World Bank cho chính phủ ông Phúc uống nước đường

Buổi lễ công bố Báo cáo Điểm lại tháng 7/2020 cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân Hàng Thế Giới hôm 30/7/2020. Ảnh: Cafef
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bản báo cáo Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) vừa công bố ngày 30 tháng Bảy, 2020 đã đánh giá một cách lạc quan rằng: “Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế sôi động nhất thế giới,” sau khi kềm chế được virus corona suốt 3 tháng. Nó thật phù hợp với bối cảnh chính phủ Nguyễn Xuân Phúc công khai bày tỏ mong muốn Việt Nam là nơi lý tưởng nhất cho đại bàng đến xây tổ đẻ trứng vàng và quan trọng hơn: “nếu cột đèn bên Mỹ có chân thì đã…. trốn về Việt Nam.”

Theo WB trong năm 2020, GDP của Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức 2,8% và 6,7% trong năm 2021. Những con số tốt đẹp ấy khiến WB kết luận Việt Nam sẽ “là quốc gia tăng trưởng hàng thứ 5 trên thế giới trong năm 2020.” Người ta còn nhớ năm 2019, cũng chính WB đã xếp Việt Nam là quốc gia đứng đầu trong top các quốc gia tăng trưởng nhanh nhất. Nay sau khi Covid-19 vừa tạm yên, mức tăng trưởng của Việt Nam đứng vào thứ 5 trên thế giới là quá tốt. Bởi vì trong khi đó, hai thị trường mà Việt Nam xuất khẩu hàng hoá lớn nhất là Hoa Kỳ và Âu Châu thì tăng trưởng âm do ảnh hưởng dịch bệnh mà chưa có dấu hiệu phục hồi rõ ràng.

Tại Hoa Kỳ, nền kinh tế mạnh hàng đầu thế giới, theo số liệu của Bộ Thương Mại công bố hôm 30 tháng Bảy tăng trưởng GDP giảm 9,5% trong quý 2, tương đương 32,9% của cả năm. Đây là con số giảm lớn nhất, chưa từng thấy đối với một đại cường kinh tế. Do đó, công bố của Ngân Hàng Thế Giới nói rằng Việt Nam sẽ đứng thứ 5 thế giới về tăng trưởng là điều đáng mừng cho chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, nhưng là mừng…hụt!

Vì vừa đọc xong báo cáo của WB, sau 100 ngày được nói là không có ca nhiễm, bỗng nhiên con coronavirus không kèn không trống đổ bộ đến Đà Nẵng rồi lan ra khắp nước. Chỉ trong vòng vài ngày số ca nhiễm Covid-19 có liên quan đến ổ dịch Đà Nẵng vọt lên 3 con số và đến ngày 31 tháng Bảy đã có ít nhất 3 người chết. Tình hình thật bi đát và thay đổi từng ngày.

Trong khi đó, nển kinh tế Việt Nam dựa vào xuất khẩu đang xuống dốc vì không có đơn đặt hàng từ những khách hàng truyền thống. Tính ra có tới 35 triệu công nhân các loại không có việc làm, hàng trăm ngàn công ty nhỏ và vừa lâm vào tình huống khó khăn. Chuyện duy trì hoạt động sản xuất để nuôi sống công nhân còn phải trông chờ vào chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng nó chỉ đang được các kinh tế gia bàn cãi trên bàn giấy.

Chính phủ thì ra lệnh các nơi chuẩn bị lập tổ để đón đại bàng, nhưng giả sử đại bàng có đến làm tổ thì phải ít nhất một năm sau mới có thể nói đến chuyện sinh sôi nẩy nở. Trong khi đó, hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam lâu nay là Âu Châu và Hoa Kỳ vẫn đóng cửa chưa biết đến bao giờ mở lại thì lấy gì để GDP tăng lên, theo cách tính toán hào phóng của Ngân Hàng Thế Giới.

Do đó, bản báo cáo tháng Bảy của WB khiến người ta có thể hiểu:

Một là WB hoàn toàn dựa theo nhu cầu của CSVN tô vẽ màu hồng lên bức tranh kinh tế u ám. Đây là một nhu cầu chính trị không thể thiếu trong tình hình Việt Nam đang chuẩn bị bước vào đại hội đảng lần thứ 13. Đảng cho rằng WB sẽ giúp cho ông Phúc chuyển giao quyền lực cho người mới sau 5 năm làm thủ tướng chính phủ, phải có cái gì đó hồng hồng tốt đẹp. Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có dịp báo cáo nương theo nhận xét lạc quan của WB, một định chế tài chính quốc tế bên ngoài mà người ta tin rằng nó khách quan, hầu có thể che đậy tình trạng tồi tệ, xuống cấp của xã hội.

Hai là, nếu không dựa theo nhu cầu chính trị của đảng CSVN để vẽ màu hồng thì các chuyên gia kinh tế của WB chỉ đọc qua những báo cáo với những con số đẹp được nguỵ tạo khéo léo của Tổng Cục Thống Kê Việt Nam. Hoặc họ trao đổi với các chuyên gia kinh tế của chính phủ trong phòng có máy lạnh để từ đó sáng tác ra bản báo cáo tô hồng theo ý muốn của Việt Nam mà không hề có những khảo sát thực tế hay trực tiếp tiếp xúc để tìm hiểu đời sống người dân.

Các lãnh đạo Việt Nam thường rất mặn mòi với câu “Trong nguy có cơ” thì rõ ràng trong cái nguy cơ do Covid-19 mang đến thì báo cáo của WB chính là cơ hội tốt nhất để chứng tỏ với các đại bàng rằng hãy an tâm đến Việt Nam làm tổ nhanh lên kẻo muộn. Bởi vì nếu WB có những sự khảo sát thực tế thì họ sẽ không dám kết luận trên mây rằng “khu vực nhà nước sẽ là động cơ mới cho tăng trưởng Việt Nam.” Cái gọi là khu vực nhà nước này trong thực tế đang lâm vào cuộc khủng hoảng không lối thoát, nghĩa là thua lỗ khủng khiếp hơn bao giờ hết.

Tình trạng hiện nay do Covid-19 tác động, các công ty hàng không thì cho hàng trăm phi cơ phơi nắng; hàng chục công trình thua lỗ của Bộ Công Thương tiếp tục nằm phơi mưa. Đó là chưa kể Tập Đoàn Dầu Khí bị Trung Cộng xua đuổi, không hút không bán được dầu và giá thị trường quá rẻ trong khi phải đền bù hàng tỷ Mỹ Kim cho các công ty thăm dò nước ngoài do bể hợp đồng. Cạnh đó các công ty nhà nước bỏ tiền ra đầu tư bên ngoài cũng thua lỗ thê thảm, lên đến 1,8 tỷ Mỹ Kim trong 6 tháng đầu năm 2020.

Vậy phải chăng đánh giá của WB “Việt Nam sẽ là quốc gia tăng trưởng hàng thứ 5 trên thế giới trong năm 2020″ chính là hành động cho chính phủ Nguyễn Xuân Phúc uống nước đường để chữa bệnh kinh tế xuống dốc?

Phạm Nhật Bình

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.