Nhìn lại vụ án bắt cóc Trịnh Xuân Thanh qua phiên tòa Nguyễn Hải Long

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nếu như năm 2017 vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đã làm xôn xao dư luận thì năm 2018 với chuỗi phiên tòa xét xử vụ án Nguyễn Hải Long tại Berlin cũng tạo sự quan tâm của dư luận không kém.

Diễn tiến phiên xử Nguyễn Hải Long

Nguyễn Hải Long, một Việt kiều sinh sống nhiều năm tại Cộng hòa Czech, chủ văn phòng chuyển tiền MoneyGram trong chợ Sapa, Prague, bị chính phủ Đức cáo buộc có liên quan tới vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và các hoạt động gián điệp tại Berlin. Phiên tòa bắt đầu diễn ra từ sáng thứ Ba, 24/4/2018, tại tòa hình sự (Landgericht) Berlin và kéo dài cho đến cuối tháng 8 /2018.

Trong diễn biến của một chuỗi phiên xét xử, các nhân, vật chứng cùng một bản cáo trạng dài 90 trang của cơ quan Công tố Liên bang Đức, mô tả chi tiết về vụ Nguyễn Hữu Long đã phơi bày bộ mặt nhà nước CSVN ngày càng thêm lem luốc, ê chề trước công luận thế giới theo mỗi phiên tòa xét xử.

Tại phiên tòa ngày 17/07/18, biết không thể tiếp tục chối cãi trước các bằng chứng rành rành của phía Công tố Liên bang Đức, Nguyễn Hữu Long đã phải nhận tội. Tuy nhiên Long vẫn lấp liếm rằng mình không biết đây là một vụ bắt cóc. Nhưng Viện Công tố Liên bang Đức không đồng ý với bản nhận tội này vì nó không trung thực và quá ít so với những chứng cứ đã được đưa ra. Cuối cùng Long đã thú nhận và ký vào bản nhận tội, rằng bị cáo đã biết rõ từ trước, mình tham gia vào một âm mưu và kế hoạch của mật vụ Việt Nam nhằm bắt Trịnh Xuân Thanh, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tướng công an Đường Minh Hưng.

Ngày 25/7/2018, Tòa thượng thẩm Berlin đã kết án Nguyễn Hữu Long 3 năm 10 tháng tù giam với tội danh hoạt động gián điệp và hỗ trợ mật vụ Việt Nam đột nhập lãnh thổ CHLB Đức bắt cóc người.

Nguyễn Hải Long tại tòa án Berlin, Đức Quốc ngày 25/07/2018. Ảnh: Internet

Cũng qua chuỗi phiên tòa xét xử Nguyễn Hữu Long, người ta biết tới diễn tiến bối cảnh bắt đầu từ việc CSVN vừa công khai vận động chính phủ Đức cho dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam, vừa lập kế hoạch bắt cóc một khi bị chính quyền Đức từ chối. Sau khi chính phủ Đức từ chối trao trả Thanh, Nguyễn Phú Trọng ra lệnh phải bắt cóc Thanh bằng mọi giá.

Câu hỏi đặt ra là qua vụ bắt cóc Thanh, mật vụ CSVN quá yếu kém hay xem thường an ninh của Đức?

Thứ nhất, theo điều tra của Báo Der Spiegel (Tấm Gương), tuần báo lớn nhất, có uy tín đứng nhất nước Đức và phát hành khắp thế giới, tường thuật toàn cảnh vụ bắt cóc với nhiều chi tiết: nhờ hệ thống chỉ đường GPS gắn trên các xe, lời các nhân chứng, hình ảnh lưu lại từ camera giám sát ở công viên, các khách sạn nơi nhóm gián điệp CSVN thuê mướn và cả điện thoại di động của Trịnh Xuân Thanh bị bỏ lại tại công viên nơi bị bắt cóc.

Trong tiểu đoạn “Mật vụ Việt Nam từ quân đến tướng để lộ quá nhiều dấu vết”, nhà báo Hiếu Bá Linh cho biết: Các nhà điều tra Đức lấy làm ngạc nhiên về việc tất cả các phòng khách sạn đều được thuê bằng tên thật của các mật vụ Việt Nam, thậm chí có trường hợp còn dùng địa chỉ của Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin để đặt phòng.

Thứ hai, các nhà điều tra Đức cũng nhận xét thấy Trung tướng tình báo Đường Minh Hưng là một người dầy dạn kinh nghiệm trong nghề gián điệp, tướng Hưng rất cẩn thận, chẳng hạn như ông hầu như không ra khỏi phòng và hạn chế tối đa việc gặp gỡ tiếp xúc, kể cả với Đại tá tình báo Nguyễn Đức Thoa của Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin.

Sáng sớm ngày 23/07/2017 trước khi vụ bắt cóc xảy ra, tướng Hưng đã rời khỏi khách sạn và không quay trở lại nữa. Ông cho Đào Quốc Oai và Nguyễn Hải Long đến trả phòng và lấy hành lý của ông. Ngay sau khi vụ bắt cóc xảy ra, cùng ngày hôm đó tướng Hưng vội vã rời khỏi nước Đức. Đào Quốc Oai đã dùng xe Porsche màu trắng chở tướng Hưng rời khỏi Berlin đến Prague và ngày hôm sau 24/07/2017 tướng Hưng bay từ Prague về Hà Nội qua ngõ Moskow.

