Vụ bắt cóc Trương Duy Nhất

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 26/1/2019 blogger Trương Duy Nhất, một gương mặt phản biện quen thuộc được ghi nhận mất tích ở Thái Lan, sau khi từ Việt Nam đến đây để xin quy chế tỵ nạn nơi Văn phòng Cao uỷ Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR).

Ngay từ những ngày đầu tiên sau đó, dư luận chung đều hướng tới kết luận có thể ông Trương Duy Nhất bị bắt cóc bởi an ninh Việt Nam. Tuy nhiên, tuyệt đối không có một cơ quan trách nhiệm nào của nhà cầm quyền Việt Nam lên tiếng về trường hợp này.

Sau 2 tháng im lặng như thường thấy, vụ bắt cóc và dẫn độ blogger Trương Duy Nhất từ Bangkok về Hà Nội mới hé lộ đôi chút.

Hôm 25/3, các báo lề đảng đã đồng loạt loan tin dẫn theo lời của người đứng đầu Cục Cảnh sát điều tra, và lúc ấy người ta mới được biết chính thức Nhất đang nằm trong tay cơ quan điều tra của Bộ Công An. Ông Nhất bị cáo buộc là có liên quan đến vụ án Vũ “Nhôm”, trong một vụ gọi là “chiếm đoạt tài sản”, và “mua nhà không qua đấu giá” lúc ông này là đại diện báo Đại Đoàn Kết ở Đà Nẵng.

Không có sự xác nhận chính thức nào từ phía công an cho biết ông Nhất bị bắt và đưa về Việt Nam bằng cách nào. Nhưng tiết lộ này cũng là một tin vui đối với gia đình ông Nhất vì lâu nay họ vô cùng lo âu về tông tích, sự sống chết của người thân nơi xứ người.

Đối với dư luận trong xã hội thì đây là vụ thứ hai, sau vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc từ Đức đưa về Việt Nam để phục vụ cho chiến dịch đốt lò của ông Trọng. Trong cả hai lần, ai cũng biết là do mật vụ của Việt Nam ra tay. Nhưng lần này có hơi khác, Bộ Công an không trắng trợn nói “Trương Duy Nhất về nước đầu thú” vì chiêu bài này đã bị dư luận vạch trần. Trước sau, công an giữ thái độ im lặng như chưa từng biết đến một người có tên Trương Duy Nhất.

Khi ông Trọng quyết định đánh vào Tập đoàn Dầu khí, nơi mà những nhân vật phất lên từ thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn đang ẩn náu, Trịnh Xuân Thanh là con chốt quan trọng để tống Đinh La Thăng vào tù với tội danh thất thoát 3.200 tỷ VND. Bước đầu, ông Trọng và đàn em có thể xoa tay hỉ hả ăn mừng sự “thành công” của chiến dịch đốt lò, biến Thăng và Thanh thành củi.

Hiện nay, vụ án Vũ “Nhôm” sau ba lần ra toà đang đi đến hồi kết cuộc. Việc bắt cóc Trương Duy Nhất để điều tra tuy không bùng nổ lớn bằng vụ Trịnh Xuân Thanh nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến ván bài quyết định cho số phận của Vũ “Nhôm” và đồng bọn trong những ngày sắp tới. Biết đâu Nhất sẽ là đầu mối để ông Trọng tịch thu toàn bộ tài sản của Vũ còn giấu giếm mà không chịu hiến dâng cho đảng.

Qua vụ Trương Duy Nhất cũng cho người ta thấy mấy điều.

– Trong cả hai lần ông Trọng đã đánh “cạn tàu ráo máng”, kể cả chấp nhận xâm phạm an ninh quốc gia của nước khác để bắt cho bằng được tội phạm về xét xử. Cũng chính vì hành động khinh thường luật pháp nước sở tại và pháp luật quốc tế mà cho đến nay quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và nước Đức chưa thể trở lại bình thường, nhất là Hiệp định thương mại EVFTA đến nay còn bị Liên Minh Châu Âu treo lại.

Việc an ninh Việt Nam đuổi theo Trương Duy Nhất đến tận Bangkok cho thấy mẻ lưới của an ninh đã được tung ra từ bên trong Việt Nam. Nhưng ông Nhất đã quyết định nước cờ đào thoát quá trễ vì không ngờ công an cố tình bắt mình để chơi đòn cuối cùng đối với Vũ “Nhôm”. Vì lẽ sau 3 phiên toà mà anh ta vẫn chưa chịu khuất phục để giao nộp hết tài sản tích góp phi pháp lâu nay.

– Cũng qua vụ bắt Trương Duy Nhất, ông Trọng và phe nhóm cho thấy họ chỉ ra đòn “giơ cao đánh khẻ”. Tức là chỉ đánh những cấp thừa hành như Vũ “Nhôm”, Út Trọc trong khi những chúa trùm tham nhũng, hay những bậc thầy của Vũ thì bình chân như vại. Trong nhiều trường hợp, người ta thấy những con sâu chúa như Lê Thanh Hải còn được để yên như một thách thức đối với chiến dịch đốt lò của ông Trọng. Nói cách khác, bắt cóc mang về Việt Nam xử tội chỉ là đòn răn đe đám cán bộ trung cấp làng nhàng bên dưới. Nếu đám này biết thân phận sẽ từ bỏ các con sâu chúa, hoặc theo phe Trọng hoặc ngồi im không tiếp tay cho chúng nữa.

– Ở một khía cạnh khác, ông Trọng cũng ngầm đưa ra thông điệp, nếu đã bắt cóc được Trịnh Xuân Thanh và Trương Duy Nhất thì mật vụ Việt Nam sẽ còn tiếp tục bắt nhiều cán bộ tham ô bỏ chạy ra nước ngoài để phục vụ cho các vụ đốt lò trong tương lai, điển hình như Vũ Đình Duy, Lê Chung Dũng…Vì đó là cái “khuôn” đã được tạo ra theo kiểu “ngựa quen đường cũ” để Bộ Công an dễ dàng áp dụng.

Nhưng điều này sẽ lại càng tô đậm hình ảnh bất chấp luật pháp quốc tế của Việt Nam, một quốc gia luôn hô hào hoà nhập thế giới văn minh mà chỉ coi nhu cầu của chế độ là trên hết.

Tóm lại qua vụ án Trương Duy Nhất, thêm một lần nữa cho thấy là phe nhóm ông Trọng bất chấp tất cả, miễn đạt được mục tiêu triệt hạ bất cứ ai đang cản lại quá trình củng cố quyền lực của họ hiện nay mà thôi.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…