Yếu Tố Kinh Tế Trong Mùa Bầu Cử Tại Hoa Kỳ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhắc đến nền kinh tế Hoa Kỳ trong mùa bầu cử là nói về một yếu tố quan trọng trong bối cảnh chung của xã hội Hoa Kỳ và tình hình thế giới hiện nay. Nhưng trước khi nói đến kinh tế Hoa Kỳ, tưởng cũng nên đề cập đến tình hình kinh tế thế giới nói chung. Dựa theo các số liệu từ đầu năm 2004 đến nay, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) dự đoán tổng sản lượng thế giới sẽ gia tăng 5%, một mức tăng trưởng lớn nhất trong gần ba thập niên qua. Trong đó, Tổng Sản Lượng Quốc Gia (GDP) trung bình tăng trưởng trong năm 2004 ở Âu Châu sẽ là 2,6%, Nhật Bản 4,3%, Trung Quốc 9%, các quốc gia Công Nghiệp Mới (Newly Industrialized) ở Á Châu 5,5% và Hoa Kỳ là 4,3%. Riêng tại Hoa Kỳ năm nay, mức tăng trưởng kinh tế GDP trong Quý I là 4,5% và Quý II là 3,3% và dự đoán Quý III sẽ là 4%.

Giống như thời của cha mình, TT Bush hiện nay đã thiếu may mắn khi dọn vào tòa Bạch Ốc ngay trúng thời điểm chu kỳ kinh tế đang đi xuống. Năm đầu tiên (2001) làm Tổng Thống, Bush đã chứng kiến gần 8 tháng trời suy giảm kinh tế và một thị trường chứng khoán tồi tệ vào năm 2002. Để giải quyết phần nào tình trạng xuống dốc kinh tế lúc bấy giờ, TT Bush đã đưa ra chính sách kinh tế là cắt giảm thuế cho người dân. Mục tiêu là gia tăng số lợi tức cho cá nhân, các doanh nhân, từ đó góp phần giảm bớt gánh nặng lợi tức cho người dân, tạo thêm động lực tiêu thụ hàng hóa trong quần chúng và gia tăng mức tái đầu tư cho các doanh nghiệp.

GIF - 9.4 kb

Ngoài ra, chính sách cắt giảm dần dần mức lãi suất Quỹ Liên Bang (Federal Fund rate), kể từ mức 4,5% vào tháng 4/2001 đến mức 1,75% vào cuối tháng 9 vừa qua, đã góp phần hỗ trợ giới doanh nhân, các công ty lớn nhỏ, có thêm cơ hội để mượn tiền cho việc gia tăng đầu tư cũng như giảm bớt gánh nặng trả tiền lãi suất. Đặc biệt là từ khoảng tháng 6 giữa năm 2003 đến tháng 6/2004, mức lãi suất này đã được giữ ở mức thấp nhất là 1%. Mức lãi suất Quỹ Liên Bang này là mức tiền lãi mà các nhà băng cho vay hoặc mượn lẫn nhau “qua đêm” (overnight) để mỗi nhà băng phải giữ đúng số lượng tiền dự trữ của họ theo chính sách quy định của Ngân Hàng Liên Bang. Mức lãi suất này có ảnh hưởng rất lớn đối với hầu hết các mức lãi suất khác trong toàn bộ nền kinh tế Hoa Kỳ.

Chính sách kinh tế tiền tệ này (Monetary Policy) được quyết định bởi Hệ Thống Quỹ Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve System, hay còn gọi Ngân Hàng Dữ Trữ Liên Bang, Federal Reserve Bank, Central Bank…). Cứ khoảng mỗi năm tuần một lần, Ủy Ban Thị Trường Mở Rộng Liên Bang [Federal Open Market Committee (FOMC)] tổ chức một cuộc họp quan trọng để thảo luận và công bố mức lãi suất Quỹ Liên Bang, bao gồm 7 vị thống đốc của Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang cộng với các vị chủ tịch của 12 Ngân Hàng Dự Trữ Khu Vực (ví dụ như Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang tại New York, Chicago, Atlanta.v.v…). Tuy nhiên, chính sách cắt giảm thuế và hạ mức lãi suất của TT Bush đã giúp vực dậy phần nào nền kinh tế Hoa Kỳ trong thời kỳ suy thoái vừa qua nhưng tất nhiên cũng đã tạo ra thêm những hậu quả (tác dụng) phụ về mặt thâm thủng ngân sách nhà nước, tình trạng công ăn việc làm còn bấp bênh vì những biến động khó dự đoán trước của tình hình kinh tế toàn cầu. Tình trạng tiêu thụ hàng hóa vẫn còn yếu, thị trường lao động vẫn chưa vận hành hết công suất, giá dầu hỏa tăng cao, cán cân thâm thủng mậu dịch vẫn tiếp tục tăng cao… đều là những chỉ dấu không tốt cho chính phủ Bush trong thời điểm quan trọng này. Nhưng nếu như mức tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ trong cả năm 2004 là khoảng 4,3% thì cũng không phải là tồi so với mức tăng trưởng trung bình (dự đoán) của Âu Châu (2,6%), Nhật Bản (4,4%) và Thế Giới (5%) như đã đề cập ở trên. Mức tăng trưởng kinh tế hiện nay của Hoa Kỳ cũng là kết quả của mối quan hệ, tác động qua lại giữa Hoa Kỳ và kinh tế thế giới nói chung.

Cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ năm nay cũng đề cập nhiều đến tình hình kinh tế như những lần trước đây. Công ăn việc làm luôn là mối quan tâm lớn của giới cử tri nhưng không phải vậy mà yếu tố kinh tế là điều quan trọng duy nhất trong mọi cuộc bầu cử. Hầu hết các nhà bình luận chính trị đều ghi nhận rằng yếu tố kinh tế đang bị lấn át bởi tình hình chiến tranh chống khủng bố, mối đe dọa buôn bán vũ khí hạt nhân, sinh học và hóa học và đặc biệt nhất là cuộc chiến tại Iraq. Vấn đề an ninh, chiến tranh, ngăn chặn khủng bố cũng đang được đưa lên hàng đầu trong những mối quan tâm của người dân Hoa Kỳ. Và chính vì vậy mà cả hai ứng cử viên TT Bush và TNS Kerry đã dành nhiều thời gian trong 3 cuộc tranh luận tống thống vừa qua để đối chất nhau về chính sách ngoại giao, sách lược chống khủng bố và giải quyết cuộc chiến tại Iraq. Nói tóm lại, yếu tố kinh tế đối với giới cử tri trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ lần này đang được xếp ngang hàng với yếu tố an ninh và chiến tranh hiện nay. Hai ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ sẽ phải trình bày một cách thuyết phục hơn nữa về cả hai lãnh vực kinh tế và an ninh thì mới có khả năng thu hút được nhiều lá phiếu của quần chúng. Có như thế, khi đến ngày bầu cử 2 tháng 11 sắp tới, người dân Hoa kỳ mới có thể an tâm hơn trong cuộc sống, cả về mặt tinh thần lẫn vật chất. (Đ.V.)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.