Vô sản hay vô trách nhiệm, vô tri, vô tâm, vô ý?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việc đi máy bay hạng thương gia, chơi golf với thẻ thành viên đắt tiền, ở khách sạn 5 sao, tiệc tùng thuê ca sỹ đến hát, bất động sản vài lô liền nhau nếu là của một doanh nhân thì công luận không quan tâm làm gì nhưng với bệnh nhân số #21 thì lại khác bởi anh ấy là một nhà lý luận về chủ nghĩa cộng sản, là một thứ chủ nghĩa mà lực lượng tiên phong để xây dựng xã hội và đối tượng để xã hội quan tâm nhất là tầng lớp vô sản công nông.

Từ những bước đi đầu tiên, chính quyền cách mạng đã triệt bỏ tầng lớp có tài sản. Ở nông thôn thì là cường hào, địa chủ, ở thành thị thì là tầng lớp tư sản công thương. Với cuộc cách mạng vô sản thì tầng lớp có tài sản đều là kẻ thù.

Giờ chúng ta hãy cùng nói với nhau như những người lớn và hãy cùng tôn trọng trí thông minh, nhận thức xã hội của nhau mà đừng giả vờ không biết, giả vờ cười vỗ tay tán thưởng kiểu “hoàng đế cởi truồng” nữa nhé. Xã hội nào muốn phát triển thì cũng đều cần những người phản biện xã hội, đều cần những cải cách mang lại giá trị thực về nhận thức cho các thành viên của xã hội.

Tôi cũng thừa biết rằng, bệnh nhân số 21 và các anh chị đồng chí của anh ấy cũng đều hiểu rằng thứ chủ nghĩa cộng sản chỉ là một giấc mơ hão huyền, cuộc cách mạng vô sản cũng chỉ là cơn lên đồng và bốc đồng của hàng triệu người và thực chất nó sẽ không đi đến đâu cả.

Tôi biết, các anh chị biết, các đồng chí của các anh chị biết lại càng rõ hơn ai hết bởi các anh chị đều là những người thông minh, giỏi giang, học nhiều biết rộng, nhưng không ai nói ra điều ấy bởi quyền lợi, địa vị trong hệ thống nên ai cũng im lặng một cách khôn ngoan mà không nói ra mà thôi.

Tôi thông cảm về điều ấy, không phê phán về điều ấy mà chỉ nhắc đến để thấy rằng chúng ta hiểu nhau mà thôi. Nhưng điều đáng bàn ở đây là có nên dùng tiền thuế của dân, của một đất nước nghèo và lạc hậu để dành cho một thứ được gọi là lý luận về đường lối vô sản hay không? Có thể các anh chị cũng hiểu rằng và cũng chấp nhận đấy là một cái tên thôi và trong tư tưởng các anh chị cũng có ý muốn đổi mới, nhưng tôi e rằng để đất nước đi lên thì với tư duy rạch ròi, khoa học, cái tên cũng cần phải chính xác, công bằng.

Lý tưởng các anh chị đặt ra trong cuộc cách mạng vô sản là để phục vụ tầng lớp công nông nhưng như tôi quan sát thì công nông ở Việt Nam vẫn nghèo khổ như mấy chục năm qua, thậm chí so với mặt bằng nhân loại thì còn khốn khổ hơn. Người ta phải sang Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc lao động, các cô gái sang Campuchia, Malaysia, Singapore bán thân. Các cô gái ở Đồng bằng Cửu Long phải chấp nhận lấy chồng ngớ ngẩn, chồng không bình thường về tâm thần của Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc. Để đổi đời, người dân phải biến thành “thùng nhân” để kiếm sống chui lủi ở Anh, Úc. Những hiện tượng ấy không hề có trong quá khứ.

Tôi hiểu là các anh chị cũng không còn mang lý tưởng cộng sản trong đầu nữa mà đấy chỉ là một cái bình phong, một sự thoả thuận ngầm giữa những người trong hệ thống để các anh chị cùng tiến bước trên con đường danh lợi mà thôi.

Con người là những thực thể tham lam, tôi hiểu điều ấy và không ngạc nhiên nhưng cái gì cũng có chừng mực. Đừng to mồm nói là ta là vô sản khi biệt thự có mấy căn, lên xe xuống ngựa có kẻ cơm bưng nước rót, bay hạng thương gia, chơi golf quý tộc, sắm ca sỹ hát tiệc cho vui tai…

Xin lỗi các anh chị, vô sản kiểu thế thì tôi và cả triệu người khác cũng vô sản được.

Tôi không là người cực đoan nhưng tôi ghét tất cả những gì đạo đức giả. Ai mở mồm cũng có thể nói vì nước vì dân nhưng hãy thể hiện bằng lời nói và hành động có giá trị thực tiễn.

Đợt dịch này, tôi khâm phục hoạt động chống dịch của cả bộ máy nhưng đồng thời tôi cũng tức giận khi những kẻ mang bệnh lại vừa kém về tri thức, kém về ý thức đến thế.

Là một công dân, tôi thấy mình có trách nhiệm phải lên án những kẻ ấy để đánh thức những kẻ “vô sản” mà cũng vô trách nhiệm, vô tri, vô tâm và vô luân trước một vấn đề quá nghiêm trọng như covid-19.

Biết bao doanh nghiệp đang khóc ròng vì mất tiền, vì nguy cơ phá sản, bao con người trong hệ thống phải bạc tóc vì chống dịch. Do vậy sự lên án nghiêm khắc là điều cả xã hội cần làm để ngăn ngừa những thành phần “vô sản” giả mạo nhưng lại rất thật về tất cả những cái “vô” khác như vô tâm, vô tri, vô ý và vô luân.

Trước khi lý luận cao siêu tiếp, các anh chị hãy học lại những điều giản dị của con người đi.

Đoàn Bảo Châu

Nguồn: FB Chau Doan

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.