu tùy theo nhu cầu của tình hình chính trị. Ngay cả chuyện tăng giảm số ca dương tính hay số tử vong hàng ngày cũng thay đổi theo nhiệt độ của Bộ Chính Trị và nhu cầu Ban Tuyên Giáo Trung Ương. Giả sử một ngày nào đó tổng bí thư thắc mắc về các con số của Covid-19 thì thủ tướng làm sao trả bài thuộc, cũng phải mang tài liệu đàn em dọn sẵn ra đọc mà thôi.

Nhưng sở dĩ tại sao ông Chính lại chơi trò dí bài hai cán bộ cấp tỉnh như vừa qua vì trung ương  cũng như chính phủ muốn dùng sự ngu dốt của địa phương để đổ vấy trách nhiệm cho cấp dưới. Nói khác đi, ông Chính muốn người dân thấy một cách sai lệch rằng tình hình Covid trở nên tồi tệ là do địa phương thiếu kiểm soát và thi hành lơ mơ chỉ đạo của trung ương. Vụ cách chức chủ tịch ủy ban nhân dân TP.HCM Nguyễn Thành Phong vào cuối tháng Tám, 2021 là một ví dụ rõ ràng nhất về việc đem cán bộ đứng đầu ra tế thần, biện minh cho sự thất bại của cả hệ thống.

Nói tóm lại, buổi khảo hạch 2 bí thư tỉnh của ông Phạm Minh Chính chỉ là một kế hoạch cho dân xả-xú-bắp trước nỗi thất vọng về tình hình chống dịch tại thành phố HCM và các tỉnh phía Nam. Nó giải thích tại sao phải tiếp tục phong tỏa sau ngày 15/9 và đổ trách nhiệm này cho dàn cán bộ địa phương, một kiểu dân gian thường nói “lươn chê lịch ngắn.”

Đây cũng là dịp cho người dân Việt Nam thấy khi đụng chuyện quan trọng thì bộ máy cai trị của đảng CSVN cả trên lẫn dưới đều tệ hại như nhau.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.