Việt Nam: nổi loạn trong sự độc đảng?

Dân chúng Hong Kong biểu tình đòi chính quyền hủy bỏ Dự Luật Dẫn Độ hôm 9 tháng Sáu, 2019. Ảnh: Tyrone Siu/Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Để tiệm cận với tinh thần dân chủ như Hong Kong, chúng ta cần phải trở thành một “quốc gia nổi loạn trong một biển của chế độ toàn trị” như cách TIME ví von.

G-20 đang diễn ra, và Hong Kong trở thành “điểm áp lực tiềm năng” giữa Trung – Mỹ. Hai triệu người vào ngày 16 tháng Sáu đã minh chứng cho tinh thần Hong Kong, bảo vệ giá trị thuộc về người Hong Kong. Và cảnh tượng người Hong Kong “từ chối” trở thành một phần của hệ thống chính trị Bắc Kinh đã giáng một đòn nhục nhã vào ông Tập, người ngày càng coi mô hình Bắc Kinh là một sự thay thế khả thi cho nền dân chủ tự do phương Tây. Và cái gọi là “quyền lực mềm” của chính quyền Bắc Kinh cũng bị Hong Kong cho khai tử.

Sự kiện xuống đường với hàng triệu người là một cuộc nổi loạn của chính người Hong Kong. Từ phong trào Dù Vàng, dường như người Hong Kong đã ghét sự tuân phục, và họ nhấn mạnh sự xứng đáng để hưởng được tự do và dân chủ, hô vang khẩu hiệu “Tự do cho Hong Kong”.

Giới văn nghệ sĩ Hong Kong cũng nổi loạn, họ đi xuống đường, đồng hành cùng với người dân, và trong đó có cả ngôi sao điện ảnh từng làm nức lòng không ít thế hệ người Việt – Châu Nhuận Phát.

Cựu Chủ Tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Newt Gingrich đã ví sự kiện Hong Kong là chiến trường mới của Mỹ và Trung Quốc, nơi mà sự giằng co quyết liệt giữa một hệ đa số người dân chuộng tự do và dân chủ, ưa nổi loạn với một khuôn khổ ràng buộc, cùng với hệ thống chấm điểm tín dụng công dân. Người Hong Kong không ưa khuôn khổ, tuổi trẻ Hong Kong không thích hệ thống chấm điểm tín dụng công dân, và vì vậy họ đã xuống đường để thay đổi nó.

Và những lá cờ thời Hong Kong còn là thuộc địa Anh Quốc vẫn phất phới trong các cuộc biểu tình.

Dù nổi loạn, nhưng dân chủ sẽ không đến Hong Kong sớm, bởi sự siết chặt từ Bắc Kinh. Mất Hong Kong, sẽ chấm dứt vai trò chính trị của chính Đ ảng Cộng Sản Trung Quốc, mở đường cho các khu tự trị khác của Bắc Kinh tìm kiếm quyền tự chủ và độc lập, đưa Đài Loan nhanh trở thành một quốc gia độc lập. Nhưng những phong trào dân chủ ở Hong Kong sẽ giúp thúc đẩy cảm hứng dân chủ trong vùng đại lục, đưa tinh thần nổi loạn đến người dân Trung Quốc, và đến một lúc, khi một Thiên An Môn mới xuất hiện, làn sóng dân chủ tại Trung Quốc sẽ định hình sớm dân chủ tại Hong Kong.

Một mối quan hệ tương hỗ

Đối với Việt Nam, một quốc gia nằm phía nam Trung Quốc, cũng có những lý do để có thể nằm trong quỹ đạo chuyển động dân chủ. Việt Nam dường như hấp thu một phần tinh thần nổi loạn của Hong Kong trong những năm gần đây, khi những cụm từ từng xuất hiện trong thời kỳ đầu của Đảng Cộng Sản Việt Nam như “truyền đơn, biểu tình, lên tiếng, đòi người, bãi khóa” đã liên tục xuất hiện, cùng theo đó số lượng người dân bị lực lượng an ninh bắt giữ ngày càng tăng. Mặt khác, Việt Nam cũng hấp thụ một phần của chế độ Bắc Kinh, đó là một chế độ đã từng chứng minh có một hệ thống tự sửa lỗi. Ở một góc độ nào đó, cuộc cách mạng cải cách ruộng đất cho đến cải tạo tư sản, rồi đến đại hội đổi mới cho đến những thành tựu Internet đã cho thấy một kỳ vọng, Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đ ảng CSVN có thể tự thay đổi, và điều này đến từ bên trong gắn với chính sách tái cân bằng theo những hướng mới và tốt hơn.

Việt Nam hiện tại, vẫn tăng trưởng nhanh chóng và có sự ổn định tương đối.

Thế nhưng, như đã đề cập trên, có sự nổi loạn bên trong người dân, dường như sự ổn định tương đối không thể khắc phục được nhu cầu về chống nạn tham nhũng và hệ thống quan liêu. Nhiều người dân Việt Nam lôi cuốn vào các khía cạnh nổi loạn liên quan đến dân chủ, đất đai, chủ quyền quốc gia, và cả lao động. Những cuộc biểu tình, bãi khóa liên tục xuất hiện, những tranh chấp đất đai với quyết tâm dùng cả tính mạng để giữ đất của người nông dân liên tục diễn ra, tại thành thị nhu cầu giữ cây xanh, bảo vệ biển nước trước ô nhiễm nhà máy cũng đã thu hút nhiều người, với nhiều tầng lớp kinh tế, trong đó có cả tầng lớp trung và thượng lưu. Mâu thuẫn giữa nông dân với nhà đầu tư; người dân với chính quyền địa phương và trung ương tiếp tục tồn tại và diễn biến đầy phức tạp. Trong khi đó, một bộ phận đảng viên Đảng CSVN đã xuất hiện quan điểm về đa nguyên chính trị, xã hội dân sự đến mức Đảng CSVN buộc phải ban hành Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 về việc xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.

Sự ổn định chính trị tương đối sẽ sớm kết thúc, khi mà kế hoạch kế nhiệm về nhân sự đang gặp vấn đề liên quan đến tham nhũng, và khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, thì nổi loạn sẽ xuất hiện không chỉ ở người dân, mà cả bên trong bộ máy chính trị Việt Nam.

Không còn lựa chọn nào khác, nổi loạn sẽ tất yếu, và khi đó, Việt Nam sẽ là biểu tượng kết hợp, một Hong Kong nổi loạn trong lòng độc tài Bắc Kinh, hay một Việt Nam nổi loạn trong thể chế độc đảng Hà Nội.

Nguyễn Hiền

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”