Việt Nam ‘bất ngờ’ bị đứt cáp Internet trước ngày dự trù biểu tình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Truyền thông trong nước hôm 16 Tháng Sáu đồng loạt đăng tin tuyến cáp quang biển quốc tế AAG “lại tiếp tục đứt.” Trong khi đó, theo dự trù, sẽ có một cuộc biểu tình tuần thứ hai liên tiếp để phản đối dự Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng vào Chủ Nhật, 17 Tháng Sáu.

Việc tuyến cáp kết nối Internet bị đứt hoặc “bị cá mập cắn” đã trở thành “thông lệ” mỗi khi Việt Nam có sự kiện chính trị, xã hội, hoặc mạng xã hội có bài thôi thúc người dân xuống đường biểu tình.

Lần gần nhất “cá mập cắn cáp” là hôm 24 Tháng Tư, thời điểm tòa án ở Đức bắt đầu phiên xử nghi can Nguyễn Hải Long (quốc tịch Việt Nam, sinh sống tại Czech) bị cáo buộc có liên quan tới vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh và các hoạt động gián điệp.

Tuyến cáp quang biển AAG dài 20,000 km và dung lượng thiết kế đạt đến 2 Terabit/giây. Đây là tuyến cáp kết nối giữa Đông Nam Á và Mỹ, sử dụng công nghệ ghép bước sóng quang (DWDM), đưa vào vận hành từ Tháng Mười Một, 2009. Tuyến cáp quang này bắt đầu từ Malaysia và kết cuối tại Mỹ, nhánh cáp rẽ vào Việt Nam nằm trong đoạn S1 có chiều dài 314 km.

Báo Tuổi Trẻ cho hay: “Đại diện một nhà mạng Việt Nam cho biết nguyên nhân này vẫn chưa được xác định cụ thể. Họ đang phối hợp với trung tâm vận hành để tìm hiểu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người dùng Internet Việt Nam phải chịu khó sử dụng dịch vụ với tốc độ chập chờn trong những ngày tới, trong khi chờ đợi phía trung tâm vận hành xác định thời gian sửa chữa.”

Tuy vậy, khác với những lần cáp quang bị đứt trước đây, lần này, nhà mạng Việt Nam không thông báo thời điểm sửa chữa xong.

Nhiều blogger nghi hoặc, vụ đứt cáp quang lần này là do chính quyền có chủ ý bóp băng thông nhằm ngăn chặn những lời kêu gọi biểu tình trên mạng xã hội, cũng như việc truyền thông, livestream sự kiện này vào ngày 17 Tháng Sáu.

Ngoài ra, việc cáp quang bị đứt cũng được suy đoán là để ngăn người dân tiếp cận những bài viết đúng sự việc mà truyền thông ngoại quốc mô tả, cũng như mạng xã hội phân tích về hệ lụy của Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng, ngược với truyền thông trong nước chỉ mị dân.

Hồi cuối Tháng Mười Hai, báo Dân Trí bầu chọn một trong tám sự kiện công nghệ, viễn thông nổi bật tại Việt Nam năm 2017 là “Cáp quang liên tục gặp sự cố.”

Báo này viết: “Cáp quang biển liên tục đứt là sự kiện ‘ám ảnh’ đối với người dùng trong nước trong năm qua, đặc biệt là các doanh nghiệp khi đường truyền Internet đi quốc tế bị gián đoạn. Tính riêng trong năm 2017, cáp quang biển AAG đã gặp ‘sự cố’ đến bốn lần, khiến cho lưu lượng Internet đi quốc tế bị ảnh hưởng trong thời gian dài. Đáng chú ý, ‘sự cố’ hồi Tháng Chín, 2017, khiến cho đường truyền Internet bị gián đoạn gần một tháng mới có thể khắc phục được. Bên cạnh AAG, tuyến cáp quang biển Liên Á và tuyến cáp quang biển quốc tế SMW-3 cũng gặp chung tình trạng trong năm qua.” (T.K.)

Nguồn: Người Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.