Posts

Gia đình chị H’Ê-Wa (đã đổi tên) chung chuyến vỏ lãi vượt biên với tác giả. Ảnh: FB Nguyen Anh Tuan

Tiếng thét

Nhưng vẫn còn biết bao người khác không muốn và đôi khi đơn giản là không thể rời đi. Tiếng súng hôm qua [rạng sáng ngày 11/6] nơi quê hương H’Ê-Wa có thể không giải quyết được gì vì bạo lực không bao giờ là giải pháp cho một xã hội văn minh, nhưng ít ra, nó là một tiếng thét.

Hồ thuỷ điện Sơn La lớn nhất Việt Nam bị cạn nước. Ảnh chụp báo Tuổi Trẻ

E ngại an ninh năng lượng đất nước có thể dần lệ thuộc Trung Quốc

Chúng ta đang tập trung quan tâm chủ quyền quốc gia cứng “an ninh lãnh thổ, biển đảo”, mà chưa thật sự để ý đến chủ quyền quốc gia mềm: An ninh năng lượng điện.

Một nhà nước thực sự yêu nước không chỉ chống ngoại xâm cứng lãnh thổ, biển đảo mà còn chống các cuộc xâm lăng trói buộc kinh tế, thương mại và đặc biệt cuộc xâm lăng trói buộc năng lượng.

Luật sư Ngô Anh Tuấn trong một lần tranh luận biện hộ cho thân chủ trước tòa trước đây. Ảnh: Internet

Tôi không thách thức, tôi chỉ cần sự công bằng

Sự việc xảy ra ngày 25/5 vừa qua, tôi cũng không có ý định làm lớn nhưng nhận thấy sự sai phạm của thẩm phán là rõ ràng nên tôi không thể ngồi im. Tôi không nghĩ rằng, cứ dựa vào tính chất “vụ án chính trị” mà người ta có quyền suy diễn rằng, có làm quá với luật sư hay bị cáo thì cũng không sao cả, điều này là hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt kiểm tra công tác dựng cột đường dây 500kV Bắc - Nam. Ảnh: EVN

Phân rã quyền lực để giải bài toán năng lượng quốc gia

Thanh tra EVN có thể giúp tìm ra một phần sự thật về hoạt động của EVN, biết được sự lỗ, lãi của EVN, cũng như câu trả lời về có tăng giá điện để bù lỗ cho EVN hay không?

Nhưng thanh tra EVN sẽ không đưa ra được lời giải cho các bài toán quan trọng như: Bao giờ thì không còn bị cắt điện? Bao giờ người mua được lựa chọn nhà cung ứng điện với giá thành hợp lý? Bao giờ thì hệ thống điện đáp ứng các tiêu chí môi trường?

Ảnh: FB Nguyễn Thông

Gót chân Asin

Chứ như mỗi năm chúng ra lệnh cấm đánh bắt hải sản trên vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của VN mà phe ta chỉ xúi mấy ông bà hội nghề cá rụt rè lên tiếng phản đối yếu ớt, không thấy ông bà cấp cao nào, kể từ bộ trưởng ngoại giao trở lên, dám mở miệng, thì rốt cục vẫn cái vòng luẩn quẩn “mi nói mi cứ nói, tau làm tau cứ làm.”

Tàu Xiang Yang Hong 10 (Hướng Dương Hồng 10) của Trung Quốc rời vùng biển Việt Nam hôm 5/6/2023. Ảnh: Twitter/RayPowell

Việt Nam nên cứu xét đứng đơn kiện đơn lẻ, bên cạnh kiện tập thể Trung Quốc về xâm phạm chủ quyền ra Tòa án quốc tế

Trước các sự kiện mà Trung Quốc bị cho liên tục có các hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam một cách có hệ thống, mà gần đây là đưa tàu nghiên cứu, được tháp tùng bằng nhiều tàu bè và lực lượng khác, vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền, quyền tài phán và thuộc vùng đặc quyền kinh tế, từ Sài Gòn, Luật gia Hoàng Việt, nhà quan sát an ninh Biển Đông và khu vực, nêu quan điểm riêng với Đài Á Châu Tự Do về biện pháp mà ông cho là khả thi và căn cơ để Việt Nam nay có thể cân nhắc đối phó.

