Philippines và Đức cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng lâu dài

Bộ trưởng Quốc Phòng Đức Boris Pistorius (trái) và đồng nhiệm Philippines Gilberto Teodoro, Jr. tại Manila, Philippines, ngày 4/8/2024. Ảnh: AP - Joeal Calupitan
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 4/8/2024, Manila và Berlin đồng thuận nhanh chóng đúc kết một thỏa thuận hợp tác quốc phòng trong năm nay nhằm đối phó với các mối đe dọa an ninh. Hai nước cũng tuyên bố cùng bảo vệ trật tự khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương dựa trên luật pháp quốc tế.

Theo Reuters, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius và người đồng cấp Philippines Gilberto Teodoro đã cam kết thiết lập quan hệ lâu dài giữa lực lượng vũ trang hai nước, nhằm mở rộng đào tạo và trao đổi, tìm kiếm cơ hội mở rộng hợp tác quân sự và tham gia vào các dự án song phương.

Những tuyên bố này được đưa ra trong khuôn khổ chuyến thăm Manila đầu tiên của một bộ trưởng Quốc phòng Đức nhân kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Phát biểu tại cuộc họp báo chung với đồng nhiệm Đức, Bộ trưởng Gilberto Teodoro, giải thích Philippines đang tìm cách hiện đại hóa quân đội để tăng cường năng lực phòng thủ và do vậy, Đức được xem như là một nhà “cung cấp tiềm năng” cho việc phát triển các năng lực trên.

Cũng theo ông Teodoro, chương trình hợp tác bao gồm “các vấn đề chỉ huy và kiểm soát, chống tiếp cận trên không, phạm vi hàng hải, trên không và các loại trang thiết bị có thể được trang bị công nghệ cao.”

Nếu như lãnh đạo quốc phòng Philippines nhấn mạnh rằng Manila không khiêu khích Trung Quốc và không tìm kiếm chiến tranh, thì ông cũng không quên nhắc lại lập trường của Philippines rằng nguyên nhân duy nhất gây ra xung đột trên tuyến hàng hải trọng yếu là “nỗ lực bất hợp pháp và đơn phương của Trung Quốc nhằm chiếm đoạt hầu hết toàn bộ Biển Đông.”

Manila và Berlin thắt chặt quan hệ quân sự vào lúc căng thẳng bùng phát trong những tháng gần đây giữa Trung Quốc và Philippines. Hai nước cáo buộc lẫn nhau về các cuộc đụng độ tại những khu vực đang có tranh chấp ở Biển Đông.

Trung Quốc cũng bày tỏ quan ngại về mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa các thành viên của khối NATO và nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines, trong khi Hoa Kỳ và các đối tác mở rộng liên minh, quan hệ đối tác.

Minh Anh

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII. Ảnh: Truyền hình HTV

Trung ương 12 tiết lộ gì về nhân sự đại hội XIV?

Đặc biệt, sự im lặng đầy ẩn ý đối với Thủ tướng Phạm Minh Chính là một tín hiệu chính trị phức tạp. Không bị nêu tên, không bị kỷ luật – nhưng cũng không được xác nhận tái nhiệm. Điều này cho thấy ông đang bị cô lập và chờ thời điểm bị “rút lui” trong danh dự.

Hàng dưới từ trái: Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng cùng cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị cách hết tất cả các chức vụ cũ trong đảng; trong khi cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (hàng trên) bị khai trừ đảng

Phúc, Huệ, Thưởng, Khái bị cách hết các chức vụ trong đảng; Nguyễn Thị Kim Tiến bị khai trừ khỏi đảng

Như vậy là ba trong “tứ trụ” khóa 13 đều sai phạm, trừ Nguyễn Phú Trọng đã chết, các đối thủ chính trị ngáng đường Tô Lâm lên chức tổng bí thư đều chính thức bị hạ đo ván.

Dù bị cách hết các chức vụ trong đảng, nhưng Phúc, Thưởng, Huệ, Khái vẫn là đảng viên và buộc phải “ngoan,” không “ngoan” lại lôi ra truy tố.

Hai chiếc xe ôtô điện VinFast giữa dòng xe máy tại Hà Nội. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP

Đằng sau kế hoạch Hà Nội cấm xe xăng là lợi ích riêng của ông Phạm Nhật Vượng

Thực vậy, chính phủ và Hà Nội phối hợp khá nhịp nhàng. Chính phủ thì ra chỉ thị cấm xe xăng trong vành đai 1, Hà Nội thì ra chỉ thị sẽ tăng lệ phí trước bạ, lệ phí đăng ký, cấp biển số và giá trông giữ xe đối với xe xăng trong toàn địa bàn thành phố. VinFast của ông Vượng thì tổ chức chiến dịch đổi xe xăng lấy xe điện Vin trong cùng dịp này.

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12 hôm 19/7/2025. Ảnh: Dân Trí

Trung ương 12: Đại hội XIV của Tô Lâm đã khởi động

Sau Hội nghị Trung ương 12, đảng CSVN không còn là trung tâm quyền lực tập thể mà đã chuyển sang mô hình đơn cực duy nhất, nơi chính sách được hoạch định bởi ý chí của một cá nhân.

Giai đoạn tới có thể là chương đầu tiên của kỷ nguyên mới, nhưng kỷ nguyên mới ấy thuộc về ai, vì ai, và kéo dài bao lâu, đó vẫn là dấu hỏi lớn. Lịch sử, như ta đã biết, không phải là thứ có thể lập trình sẵn.