Việt Nam Vẫn Giam Cầm Những Nhà Dân Chủ, Trong Khi Làm Chủ Tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

CNSNews.com – ngày 8/10/2009

CTM chuyển dịch

Vào tháng này, Việt Nam bắt đầu nhiệm kỳ Chủ Tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (UNSC), nhưng ở trong nước nhà cầm quyền Việt Nam sẽ không chấp nhận những sự kêu gọi cho dân chủ đa đảng, và đã phát động đợt xử án những công dân của mình và cáo buộc họ với tội danh “tuyên truyền chống lại nhà nước”.

Người đầu tiên trong số 9 người bị mang ra xử ngày Thứ Ba là nhà thơ Trần Đức Thạch đã bị Tòa án Hà nội kêu án 3 năm tù và sau đó là 3 năm quản chế vì tội vi phạm Điều 88, Luật Hình Sự, trong đó có khoản “Tuyên Truyền Chống Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa”.

Theo đại diện Đảng Việt Tân tại Hoa Kỳ, một tổ chức tranh đấu cho dân chủ bị cấm hoạt động tại Việt Nam, thì ông Thạch 57 tuổi, là một nhà đấu tranh cho quyền tự do tư tưởng của các nhà văn, cho dân chủ và nhân quyền, và phản đối chế độ độc đảng.

Vào ngày Thứ Tư, nhà giáo Vũ Hùng, 43 tuổi, đã ra tòa Hà Nội và bị kêu án giống như ông Thạch vì tội treo một biểu ngữ dài 3 thước trên cầu với nội dung phản đối những chính sách của nhà nước và kêu gọi dân chủ.

Ông là 1 trong nhóm 8 người Việt Nam bị bắt giam cách đây 13 tháng và tất cả đều bị liệt vào tội vi phạm Điều 88. Bảy người còn lại sẽ bị ra toà vào ngày Thứ Năm; một người tại Hà Nội và sáu người còn lại thì bị xử tại Hải Phòng.

Theo Đảng Việt Tân, Hội Ký Giả Không Biên Giới và những nhóm khác đang theo dõi tình hình thì những người bị bắt giam đã bị buộc tội, kể cả việc đăng các bài vở trên mạng internet phê phán chính sách nhà nước.

Trong một số trường hợp, những tài liệu bị coi là vi phạm luật pháp không liên quan gì đến các chính sách trong nước mà liên quan đến sự tranh chấp chủ quyền biển đảo đã có từ lâu với Trung Quốc về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhiều người cho rằng Việt Nam đã không tuyên bố chủ quyền trên những đảo này một cách mạnh dạn vì sợ làm phiền lòng Trung Quốc.

Biểu ngữ của ông Vũ Hùng nhắc đến việc để mất lãnh thổ. Theo Việt Tân thì qua việc bỏ tù ông Vũ Hùng “Hà nội đã rõ ràng buộc tội những tấm lòng yêu nước và quyền tự do phát biểu”.

Những phiên xử này trước đây được dự trù xẩy ra vào ngày 24/9 nhưng đã bị đình lại và không có sự giải thích nào.

Việt Tân tin rằng lý do sự đình hoãn là để tránh cho Chủ Tịch Nước Nguyễn Minh Triết khỏi bị chất vấn trong lúc đang có mặt tại New York và phát biểu tại Đại Hội Liên Hiệp Quốc hôm 25/9.

Thân nhân của một số những người bị xét xử trong tuần này đã gửi thư lên Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon và những nhà lãnh đạo thế giới tham dự Đại Hội, yêu cầu đặt vấn đề với ông Triết.

Những nhà dân cử Hoa kỳ có lòng cảm thông với sự việc nầy đã yêu cầu Ngoại Trưởng Mỹ Hillary Clinton, người đã gặp Ngoại Trưởng Việt Nam Phạm Gia Khiêm Thứ Năm vừa rồi, phải đặt thẳng vấn đề nhân quyền với Ông, bao gồm cả việc giam cầm những người bất đồng chính kiến.

Dân biểu Loretta Sanchez của vùng California đã viết cho bà Clinton là “Tôi thật kinh ngạc khi thấy một nước có những hành động khinh thường trắng trợn những điều lệ của LHQ lại là Chủ Tịch Hội Đồng Bảo An LHQ trong Tháng 10”.