EU nói sẽ tiếp tục giám sát tình hình nhân quyền Việt Nam. Ảnh chụp màn hình VOA

EU nói sẽ tiếp tục giám sát tình hình nhân quyền Việt Nam

Liên minh Châu Âu (EU) ngày 9/6 cho biết họ chia sẻ những lo ngại về tình hình nhân quyền của Việt Nam và sẽ tiếp tục giám sát những vi phạm nhân quyền tại nước này.

Các tổ chức quốc tế vận động cho nhân quyền trước đó đã hối thúc EU tăng áp lực hơn nữa với chính quyền Việt Nam để cải thiện nhân quyền sau một loạt những vụ bắt bớ và tuyên án tù dài hạn đối với các nhà hoạt động ôn hòa.

Cuộc sống người dân đảo lộn do mất điện. Ảnh: FB Nghệ An

Giải quyết “bài toán thiếu điện” của EVN như thế nào?

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), vừa tăng 3% giá điện bán lẻ từ tháng 5/2023 để bù khoản lỗ hàng chục ngàn tỷ đồng. Thế nhưng, một tháng sau, EVN lại cắt điện liên tục, có nơi không công bố trước, vịn lý do không  đủ nguồn cung, khiến các doanh nghiệp và người dân lâm vào cảnh “bị động.” Việc thanh tra về  hoạt động của EVN được người dân đồng tình, ủng hộ.

Đại tướng Phan Văn Giang (phải), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trao quyết định thăng quân hàm từ đại tá lên thiếu tướng và tặng hoa chúc mừng 'đồng chí' Phạm Bá Hiền. Ảnh: Bình Phước online

Ông Hiền là ai mà lên lon thiếu tướng?

Điều ngạc nhiên, thậm chí rất ngạc nhiên: Tại sao một người có nhiều vi phạm gian dối kinh tế trong 20 năm qua lại vẫn được ai đó tin dùng thăng quan tiến chức tư lệnh cả một binh đoàn với 12.000 người và được thăng cả hàm thiếu tướng như vậy?

Các báo cáo viên LHQ yêu cầu phía Việt Nam cung cấp thông tin về các chứng cứ dẫn đến việc điều tra hình sự đối với LS Đặng Đình Mạnh. Ảnh chụp màn hình VOA

Chuyên gia LHQ yêu cầu VN giải trình việc điều tra Luật sư Đặng Đình Mạnh

Các chuyên gia nhân quyền của LHQ vừa gửi thư yêu cầu chính phủ Việt Nam giải trình liên quan đến cuộc điều tra hình sự “lợi dụng quyền tự do dân chủ” nhắm vào luật sư bảo vệ nhân quyền Đặng Đình Mạnh.

Các báo cáo viên yêu cầu chính quyền Việt Nam cung cấp thông tin chi tiết về các chứng cứ dẫn đến việc điều tra hình sự đối với ông Mạnh và giải trình xem những điều này phù hợp ra sao với các nghĩa vụ của Việt Nam theo các điều khoản của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.

Tiệc mừng lên lon tướng được tổ chức tại biệt phủ ở Hà Tĩnh của tân Thiếu Tướng Quân đội nhân dân Phạm Bá Hiền. Ảnh trên mạng

Biệt phủ ở Hà Tĩnh của viên tân thiếu tướng*

Những biệt phủ, những biệt thự sang trọng của các lãnh đạo liên tiếp mọc lên. Những đồng tiền thu được, hàng ngày vẫn được xài như giấy. Hố sâu giàu nghèo càng lúc càng lớn, bất công càng ngày càng nhiều. Và từ đó dân mất lòng tin.

Chứng cớ sờ sờ ra đấy, chẳng cần thanh tra, điều tra cũng có kết quả. Sao những ngôi nhà vẫn lừng lững giữa trời như những mũi dao đâm vào ngực dân đen, như cái gai trong mắt những người khốn khổ.