Vụ tặng 155 triệu Bảng Anh của bà Phương Thảo cho Đại Học Oxford có vấn đề

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ Tịch HĐQT Tập Đoàn Sovico, CEO VietJet Air. Ảnh: Linh Luong Thai/ Bloomberg
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một người phụ nữ Việt Nam bỗng chốc trở thành nổi tiếng tại quê nhà lẫn tại Anh và thế giới vào năm ngoái khi bà Nguyễn Thị Phương Thảo, một tỷ phú doanh gia tại Việt Nam, Chủ Tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Sovico, tuyên bố tặng trường Linacre College thuộc đại học danh tiếng Oxford một khoản tiền lớn – 155 triệu Bảng Anh (tương đương 172 triệu USD), với điều kiện ngược lại là trường này phải đổi tên thành Thảo College.

Cách đây vài ngày, câu chuyện lại trở nên xôn xao vì khoản tiền đầu tiên, 50 triệu Bảng Anh, mà bà Phương Thảo hứa hẹn giao cho trường Linacre vào cuối tháng Sáu vừa qua đã không đến, và thỏa thuận đang bị nghi ngờ là gặp trục trặc. Phải chăng bà Phương Thảo đã rụt lại trước quá nhiều chống đối tại cả Việt Nam lẫn Anh Quốc.

Những lên tiếng của thành phần sinh viên, giáo chức, dân biểu, truyền thông và các nhà hoạt động tại Anh đặt vấn đề về sự việc này như sau:

1/ Danh tiếng của trường không thể đem rao bán, nhất là nguồn tiền có thể không trong sạch vì Tập Đoàn Sovico rất gần với nhà nước Cộng Sản Việt Nam. Vào đầu tháng Mười Một năm ngoái, bà Phương Thảo tháp tùng Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính công du hai nước Anh và Pháp, cũng là dịp bà tuyên bố số tiền tặng khổng lồ cho Linacre College.

2/ Tập Đoàn Sovico tham gia khai thác nhiên liệu hóa thạch, tác hại lên môi trường sống. Nhà nước CSVN với thành tích vi phạm nhân quyền trầm trọng, đã bắt giữ các nhà hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam.

3/ Bà trùm hàng không “bikini” VietJet Air lợi dụng hình ảnh những cô gái trẻ mặc bikini để làm giàu, hợp tác với những thành phần vi phạm nhân quyền và tham nhũng của chế độ. Có phải họ đang dùng nguồn tiền bẩn này để luồn lách và lũng đoạn các xã hội dân chủ hiện nay, tương tự như việc làm của các chế độ độc tài tại Nga và Trung Quốc?

Tháng Sáu vừa qua, chính phủ Anh Quốc đã điều chỉnh luật lệ để ngăn chặn tiền bạc nước ngoài ảnh hưởng đến nền giáo dục nước này.

Một viên chức Bộ Giáo Dục Anh Quốc được thuật lời cho hay sẽ không chấp nhận các hợp tác nếu làm nguy hại đến an ninh quốc gia. Chính phủ Anh Quốc tiếp tục yểm trợ lãnh vực giáo dục để xác định và giảm thiểu các nguy cơ can thiệp.

4/ Làm thế nào mà một người không tôn trọng phụ nữ và sát cánh với các lãnh đạo độc tài để làm giàu và phá hoại môi trường lại có thể thay thế tên của một vị trí thức Anh đã cống hiến cho đời những nghiên cứu giá trị về nhân văn và khoa học, Tiến Sĩ vật lý học Thomas Linacre, mà ngôi trường đã vinh hạnh mang tên ông suốt 60 năm qua.