Từ hai điểm trên, các nhà điều tra Đức đã cực kỳ ngạc nhiên và không thể nào ngờ, khi thấy: Một mặt tướng Hưng rất cẩn mật để cho Đào Quốc Oai đứng tên thuê phòng khách sạn cho ông, nhưng mặt khác đúng trong lúc Oai làm thủ tục thuê phòng thì tướng Hưng móc tiền mặt trong túi trả tiền thuê phòng cho khách sạn. Máy camera của khách sạn đã thu hình cảnh trả tiền này với khuôn mặt rất rõ của Trung tướng Đường Minh Hưng.

Như thế qua vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh cho thấy nghiệp vụ của mật vụ CSVN quá yếu kém, kể cả người cầm đầu chỉ huy là Trung tướng Đường Minh Hưng để lộ tông tích của chính mình vì những lỗi lầm quá sơ đẳng. Điều này có thể kết luận là mật vụ CSVN và cả ông Trọng không những coi thường an ninh Đức mà bất chấp mọi hậu quả miễn bắt cho được Trịnh Xuân Thanh để phục vụ cho mục tiêu củng cố quyền lực phe nhóm.

Ảnh hưởng của phiên xử Nguyễn Hải Long

Phiên xử Nguyễn Hải Long đã là một bằng chứng để xác định quan điểm của Bộ Ngoại Giao Đức đưa ra vào chiều ngày 2/8/2017 sau khi CSVN không đáp ứng yêu cầu trả ông Trịnh Xuân Thanh về Đức. Đó là CSVN “vi phạm chủ quyền nước Đức” và “trắng trợn vi phạm luật lệ quốc tế” như “thời kỳ chiến tranh lạnh”.

Diễn tiến phiên tòa còn cho thấy các quyết định trục xuất hai nhân viên đại sứ quán được cho là đã tham gia vào vụ bắt cóc, trong đó có Đại tá Nguyễn Đức Thoa, cán bộ Tổng cục Tình báo CSVN là chính đáng.

Ngoài ra, qua phiên xử này và thái độ ngoan cố của CSVN đã khiến cho chính quyền Đức không hỗ trợ cho CSVN trong việc Quốc hội Âu Châu phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA).

Nhưng quan trọng hơn, Cộng hòa Slovakia nhìn thấy chính họ bị CSVN lợi dụng một cách thô bỉ qua vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Nói cách khác, qua điều tra của cảnh sát Đức và lời khai của Nguyễn Hải Long, chính Bộ Trưởng Tô Lâm đã lợi dụng tinh thần hữu nghị song phương giữa Slovakia và CSVN để dùng cho mục đích tội phạm. Đó là Tô Lâm đã nói láo để nhờ Bộ trưởng Bộ Nội vụ Robert Kalinák vào lúc đó cho dùng chuyên cơ của chính phủ Slovakia đưa Trịnh Xuân Thanh về Hà Nội sau khi Tướng công an Đường Minh Hưng đã bắt cóc ở Berlin.

Sau khi có kết quả phiên tòa Nguyễn Hải Long vào cuối tháng 8/2018 thì bên lề Hội nghị Liên Hiệp Quốc tại New York hôm 26 tháng 9, 2018, Bộ trưởng Ngoại giao Miroslav Lajcak của Slovakia đã có một cuộc họp với Bộ trưởng Ngoại giao CSVN Phạm Bình Minh. Tại cuộc họp, Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia đã yêu cầu phía CSVN phải giải trình rõ ràng hành trình Trịnh Xuân Thanh từ Đức về Việt Nam đã thực sự diễn ra như thế nào? Phạm Bình Minh hứa sẽ chuyển tải những yêu cầu này của Slovakia đến các nhà lãnh đạo CSVN.

Tuy nhiên với bản chất dối trá cố hữu của CSVN thì Slovakia cũng sẽ phải ôm hận giống như Đức vì CSVN từ trước đến nay chẳng bao giờ thực hiện những gì mình đã hứa.

*

Tóm lại, phiên tòa Nguyễn Hải Long đã cho thấy sự yếu kém của mật vụ CSVN vì đã để lại quá nhiều dấu vết. Cũng như cách hành xử côn đồ, bất chấp luật lệ quốc tế của nhà nước CSVN chẳng những làm cho Đức, Slovakia phẫn hận mà hầu như tất cả các quốc gia thành viên khối EU đều có thái độ khinh bỉ. Đây là một vết nhơ ngoại giao của nhà nước CSVN đối với Liên Minh Âu Châu nói chung và Đức nói riêng.

Với phán quyết của Tòa thượng thẩm Đức về phiên tòa Nguyễn Hải Long, các chính phủ trong khối EU sẽ thận trọng hơn khi đưa ra chính sách ngoại giao đối với CSVN trong thời gian tới.

Những đoàn công tác của Chính phủ CSVN sang châu Âu sẽ bị hạn chế, đặc biệt đối với của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.

Ngoài ra, qua vụ án Nguyễn Hải Long, đã làm cho các quốc gia Âu Châu để ý nhiều hơn các hoạt động tình báo của những tòa đại sứ CSVN ở Âu Châu. Đồng thời những Việt kiều có quan hệ mật thiết với các tòa Đại sứ CSVN sẽ bị theo dõi hoặc bị vô hiệu hóa, cô lập… như vụ Nguyễn Lam Sơn tức ‘Sơn điền’ tại Munich là một trường hợp điển hình. Nguyễn Lam Sơn là một Việt kiều, nhưng lại có quan hệ mật thiết với đại sứ Đoàn Xuân Hưng hoặc Hồ Ngọc Thắng, là người đang là một công chức của Đức đã bị cho nghỉ việc sau khi có những bài viết chỉ trích, chê bai nước Đức, ca ngợi chế độ CSVN.

Nguyễn Thanh Văn

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.