Posts

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh trước khi bị bắt. Ảnh: FBNV/ RFA Edited

Hơn 200 người ký kiến nghị thư đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh

Nói việc “điều trị bệnh trầm cảm và bệnh ung thư cần có sự kết hợp giữa phác đồ điều trị của cơ sở y tế và liệu pháp tâm lý, trong đó liệu pháp tâm lý tốt nhất chính là tình yêu thương, sự chăm sóc của gia đình,” hàng trăm cá nhân trong và ngoài nước đề nghị các cơ quan chức năng của Hà Nội miễn trách nhiệm hình sự đối với nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thúy Hạnh.

Nông dân Đức mang xe máy cày chặn trước trụ sở đảng SPD (đảng của Thủ tướng Đức Olaf Scholz) để tỏ thái độ phản đối chính sách của chính phủ. Theo cảnh sát, họ đã lái khoảng 250 chiếc máy cày chặn trước trụ sở đảng SPD và Liên minh Greens. Ảnh: DPA/Christoph Soeder

Dân chủ chỉ đơn giản là được nói!

Mấy ngày nay theo dõi thông tin thời sự thấy người dân nước Đức biểu tình nhiều nơi và trên nhiều lĩnh vực. Nguyên nhân chính dẫn tới biểu tình là vì cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn, chi tiêu cá nhân bị cắt giảm do giá cả các mặt hàng tăng cao trong khi đó lương không được tăng.

Công đoàn Đường sắt cùng với Hiệp hội Nông dân đã kêu gọi một cuộc đình công lớn nhất kể từ khi đại dịch Covid bùng phát cho tới nay.

Một nông dân lái máy cày "cắm trại" tại phía bắc Paris, Pháp, ngày 29/01/2024. Ảnh: AFP - Sameer Al-Doumy

Pháp: Nông dân cắm trại chặn đường vào Paris chờ biện pháp mới

Hàng nghìn nông dân, chủ yếu từ các tỉnh quanh Paris, đã đặt chốt tại 8 điểm trên các đường cao tốc dẫn đến thủ đô Pháp, để tiếp tục gây sức ép với chính phủ cho đến khi Thủ tướng Gabriel Attal thông báo “những biện pháp mới” hôm nay 30/01/2024.

Tối hôm trước, đại diện hai nghiệp đoàn chính trong đợt biểu tình này là FNSEA và Nông dân Trẻ đã được thủ tướng tiếp tại điện Matignon (phủ thủ tướng) trong ba tiếng rưỡi.

Hội thảo tại Tòa nhà Rayburn, Quốc Hội Hoa Kỳ, 18/1/2024, đánh dấu 50 năm quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng, vận động Quốc Hội Hoa Kỳ hành động vì hòa bình, ổn định Ấn Độ - Thái Bình Dương

50 Năm Hoàng Sa: Vận động Quốc Hội Hoa Kỳ hành động vì hòa bình và ổn định ở Ấn Độ-Thái Bình Dương

Quốc Hội Hoa Kỳ có thể làm những gì để bảo đảm hòa bình và ổn định ở Ấn Độ-Thái Bình Dương? Đó là chủ đề của cuộc hội thảo ngày 18 tháng 1 năm 2024, tại Tòa nhà Rayburn, Quốc Hội Hoa Kỳ, đánh dấu 50 năm quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng.

Sự kiện được Việt Tân tổ chức với sự hỗ trợ của các dân biểu lưỡng đảng của Quốc Hội Hoa Kỳ nhằm trình bày những thách thức hiện nay ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và đưa ra các khuyến nghị cho Quốc Hội.

Nông dân Pháp phong tỏa đường cao tốc gần Agen (tây nam Pháp) ngày 27/01/2024. Ảnh: AP - Fred Scheiber

Pháp: Các nghiệp đoàn Nông dân thông báo “bao vây thủ đô Paris”

Trong thông cáo báo chí, các Nghiệp đoàn FNSEA và JA cho biết từ 2 giờ chiều ngày thứ Hai 29/1/2024, nông dân từ các vùng Aisne, Aube, Eure, Eure & Loir, Île-de-France, Marne, Nord, Oise, Pas -de-Calais, Seine & Marne, Seine-Maritime và Somme, thành viên của Nghiệp đoàn Nông Gia FNSEA và nghiệp đoàn Nông Dân Trẻ JA sẽ “bao vây thủ đô trong một khoảng thời gian không xác định.”

Bà Nguyễn Thúy Hạnh. Ảnh: Youtube Vận động ứng cử ĐBQH 2016

Kiến nghị của CLB Lê Hiếu Đằng: Yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả bà Nguyễn Thúy Hạnh về gia đình để trị bệnh

Sáng ngày 25/1/2024, bà Hạnh đã được tập thể bác sĩ của bệnh viện K Hà Nội hội chẩn, bà Hạnh bị ung thư cổ tử cung giai đoạn giữa và đã lên phác đồ điều trị bằng hoá trị và xạ trị.

Chúng tôi đề nghị nhà cầm quyền Việt Nam với tinh thần tôn trọng Nhân quyền và chính sách Nhân đạo, hãy giao trả bà Nguyễn Thúy Hạnh về gia đình để có điều kiện chăm sóc và điều trị tốt hơn.

