Việt Nam 2023 với “khủng hoảng kép”

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa buộc phải "thôi chức" ngay trước Tết
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

1. Khủng hoảng chính trị

Năm Nhâm Dần khép lại ghi dấu ấn vai trò độc tôn của “người đốt lò vĩ đại” Nguyễn Phú Trọng trên sân khấu chính trị Việt Nam với kỷ lục vô tiền khoáng hậu: Một năm triệu tập 3 lần hội nghị trung ương bất thường, phế truất chủ tịch nước, hai phó thủ tướng và hàng loạt bộ trưởng, bí thư, chủ tịch các tỉnh thành…

Năm mới, người ta thấy ông Trọng đọc thư chúc Tết Quí Mão, thay cho bà Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân – người mà như truyền thống từ thời ông Hồ tới nay lẽ ra là người đọc thư chúc Tết. Phải chăng, ông Trọng ngầm tái khẳng định vai trò thống trị “một đít hai ghế” trên chính trường, cũng như việc đặt ai ngồi đâu, kể cả vị trí tứ trụ, đều do một tay ông cả? Vì thế, cái truyền thống từ thời ông Hồ đã bị ông Trọng vứt bỏ, không một chút áy náy.

Ông Trọng đã thành công tuyệt đỉnh và hành xử giống một lãnh chúa tuy có vẻ rất “nhân văn, nhân ái, nhân nghĩa, nhân tình” như lời ông ta tự khen.

Nhưng đối nghịch với thành công đó, nền kinh tế cũng như uy tín chính trị Việt Nam trên trường quốc tế phải đối diện với một thực tế khá tệ hại.

Giới chức Hà Nội huênh hoang với con số tăng trưởng 8,01% GDP năm 2022. Trong khi thị trường bất động sản (BĐS), tài chính, ngân hàng, chứng khoán… đã thực sự “toang,” để lại “khối u” nợ khổng lồ cho một nền kinh tế đã suy kiệt bởi tham nhũng và 2 năm dịch bệnh.

Hàng triệu người lao động mất việc và thất nghiệp những tháng cuối năm. Chưa bao giờ, người lao động ở các tỉnh phía Nam phải chứng kiến một cái Tết ảm đạm và tủi phận như thế. Giới buôn bán tiểu thương, kinh doanh cũng chịu chung tình cảnh ế ẩm đến đau lòng.

Những chùm pháo hoa đẹp và lời chúc năm mới của ông Trọng không làm nguôi đi cơn cồn cào của những cái dạ dày xẹp lép, những đứa trẻ không có quần áo mới.

Cuộc khủng hoảng thị trường tài chính và bê bối lừa đảo với qui mô nhà nước sẽ kéo sụp nền kinh tế trong bối cảnh suy thoái toàn cầu. Bên cạnh đó, Hà Nội đang đánh mất thiện chí của Liên minh Âu châu và Mỹ khi tỏ rõ sự lựa chọn “phe” sau 4 lần bỏ phiếu trắng, phiếu chống, ngầm ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa mà Putin phát động vào tháng Hai, 2022. Việc làm này không những tổn hại về mặt hình ảnh chính trị mà sẽ có tác động tiêu cực cả về kinh tế sau này, chưa kể đến rủi ro tự cô lập trong bối cảnh thế giới, khu vực phức tạp, rất cần sự ủng hộ quốc tế và Hoa Kỳ trước một Trung Quốc ngày một tham vọng hơn, hung hãn hơn.

“Đốt lò” là hot trend của sân khấu chính trị Việt Nam trong 5,7 năm trở lại đây. Trước hết, phải thừa nhận mức độ công phá các phe cánh và nhóm lợi ích trong đảng được thực hiện bởi “cái lò ông Trọng.” Lực lượng thi hành công cuộc “đốt lò” là Bộ Công an và Ban Kiểm tra Trung ương đảng đã chứng tỏ “hiệu quả” không thể phủ nhận.

Tuy vậy, một câu hỏi đặt ra là ai sẽ kiểm soát được bộ máy ngày càng bành trướng là Bộ Công an? Khi “nhóm lợi ích” lớn nhất không ai dám đụng tới chính là “thanh gươm và lá chắn của chế độ”? Hiệu quả thực sự của công cuộc “đốt lò” đến đâu, nó có mang lại sự thay đổi cơ bản hay không khi mà đặc tính của nền chính trị chuyên chế luôn gắn liền với nhũng lạm và tha hóa quyền lực?

