Điềm trời cảnh cáo: ác báo nhãn tiền

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày xưa các cụ ta làm quan, luôn cố gắng giữ đức thanh liêm vì muốn noi theo gương sáng của tổ tiên và cũng vì tin vào đất trời, vào thuyết nhân quả. Cụ Hoàng Giáp Nguyễn Đăng Huân là một điển hình. Giòng họ cụ nhiều đời làm quan đều giữ theo nếp nhà, nổi tiếng nhân hậu, liêm khiết. Cụ sống dưới thời Minh Mạng, có tiếng là vị quan đầy lòng nhân ái bao dung. Cụ luôn lo cho đời sống của người dân. Ngay cả với tội phạm, khi xử án cụ cũng tìm đường cho họ sống và làm lại cuộc đời. Từ truyền thống đó của tổ tiên, nhiều bài học quý báu về việc làm lành lánh ác, về thuyết nhân quả đã được truyền lại cho người đời sau qua cách sống, qua ca dao tục ngữ: Nhân nào thì quả đó, ác lai thì ác báo…

Vì vậy, có thể nói thuyết nhân quả của nhà Phật — tiềm tàng trong mọi sự vật, không một vật thể nào thoát khỏi nhân quả, khi gieo ác thì chắc chắn sẽ gặt quả ác – đã trở thành một phần của văn hóa Việt Nam.

Và đó cũng là đề tài đang được bà con tại Nghệ An bàn tán sôi nổi trong mấy tuần qua, xoay quanh cái thông báo bất ngờ về việc hoãn xử phúc thẩm 14 thanh niên yêu nước dự tính diễn ra vào ngày 24/04/2013. Văn thư của thẩm phán toà án tối cao Nguyễn Văn Khôi chỉ cho biết lý do hoãn lại là vì một thành viên của Hội đồng xét xử không thể tham gia phiên toà theo dự kiến. Tuy nhiên, những người biết chuyện tại Nghệ An đang truyền tai nhau rằng sở dĩ phiên toà bị hoãn lại là vì ông bố của chánh án bị tai nạn xe cộ trầm trọng chỉ 1 tuần trước ngày xử nói trên. Nhiều người dân trong vùng khi nghe tin đã khẳng định đó là chuyện ác báo nhãn tiền. Tuy ông chánh án là người ác nhưng những người cùng gia đình với kẻ làm ác đều hưởng chung những lợi lộc từ các việc ác đó thì cũng bị Trời phạt chung.

Sở dĩ bà con trong vùng xem việc làm của ông chánh án là quá ác là vì họ biết gia đình và việc làm hết sức nhân bản của 14 thanh niên (đúng ra là 17 người) vừa bị kết án sơ thẩm quá nặng nề vào tháng 1 vừa qua. Đây là những người trẻ đã bỏ công sức đi thu lượm các thai nhi bị giết về chôn cất, đến giúp đỡ người dân tộc thiểu số, người già neo đơn, đi vận động bảo vệ môi sinh, đi phản đối Trung Quốc xâm lấn quê hương, … Những trái tim trẻ đầy tình yêu nước, yêu người này đã và đang được nhiều người tại Nghệ An, Vinh, và khắp nơi cảm phục. Nhưng tòa án tại Nghệ An lại đại diện cho nhà cầm quyền giáng lên họ tổng cộng 83 năm tù tội chỉ vì không muốn những việc họ làm sẽ có nhiều người huởng ứng làm theo và vuột khỏi vòng kiểm soát của nhà nước. Rất nhiều người đã nguyền rủa bản án độc ác đó và cho rằng những lời nguyền rủa của dân đã ứng nghiệm nhãn tiền lên bố ông chánh án.

Nhưng cũng có người lại bảo rằng đó chưa phải là chuyện “ác báo” mà chỉ mới là lời cảnh cáo của Trời Đất thôi. Vì nếu để trả lại cho bằng với cái ác mà những kẻ ngồi các ghế thẩm phán, ghế kiểm sát đã gây ra cho biết bao nạn nhân thì hình phạt dành cho kẻ ác và cho mọi thành viên trong gia đình kẻ ác phải nặng gấp vài chục lần cũng chưa xứng với các việc họ làm.