Quang cảnh cuộc biểu tình trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực PCA tại Den Haag, Hòa Lan, 20/1/2024

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/1/2024

Đánh dấu 50 năm Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm bằng vũ lực, người Việt khắp nơi tại Âu Châu đã dành trọn ngày 20 tháng 1 năm 2024 để tham dự các sinh hoạt: Biểu tình, hội thảo và văn nghệ đấu tranh nhằm khẳng định quyết tâm tranh đấu giành lại biển đảo đã mất…

Cuộc biểu tình khai mạc vào lúc 2 giờ chiều, quy tụ gần 200 người Việt từ Pháp, Bỉ, Đức, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Sĩ… tụ tập tại Công trường Hòa Bình, trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ở Den Haag, Hòa Lan.

biểu tình ngay trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực, vào ngày 20/01/2024 nhằm đánh dấu 50 năm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm (19/1/1974 – 19/1/2024), lên án Trung Quốc cưỡng chiếm biển đảo Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam, giết hại ngư dân

Biểu tình trước Tòa Trọng Tài Thường Trực PCA chống TQ xâm chiếm biển đảo VN, giết hại ngư dân

Đáp lời kêu gọi của Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoà Lan, Gia Đình Quân Cán Chính VNCH tại Hoà Lan, Cơ sở Việt Tân tại Hoà Lan, đông đảo đồng bào Việt Nam đã tụ về thành phố Den Haag, Hoà Lan, để biểu tình ngay trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực, vào ngày 20/01/2024 nhằm đánh dấu 50 năm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm (19/1/1974 – 19/1/2024), lên án Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam, giết hại ngư dân.

Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Gerald E. Connolly (D-VA), Thành viên cao cấp Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Hoa Kỳ và là Chủ tịch Danh dự Nghị viện NATO. Ảnh: https://gerryconnolly.com/

Dân biểu Hoa Kỳ Gerald Connolly đánh dấu 50 năm Trung Quốc xâm chiếm và chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa

Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Gerald E. Connolly (D-VA), Thành viên cao cấp Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Hoa Kỳ và là Chủ tịch Danh dự Nghị viện NATO trong thư đề ngày 17/1/2024 cho biết, Ông cùng cử tri trong khu vực bầu cử ông đại diện tôn vinh ý nghĩa việc đánh dấu 50 năm Ngày Quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng. Dân biểu Connolly đồng thời ghi nhận nỗ lực của tổ chức Việt Tân trong việc thúc đẩy xã hội dân sự, hỗ trợ giới trẻ và nâng cao nhận thức về những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Xin giới thiệu đến quí vị và các bạn nguyên văn thư của DB Connolly, Đơn vị 11, Virginia.

Trại giam kỷ luật TNLT Trương Văn Dũng vì bị cho là “xúc phạm nhân phẩm cán bộ”

TNLT Trương Văn Dũng, người đang thụ án tù sáu năm tại Trại giam Gia Trung (tỉnh Gia Lai), bị kỷ luật không cho thăm gặp và nhận quà của gia đình trong một tháng, trong khi Tết Nguyên Đán đã cận kề.

Hôm 03/1, gia đình gửi quà qua đường bưu điện cho ông Dũng, trong đó có bức ảnh đồ họa của tổ chức Việt Tân thông báo trao giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng năm 2023 cho “nhà hoạt động nhân quyền Trương Văn Dũng.”

Khoảng một tuần sau đó bưu kiện tới nơi, quản giáo trại giam kiểm tra và từ chối để ông Dũng nhận tấm ảnh này thì xảy ra tranh cãi, thông tin trên được bạn tù Lưu Văn Vịnh kể cho gia đình biết trong cuộc gọi điện thoại về nhà gần đây.

Tòa án ở Sài Gòn. Ảnh minh họa: Aude Genet/AFP via Getty Images

Về ‘tính nhân văn’ của tòa án cộng sản

Trong một phiên tòa “lưu động” được dàn dựng cẩn thận vào tuần trước, tòa án tỉnh Đắk Lắk đã tuyên án 100 người Thượng về các tội “khủng bố chống chính quyền nhân dân,” “khủng bố,” “tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép” và “che giấu tội phạm.” Có 10 người bị kết án tù chung thân, năm người bị án 20 năm tù và 85 người còn lại bị phạt tù từ 9 tháng đến 19 năm…

Kết thúc phiên tòa hôm thứ Sáu tuần trước, báo chí của nhà nước Việt Nam đồng loạt đăng bài ca ngợi bản án của tòa Đắk Lắk là “nhân văn, đúng người, đúng tội.”

Giáo viên trường Chu Văn An, Hà Nội tham gia khóa đào tạo học trực tuyến, 14/2/2020. Ảnh: Reuters

Nhà giáo có cần thêm giấy chứng nhận nghề nghiệp khi đã có bằng sư phạm?

Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây đưa ý kiến quy định nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp.

Trao đổi với truyền thông trong nước, ông Vũ Minh Đức – Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo)… khẳng định, giấy chứng nhận nghề nghiệp sẽ được cấp theo hướng đơn giản, thuận lợi cho nhà giáo, không đòi hỏi hay phát sinh nhiều thủ tục, không thu phí.

…Một số nhà giáo cho rằng, việc cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp cho người đạt chuẩn nghề nghiệp nhà giáo là việc thừa thãi, vô lý.