Đúng như nhận định ban đầu, việc mở rộng điều tra hai vụ án với qui mô nhà nước là Việt Á và Chuyến bay Giải cứu sẽ còn khiến cho nhiều ủy viên Bộ Chính trị và Trung ương đảng mất chức. Bên cạnh mặt tích cực, nó cũng khiến cho bộ máy quan liêu vốn rất kém hiệu quả sẽ có nhiều xáo trộn, gây tâm lý hoang mang đối với giới đầu tư.

Bởi không giống như môi trường làm ăn ở các nước tư bản có luật pháp minh bạch, việc làm ăn ở xứ độc tài cộng sản thường phải gắn kết với một phe nhóm đủ mạnh để bảo kê cho các hoạt động đầu tư kinh doanh. Một khi ở thượng tầng quyền lực xảy ra tranh đoạt, các sân sau là doanh nghiệp sẽ chịu hậu quả trước tiên. Đây là thời điểm mà số phận các doanh nghiệp không khác gì miếng thịt trước bầy chó đói.

Rất nhiều vấn đề trong công tác tổ chức cán bộ của ông Trọng. Các “thái tử đảng” như Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang hay sắp tới như Trần Tuấn Anh… không trong sạch gì hơn so với những tiền nhiệm. Thậm chí, nếu so sánh về năng lực, đám “hồng phúc dân tộc” này kém xa so với những Đinh La Thăng, Phạm Bình Minh, Lê Văn Thành…

Có thông tin cho biết Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, con trai cựu Chủ tịch nước Trần Đức Lương là ứng viên nặng ký nhất chuẩn bị thay thế cho Lê Văn Thành khi ông này đang bị ung thư tủy giai đoạn cuối. Trần Tuấn Anh là quan chức cộng sản được cho là có khối tài sản nhiều tỷ Mỹ kim và có thể là quan chức cộng sản giàu nhất Đông Nam Á.

Điều đáng nói ở đây là những “thái tử đảng” được lựa chọn thể hiện rõ xu hướng tuân phục Trung Quốc. Đây là cuộc thay máu trong đội ngũ lãnh đạo CSVN nhưng là một bước lùi trên mọi phương diện.

“Cái lò ông Trọng” tuy gặt hái được nhiều “củi” xong không giải quyết được vấn đề bản chất. Nó chỉ làm tê liệt tạm thời các nhóm lợi ích trong một giai đoạn ngắn ngủi. Đồng nghĩa với việc bộ máy hành chính càng kém hiệu quả hơn. Chưa kể, “cái lò ông Trọng” đang khởi phát một phong trào đấu tố nhau dữ dội. Các phe phái đấu tố nhau công khai hoặc ngấm ngầm.

Thông tin “tuyệt mật” được các phe phái chuyển cho những nhà báo hay facebooker tự do nổi tiếng trên mạng xã hội như Người Buôn Gió, Thái Văn Đường, Trương Quốc Huy… Không có sự phân định giữa trái phải, đúng sai trong cuộc hỗn chiến này. Chính trường Việt Nam đang thoái trào trở thành một nồi cám lợn trong lúc không có khả năng giải quyết hàng loạt các vấn đề thiếu yếu về kinh tế và an sinh xã hội, cũng như thách thức về an ninh quốc phòng…

Và nó, là yếu tố trực tiếp lẫn gián tiếp tạo ra một cuộc khủng hoảng rộng lớn hơn phạm vi “chống tham nhũng.” Khi mà tham nhũng là chất keo dính và động lực của hệ thống quyền lực độc tài. Nỗ lực loại trừ đặc tính cơ hữu của bộ máy này là một điều tự huyễn hoặc đầy châm biếm.

Có thể coi công cuộc “đốt lò” của ông Trọng cũng giống như việc đột ngột cắt rượu hay ma túy đối với một con nghiện nặng lâu năm. Nó sẽ gây ra cơn sốc đối với cơ thể người nghiện. Hiệu ứng phụ thường là gây ra những cơn đột quị, trụy tim mạch và tử vong.

Còn đối với thể chế CSVN, nó có thể tạo ra một làn sóng đấu tố, khủng bố và cướp đoạt lẫn nhau khiến cho giới chức bất mãn và tê liệt bộ máy hành chính vốn dĩ rất kém hiệu quả.

“Cái lò ông Trọng” sẽ không những không thể dẹp được tham nhũng mà nó sẽ tạo ra những vấn nạn khác, tiềm ẩn trong một chế độ độc tài, vô lương và dối trá,

(Còn tiếp: Phần 2: Khủng hoảng kinh tế và sự sụp đổ của nền kinh tế rỗng)

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?