Vụ “Panama Leaks”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thứ Hai, ngày 4 Tháng Tư vừa qua, một phần của hơn 2600 Go (hay 2,6 Terabytes) về hồ sơ trốn thuế của văn phòng Luật Sư Panama Mossack Fonseca chuyên về thuế khóa tại các thiên đường về thuế khóa đã được 109 cơ quan truyền thông lớn tại 76 quốc gia tung ra đồng loạt trên khắp thế giới.

Các tài liệu về Panama Leaks đã được thu thập cách đây hơn 1 năm, và được 376 nhà báo tiến hành điều tra, sau khi tờ nhật báo lớn Suddeutche Zeitung bên Đức đã nhận được món quà vô giá từ một nguồn tin cảnh báo mà danh tính được giữ kín. Tài liệu khổng lồ này đã được chuyển giao cho Tổ Hợp Quốc Tế Các Nhà Báo Chuyên về Điều Tra (ICIJ International Consortium of Investigative Journalists www.icij.org).

Các hồ sơ trốn thuế bao gồm hơn 11,5 triệu tài liệu trong 38 năm, từ 1977-2015 của văn phòng luật sư Mossack Fonseca liên hệ đến 214.488 văn phòng, công ty ma được dựng lên để trốn thuế tại thiên đường về thuế khóa Panama.

Sau khi phân tích khối lượng hồ sơ, hiện có ít nhất danh tính của 12 nguyên thủ và lãnh đạo của một số quốc gia được nhận diện như: Tổng Thống Ukraine Pedro Porochenko, Thủ Tướng Iceland Sigmundur David (từ chức ngày 5/4/2016), vua Saudi Arabia Saoudite Salman Al-Saoud, Tổng Thống Argentina Mauricio Macri, đương kim Tổng Thống của United Arab Emirates và Emir của Abu Dhabi Khalifa bin Zayed Al Nahyan, cựu thủ tướng Georgia Bidzina Ivanishvili, cựu Thủ Tướng Iraq Ayad Allawi, cựu Thủ Tướng Jordan Ali Abu al-Ragheb, cựu Thủ Tướng Qatar Hamad bin Jassim bin Jaber Al Thani, cựu Tổng Thống Sudan Ahmed al-Mirghani, cựu Thủ Tướng Moldova Ion Sturza, cựu Thủ Tướng Ukraine Pavlo Lazarenko.

Ngoài ra, bản phân tích còn nhận diện ra hơn 140 nhân vật thân cận với các nguyên thủ quốc gia khác trong đó có Sergueï Roldouquine (thân cận của Tổng Thống Nga Poutine), Rami Makhlouf (anh họ của Bachar Al-Assad, Mounir Majidi, Thư Ký riêng của vua Morocco, Bố của đương kim Thủ Tướng Anh David Cameron, và nhiều thành phần thân cận của Á căn Đình, Morocco, Ai Cập, Ghana,Nam Phi, Ivory Coast, Guinea, Pakistan, Azerbaïdjan, Tây Ban Nha, Mã Lai.

JPEG - 43.5 kb
Một số quan chức và những người liên hệ đến ông Putin và ông Tập Cận Bình được nêu trong Hồ Sơ Panama. Hình: Reuters

Sau vụ Chinaleaks vào năm 2013, đây là một tiết lộ rất bất lợi cho Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, vì có người anh rể Đặng Gia Qúy và người chị ruột Tập Kiều Kiều có tên trong Panama Leaks. Người thân thuộc của hai đương kim ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trương Cao Lệ và Lưu Vân Sơn đều có tên trong Hồ Sơ Panama.

Ngoài ra, Lý Tiểu Lâm (con gái cựu Thủ tướng Lý Bằng) và Jasmine Li (cháu gái của Giả Khánh Lâm, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc) cũng có tên trong Hồ Sơ.

Liên quan đến Việt Nam có 7 công ty, 4 khách hàng, 8 cá nhân thừa hưởng, và 92 cổ đông. Hiện nay, tổ hợp ICIJ sẽ từ từ cho công bố các tài liệu chưa được phân tích, điều tra còn lại.

Vấn đề đặt ra là tại sao những tài liệu khổng lồ bị lọt ra ngoài?

Nếu sao chép khối lượng 2600 Go, phải mất hơn 90 phút với vận tốc sao chép ra DVD 500 Mo/giây (USB 3.0).