“Tôi yêu cầu Bà phải mạnh mẽ áp lực nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng những trách nhiệm của họ trước LHQ và đối với công dân của họ qua việc tôn trọng những nguyên tắc căn bản của LHQ là tôn trọng nhân quyền”. Khu vực cử tri bà Sanchez bao gồm một cộng đồng rất đông người Việt.

Trong lời tuyên bố ngắn gọn với truyền thông sau khi gặp gỡ ông Khiêm, bà Clinton nói rằng: “Nhân quyền và quyền tự do phát biểu là một trong nhiều đề tài đã được thảo luận”.

Chiến dịch đàn áp tự do ngôn luận đã bắt đầu diễn ra từ cuối năm ngoái, sau một giai đoạn tương đối dễ chịu khi Việt Nam đang chờ xin và sau đó được chấp thuận Quy Chế Thương Mại Bình Thường và Vĩnh Viễn (PNTR) với Hoa Kỳ vào cuối năm 2006, và được gia nhập WTO vào đầu năm 2007.

Trong lúc chờ đợi quyết định về quy chế PNTR, những nhà dân chủ Việt Nam đã lợi dụng khoảng thời gian cởi mở ngắn ngủi này để đưa ra một lời kêu gọi dân chủ đa đảng. Những người ký tên vào lời kêu gọi này tự xưng là Khối 8406 dựa vào thời điểm ra tuyên cáo.

Trong giai đoạn đó, Việt Nam đàm phán với Hoa Kỳ về vấn đề tự do tôn giáo, mà bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhận định là “có sự cải tiến đáng kể về vấn đề tự do tôn giáo” và đã rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách các quốc gia cần đặc biệt quan tâm (CPC) vì đàn áp tôn giáo.

Việt Nam đã đạt được một số thành quả trong Hội Đồng Bảo An LHQ trong nhiệm kỳ 2 năm bắt đầu từ Tháng Giêng 2008. Là một trong 10 thành viên không thường trực, trong Tháng 10 này VN được làm chủ tịch luân phiên lần thứ 2.

Sau khi đạt được quy chế PNTR và gia nhập WTO, chế độ bắt đầu siết chặt kiểm soát trở lại, nhắm vào những nhà dân báo và những nhà bất đồng chính kiến có liên hệ đến Khối 8406.

Những nhà bình luận Hoa Kỳ cho biết là thành tích về nhân quyền của Việt Nam đã trở nên tồi tệ rất nhanh chóng, mặc dù những quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ đã được cải tiến đáng kể. Trong mùa hè vừa qua, những vị dân cử trong Quốc Hội Hoa Kỳ đặc trách về Việt Nam cho biết rằng họ đã nhận diện ít nhất khoảng 100 người Việt trong nước đã bị giam cầm vì “phát biểu quan điểm chính trị và tôn giáo của mình một cách ôn hoà”.

Bản Dự Luật mới về Nhân Quyền tại VN đã được đưa ra trong Hạ viện hồi Tháng Tư bởi dân biểu Chris Smith (R-N.J) với sự đồng bảo trợ của một nhóm dân biểu độc lập. Dự luật này sẽ cấm việc gia tăng viện trợ nhân đạo cho Việt Nam trừ trường hợp nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng quyền tự do về dân sự và chính trị. Một dự luật tương tự cũng được đưa ra Thượng viện vào Tháng Năm bởi Nghị sĩ Barbara Boxer (D-Cali).

Bản dự thảo trước đây đã được thông qua với tỷ lệ cao tại Hạ Viện, nhưng bị ngăn chận tại Thượng Viện vì sự chống đối lúc đó của Nghị sĩ John Kerry (D-Mass) và John McCain, cả hai từng là cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam, những người đã làm nhịp cầu bình thường hóa ngoại giao với Việt Nam cách đây 14 năm.

Năm tới kỷ niệm 15 năm bình thường hóa ngoại giao, cũng là năm Việt Nam làm Chủ Tịch Hội Nghị Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á ASEAN vào Tháng 10. Ông Triết đã mời tổng thống Obama đến dự.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.