Việt Nam không thể chống tham nhũng nếu không có tự do và minh bạch

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đoàn 36 cán bộ cấp vụ của Việt Nam sẽ sang Trung Quốc học tập chống tham nhũng từ ngày 5 – 14 tháng Mười Một, 2019, theo kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng Cộng Sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020.

Cho đến nay, chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc đã diễn ra được hơn 7 năm. Mặc dù Trung Quốc luôn tuyên bố rằng chiến dịch chống này đã mang lại thành công vượt trội, nhưng tình trạng tham nhũng tại đất nước này vẫn hết sức nghiêm trọng.

Trong bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption Perceptions Index – CPI) mới nhất, tháng Giêng, 2019 do Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International – TI) thực hiện, Trung Quốc đã tụt đến 10 hạng từ 77 xuống còn 87/180 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Cần phải nhìn nhận thẳng thắn rằng tham nhũng được sinh ra bởi cơ chế thiếu minh bạch, và được dung dưỡng bởi một nền tư pháp không độc lập và một nền báo chí không có tự do.

Bản thân Trung Quốc được quản lý bởi một thể chế độc tài, guồng máy nhà nước của họ hội tụ đủ các điều kiện cần để tham nhũng phát triển, cho nên dù có tử hình bao nhiêu quan chức đi nữa, tham nhũng vẫn cứ tồn tại và liên tục sinh sôi nảy nở.

Bởi thế, nói một cách thẳng thắn là chính quyền Việt Nam không thể chống tham nhũng hiệu quả nếu chỉ học Trung Quốc. Và càng không thể chống tham nhũng nếu cứ giữ nguyên thể chế như hiện nay.

Muốn diệt trừ được tham nhũng cần xây dựng một nền tư pháp độc lập để tạo ra sức mạnh răn đe, phải có tự do báo chí để gia tăng khả năng giám sát của xã hội. Đặc biệt, quan trọng nhất phải thay đổi cơ cấu của nhà nước theo hướng minh bạch hóa thông tin.

[ S ] – FB Việt Tân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.