Vở tuồng “gây rối trật tự công cộng” với Dân oan Cấn Thị Thêu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng mai ngày 20.09.2016, vào lúc 8 giờ, sẽ diễn ra phiên tòa sơ thẩm xét xử Dân oan Cấn Thị Thêu với tội danh “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 BLHS, tại Tòa án nhân dân quận Đống Đa, Tp. Hà Nội.

Tham gia bào chữa cho bà Thêu gồm 4 Luật sư: LS Hà Huy Sơn, LS Lê Văn Luân, LS Võ An Đôn và LS Nguyễn Khả Thành.

Về diễn tiến của vụ án, LS Võ An Đôn, một trong những LS tham gia bào chữa cho bà Thêu, viết trên facebook cá nhân của ông: “Sáng ngày 08/4/2016 chị Cấn Thị Thêu đi một mình đến trụ sở tiếp dân thuộc Bộ tài nguyên và Môi trường gửi đơn khiếu nại, tại đây chị Thêu gặp một số người dân từ các miền của đất nước đến gửi đơn khiếu kiện.”

“Sau khi nghe cán bộ tiếp dân giải thích, nhiều người dân không đồng tình đã có thái độ phản đối. Họ đồng loạt yêu cầu Bộ tài nguyên và Môi trường nhanh chóng giải quyết khiếu nại, sau đó họ ra đứng trước cửa giơ biểu ngữ yêu cầu hủy bỏ Điều 88 Bộ luật hình sự và trả tự do cho luật sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà.”

“Vì cho rằng chị Thêu có hành vi gây rối trật tự công cộng nên Công an quận Đống Đa đã ra quyết định khởi tố bị can và bắt giam chị Cấn Thị Thêu về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 BLHS.”

Điều 245 BLHS “gây rối trật tự công cộng” được công chúng đánh giá và nhận định là một điều luật mơ hồ nhằm bỏ tù những người có tiếng nói khác với nhà cầm quyền, bỏ tù dân oan để cản trở quá trình khiếu kiện/khiếu nại của họ…

Điều 245 dù được hướng dẫn rõ là phải có các hậu quả cụ thể, chi tiết nhưng cũng kèm theo những hướng dẫn mơ hồ như: “Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khoẻ và tài sản được hướng dẫn… thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội…”

Trong các trường hợp này phải tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phải là nghiêm trọng hay không. Thế nào là “ảnh hưởng xấu”? Cơ quan nào, viện nghiên cứu nào có thẩm quyền xác định các “ảnh hưởng” này? Đấu tranh đòi minh bạch, đòi giải quyết khiếu kiện của bà Thêu cũng như bà con dân oan là “ảnh hưởng xấu” hay “ảnh hưởng tốt” cho đường lối đảng, chính sách của nhà nước? Hay, tập trung đông người, la khóc… khi đón thần tượng xứ Hàn, đón Tổng Thống đế quốc Mỹ… là “ảnh hưởng tốt” và thực hiện đúng “đường lối của đảng, chính sách của nhà nước” thì mới không bị quy kết vào tội “gây rối trật tự công cộng”?

JPEG - 75.2 kb

Bà Cấn Thị Thêu bị giới chức cộng sản bắt vào lúc tờ mờ sáng tại tư gia khi gia đình bà còn đang ngủ, thuộc xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, vào ngày 10.06.2016.

Ngay sau khi bà bị bắt, các báo đài nhà nước dưới sự chỉ đạo của ban tuyên giáo đã đồng loạt kết tội bà Thêu với nhiều từ ngữ nặng nề như “kích động, gây rối, coi thường pháp luật…” và đưa ra nhiều “chứng cứ” để kết tội bà. Mặc dù các “chứng cứ” này chưa được công an tiến hành thủ tục điều tra và bất chấp nguyên tắc Hiến pháp và Bộ luật tố tụng hình sự qui định:“Không ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”.

Trước phiên xử ba ngày, vào ngày 17.09.2016, Tổ chức Nhân quyền Human Rights Watch ra thông cáo kêu gọi nhà cầm quyền VN hủy bỏ mọi cáo buộc và trả tự do vô điều kiện cho bà Cấn Thị Thêu.

Được biết, gia đình bà Thêu gồm: ông Trịnh Bá Khiêm – chồng bà Thêu, và hai người con trai là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư đã nhận được giấy mời tham dự phiên tòa được cho là công khai.

Cách đây khoảng 2 năm, vào ngày 25.04.2014, bà Thêu bị bắt giam và truy tố tội danh “chống người thi hành công vụ” theo Điều 257 BLHS và Tòa án Hà Nội đã tuyên án bà 15 tháng tù giam. Ngoài ra, còn có chồng bà là ông Trịnh Bá Khiêm và 7 người dân oan Dương Nội khác cũng bị kết án với tội danh trên. Khi những người này quyết tâm bảo vệ đất đai của gia đình và bà con Dương Nội bị giới chức cộng sản cưỡng chiếm, bồi thường không thỏa đáng; bên cạnh đó, gia đình bà Thêu và bà con dân oan Dương Nội bị lực lượng công quyền hành hung, đánh đập đến trọng thương bằng vũ khí chuyên dụng… Để “trả lời”, nhà cầm quyền tiếp tục ra lệnh bắt giam bỏ tù bà Thêu.

Nay, vở tuồng “gây rối trật tự công cộng” lại sắp được nhà cầm quyền công diễn, để một lần nữa đẩy bà Thêu vào tù. Có lẽ những người mang danh cộng sản hiện nay vẫn còn thuộc câu “chốn lao tù là nơi ta rèn ý chí…”!

Huyền Trang, GNsP
19-9-2016

Nguồn: Tin Mừng Cho Người Nghèo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?