Nếu chỉ xử dụng USB 2.0, với vận tốc 60 Mo/giây, sẽ mất hơn 12 giờ. Và phải thay 2600 Go/8 = 350 DVD. Đó là chưa kể đến thời gian thay DVD mới và tìm kiếm trong hồ sơ lưu trữ (archive) của văn phòng Luật Sư Mossack Fonseca.

Do đó, những người thu thập được loại tài liệu kín này và khối lượng 2600 Go chắc chắn phải thuộc thành phần quản trị viên hay biết rõ hệ thống thông tin của Mossack Fonseca, thì mới có đủ thời giờ xử dụng quyền quản trị (admin privilege) nhằm tìm kiếm và thu thập hơn 11,5 triệu tài liệu cần lấy từ 1977-2015 trong hồ sơ lưu.

JPEG - 49.4 kb
Văn phòng Luật sư Mossack Fonseca. Hình: Getty Images

Ngoài ra, có thể hệ thống bảo quản thông tin của văn phòng luật sư không được bảo vệ đúng mức. Nói cách khác là mức độ an ninh mạng khá lỏng lẻo; do đó, những kẻ tấn công có thể chiếm được trang mạng, xử dụng các lỗ hổng chưa được trám, đoạt lấy quyền quản trị. Từ đó, gài các nhu liệu chuyển hồ sơ (file transfer), để từ từ chuyển khối lượng khổng lồ này ra ngoài từ ngân hàng dữ kiện (database) mà không bị phát giác.

Chính những người cảnh báo (whistleblower) có lương tri, can đảm này đã bất chấp rủi ro, làm công việc lấy các tài liệu liên hệ đến các vụ trốn thuế, che dấu tài sản phi pháp các thành phần có quyền chức tại Panama, để công bố trước công luận thế giới.

Trước sự phát hiện động trời về Hồ Sơ Panama, phản ứng của dư luận lẫn chính quyền của một số quốc gia có những khác biệt.

Ngay sau vụ công bố danh sách đầu tiên, dư luận đều tỏ ra phẫn nộ trước các hành vi lạm dụng quyền chức để làm giầu bất chánh và che giấu tài sản phi pháp tại thiên đường thuế Panama.

Các chính phủ các quốc gia pháp trị như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Hòa Lan, Bỉ, Canada đã tuyên bố là sẽ tiến hành điều tra về các dữ kiện trốn thuế các công dân liên hệ.

Trong lúc các quốc gia độc tài như Nga, Trung Quốc ngăn cấm việc loan tải vụ Panama Leaks bằng cách kiểm duyệt các khóa chữ liên hệ. Riêng tại Trung Quốc, hoàng đế đỏ Tập Cận Bình tỏ ra bối rối khi người dân Trung Quốc biết là gia đình Tập Cận Bình cũng tham nhũng, lợi dụng quyền thế để làm giàu bất chính và chiến dịch diệt tham nhũng cũng chỉ là cớ để tiêu diệt đối thủ chính trị, củng cố quyền lợi không hơn không kém.

JPEG - 72.9 kb
Người dân Iceland biểu tình đòi thủ tướng từ chức.

Hậu quả chính trị đầu tiên là ngay ngày hôm sau 5/4, Thủ Tướng Iceland đã phải từ chức sau khi tên ông bị công bố trong vụ Panama Leaks và hàng chục ngàn dân biểu tình đòi thủ tướng từ chức.

Về phía Việt Nam, dư luận biết rõ phe phái Nguyễn Tấn Dũng, cũng như gia đình Trần Đại Quang tham nhũng biển thủ công qũy, thụ đắc tài sản phi pháp lên đến hàng tỷ Mỹ Kim. Ngày nay với sự quan tâm của dư luận, các luật pháp quốc tế cho phép truy lùng và thu hồi tài sản phi pháp, chắc chắn là lãnh đạo CSVN không còn chỗ để hạ cánh an toàn.

Chắc chắn sẽ có Vietnam Leak. Những người có lương tri trong guồng máy có khả năng thu thập các dữ kiện về tải sản phi pháp các thành phần lãnh đạo CSVN như Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Tấn Dũng, xin hãy thu thập dữ kiện và gởi đến các tổ chức đấu tranh cho dân chủ, cho tổ hợp ICIJ.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”