Việt Nam càn quét bắt giữ các Bloggers và nhà báo mạng

CPJ

Ủy ban Bảo Vệ Báo Giới

New York, ngày 3 tháng Chín năm 2009

Ủy ban Bảo Vệ Báo Giới (Committee to Protect Journalists) đã chỉ trích mạnh mẽ những vụ quấy nhiễu và bắt bớ gần đây nhất đối với các nhà báo và Blogger chính trị tại Việt Nam. Tình hình càn quét bắt bớ dâng cao khi những thông tin độc lập của những nhà báo mạng và giới Blogger đã thách thức sự độc quyền thông tin và chính kiến đưa ra bởi các định chế truyền thông quốc doanh vốn đã bị kiểm duyệt chặt chẽ.

Cô Phạm Đoan Trang

Hôm 28 tháng Tám, Công An đã bắt giữ nhà báo Phạm Đoan Trang, một nhà báo làm việc cho trang mạng phổ thông là VietnamNet. Cô Trang đã đưa ra bài báo với các thông tin nhạy cảm gần đây về những tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Việt Nam – vấn đề bị kiểm duyệt chặt chẽ bởi truyền thông quốc doanh. Hãng tin Associated Press (AP) cho biết, các bài viết của cô Trang về vấn đề này cũng như các chủ đề khác đã bị chặn sau khi cô bị bắt.

Theo Nhóm Phóng Viên Tự Do Việt Nam (Free Journalists Network of Vietnam – FJNV), một tổ chức phóng viên độc lập, cô Trang cũng đã chia sẻ những thông tin nhậy cảm với các Blogger và nhà báo khác về việc Tham Tán Kinh Tế-Thương Mại của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đưa ra lời kêu gọi những đồng sự Việt Nam hãy trừng phạt một số báo chí và nhà báo. Mối quan hệ thương mại và ngoại giao ngày càng chặt chẽ giữa Trung Quốc và Việt Nam là một vấn đề hết sức nhậy cảm tại Việt Nam, do các sự kiện lịch sử thù địch giữa của hai quốc gia láng giềng.

Ngày 27 tháng Tám, Công An đã bắt Blogger Bùi Thanh Hiếu, thường được biết đến qua tên Blog của anh Blogger Sphinx

CPJ cũng đang tìm hiểu thêm về thông tin một phóng viên của Đài Truyền hình Việt Nam, anh Trần Uy, cùng một Blogger chính trị khác với tên “Sphinx” cũng đã bị giữ trong đợt bắt bớ này.

Ông Bob Dietz, điều sát viên của chương trình CPJ Châu Á, kêu gọi “Nhà cầm quyền Việt Nam hãy trả tự do vô điều kiện cho nhà báo Phạm Đoan Trang và anh Bùi Thanh Hiếu”. Ông cũng nói thêm: “Việt Nam hiện đã là một trong những nước vi phạm tự do Internet tệ hại nhất, và những hành động gần đây chỉ làm tăng thêm tiếng xấu vốn có đó.”

Ngày 25 tháng Tám, nhà báo Trương Huy San, thường được biết với bút danh Huy Đức, cũng đã bị hủy bỏ hợp đồng làm việc với tờ nhật báo Sài Gòn Tiếp Thị do nhà nước quản lý với lý do đã đưa những chỉ trích các tội ác của Liên Xô cũ lên Blog Osin của mình.

Chính phủ Việt Nam đã thành lập một cơ quan mang tên Cục Quản Lý Phát Thanh, Truyền Hình và Thông Tin Điện Tử, với chức năng giám sát mạng Internet và giới Blogger từ hồi tháng Tám năm 2008. Theo các nguồn tin của CPJ, trong những tháng gần đây, nhà nước cũng đã chặn các truy cập vào Yahoo 360°, có nguồn gốc tại Singapore với sự tham dự đông đảo của giới Blogger Việt Nam. Nhiều Blogger đã chuyển sang sử dụng WordPress hay các phương tiện kết nối mạng khác như Facebook và Multiply.

Nguồn: http://cpj.org/2009/09/vietnam-crac…