Tiến Sĩ Julian Lewis, một thành viên của hội đồng cố vấn trường (Privy Council) trong quyết định nhận tiền và đổi tên, đang kêu gọi cơ quan này ngăn chặn việc đổi tên. Trong tư cách một dân biểu, TS Lewis đã phát biểu tại Hạ Viện Anh về khoản tiền của bà Phương Thảo rằng:”Nếu chúng ta muốn dẹp bỏ loại tiền bẩn và những khoản quyên góp mờ ám ở đất nước này, đây sẽ là một dịp tốt để bắt đầu.”

Tại Việt Nam, dư luận đặt vấn đề là:

Tại sao bà Phương Thảo lại tài trợ hàng trăm triệu USD vào một trường đại học tại Anh Quốc – nơi có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 14 lần Việt Nam, trong lúc trẻ em Việt Nam đi học không có tiền mua sách, bụng đói, thể lực èo uột và ngay cả các trường đại học cũng thiếu thốn, không đủ tiêu chuẩn để phục vụ mục tiêu giáo dục. Giáo chức cũng đói nghèo, giật gấu vá vai?

Phải chăng đại gia “lạnh cẳng” vì sợ bị thanh trừng?

Trong bối cảnh hàng loạt cựu quan chức ở Thành Hồ và nhiều khu vực khác bị kỷ luật từ án treo cho tới tù tội, đuổi ra khỏi đảng CSVN, phạt tiền, thu tóm tài sản… bất kể họ là giới chức cao cấp của các bộ, ngành, và cả những doanh nhân tư, bà Phương Thảo có thể đã lạnh cẳng, muốn lặn sâu để khỏi bị chú ý.

Một vài thí dụ mới nhất là Bộ Trưởng Y Tế Nguyễn Thanh Long và Chủ Tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh – hai nhân vật cao cấp bị xử lý trong chiến dịch “đốt lò” của TBT Nguyễn Phú Trọng, cùng với cựu Thứ Trưởng Bộ Khoa Học Công Nghệ Phạm Công Trạc hôm 7/6. Hồi tháng Tư, Thứ Trưởng Ngoại Giao Tô Anh Dũng bị bắt liên quan vụ ‘máy bay giải cứu.’ Tháng Năm, cựu Thứ Trưởng Y Tế Trương Quốc Cường ra tòa trong vụ thuốc giả của VN Pharma.

Ngày 8 tháng Mười vừa qua, đại gia Trương Mỹ Lan, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát, vừa bị Bộ Công An Việt Nam bắt giam cùng với 3 người khác. Một loạt giám đốc điều hành các tập đoàn lớn cũng đã bị bắt giam gần đây. Hơn 1.200 vụ đã được điều tra trong năm nay, hơn 730 vụ liên quan đến trên 1.500 bị cáo bị đưa ra tòa.

Muốn thực lòng diệt trừ tham nhũng thì không thể tiếp tục độc đảng, độc tài, không thể thiếu tự do báo chí và tự do ngôn luận, càng không thể thiếu một hệ thống pháp luật nghiêm minh, không thể thiếu sự minh bạch trong guồng máy nhà nước, và những người có can đảm tố giác tham nhũng, sai trái phải được bảo vệ.

Khi thể chế độc tài CSVN vẫn tiếp tục kiểm duyệt gắt gao các tiếng nói phản biện, thì động cơ “đốt lò” không phải là làm sạch guồng máy nhà nước, mà là triệt hạ đối thủ để thu tóm và củng cố quyền lực độc tôn.

Tổ chức phi chính phủ Freedom House tại Hoa Kỳ xếp Việt Nam là nước “không có tự do,” với số điểm thấp 19/100 cho năm 2021. Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế, một tổ chức chống tham nhũng có trụ sở tại Berlin, xếp Việt Nam ở vị trí 39/100 cho năm 2021.

Các nhóm nhân quyền thế giới liên tục cáo buộc chính phủ Việt Nam đàn áp người bất đồng chính kiến, xiết chặt tự do ngôn luận, bắt bớ tùy tiện các nhà hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường hay tôn giáo.

Trần Diệu Chân tổng hợp nguồn tin từ các báo tại Anh

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.