Không ai có thể lý giải về sự huyền bí của nhân quả, nhưng ngay tại Hà Nội đã có những câu chuyện quả báo mà nhiều người truyền tai nhau. Khi Hà Nội được giải phóng năm 1954, một số người thừa cơ đã nhân danh cách mạng xông vào đập phá chùa chiền, những nơi tôn nghiêm thờ phượng, rồi chiếm luôn đất chùa làm của riêng. Năm tháng trôi qua, hầu hết những người đó đều bị chết trong những tai nạn thật khủng khiếp. Riêng một cặp vợ chồng từng chiếm đất của chùa rồi bán lại trong thời kinh tế thị trường khoảng 10 năm trước, họ kiếm được rất nhiều tiền, và sống cực kỳ xa hoa. Nhưng một hôm đang đứng trên vỉa hè, đột nhiên một chiếc xe tải lao lên hè phố cán đứt đôi cả hai người. Sau đó, gia đình họ lại gánh chịu thêm một bi kịch nữa. Tang lễ bố mẹ chưa xong thì con cái tranh giành tài sản, đánh nhau dữ dội ngay khi quan tài chưa được an táng.

Hiển nhiên, những kẻ làm các việc ác xưa nay thường biện hộ với chính mình và với cả thần thánh là họ chỉ làm theo lệnh trên. Nhưng thực tế cho thấy chính nhờ bàn tay thi hành của những kẻ ác này mà các cấp trên của họ càng làm ác dễ hơn và nhiều hơn gấp trăm lần. Nếu chính ông Hồ, ông Trường Chinh phải đến tận nơi và phải tận tay đấu tố một số “địa chủ” thì con số các nạn nhân đã không cao đến như vậy. Nếu chính các cấp bí thư, chính ủy tại Huế phải tự tay đào đất chôn sống các nạn nhân tại Huế năm Mậu Thân thì con số các nạn nhân cũng không nhiều đến như vậy… Chính sự mù loà, tuân thủ của kẻ thừa hành đã giúp những kẻ ác ở thượng tầng chỉ việc ngồi phòng lạnh, thảnh thơi ký giấy, ra lệnh miệng một cách dễ dàng và sạch sẽ ở rất xa nơi xảy ra các hành vi ác độc. Những việc nhơ nhớp, tàn độc đã có những kẻ khác thi hành. Vì thế mà việc tuân thủ chăm chỉ của những kẻ ác bên dưới góp phần và có khi thúc đẩy kẻ ác ở bên trên được thể giết người, hại người dễ hơn và nhiều hơn.

Hầu hết những cán bộ trong guồng máy của chế độ hiện nay, đặc biệt trong ngành công an, an ninh, tận đáy lòng đều biết cái nghiệp ác tích tụ quá lớn của họ, dù ở vị trí ra lệnh hay thi hành. Chắc chắn đã có những quả báo xảy đến cho bản thân và gia đình họ mà người chung quanh không hề hay biết, chỉ những kẻ trực tiếp nhận lãnh mới biết những gì đang ứng nghiệm. Chính vì thế mà hiện nay mới đang có cả một cơn sóng cán bộ đổ xô đi ném tiền vào các nơi thờ cúng tâm linh, đền đài, để mong được xoá tội, được “xí xóa huề” cho tương lai của họ, và cho đời con đời cháu họ.

Nhưng nếu đã tin vào nghiệp chướng thì mọi việc làm trên đều vô ích. Vì thần thánh đâu phải là người phàm mắt thịt mà nhận hối lộ — còn nếu vẫn thèm nhận hối lộ thì đã không thành thần thánh. Hơn nữa, thần thánh cũng không phải là kẻ bị hại. Gia đình các nạn nhân của họ mới là những người đã bị hại, bị cướp, bị đẩy vào cảnh lầm than. Vì vậy bù đắp lại cho thần thánh là sai chỗ nên có xóa được gì đâu? Và thần thánh nào có thể tha thứ hay chấp nhận được những kẻ vừa mới làm điều ác trước khi bước vào đền lễ bái, và sau khi ra khỏi đền lại tiếp tục làm ác? Do đó, nếu không ngưng ngay các việc ác đức đang làm; nếu không quay lại đền bồi cho các nạn nhân của mình; nếu không góp phần chận đứng cái ác của các đồng nghiệp, của guồng máy mà mình phục vụ, thì những chuyện “ác báo” sẽ vẫn tiếp tục chờ đợi để phủ xuống, không chỉ trên kẻ ác mà cả những người thân trong gia đình họ. Kinh sách nhà Phật viết rằng: muốn biết đời trước của mình như thế nào, thì hãy nhìn kỹ cái quả báo mà mình đang lãnh thọ của đời hiện tại nầy. Muốn biết cái quả báo của mình đời sau ra sao, thì hãy nhìn vào cái tác nhân mà mình đang gây tạo trong hiện đời. Tiền bạc, tài sản cũng chỉ là hư vô. Khi rời bỏ cuộc sống này, con người chỉ còn lại hai bàn tay trắng, nhưng nợ máu, ác nghiệp sẽ đẫn đến đời sau, kiếp sau, và cả đời con, đời cháu mình cũng cùng phải trả nghiệp.

Và trả nghiệp có khi không chờ đến đời sau. Cuộc đời của hàng ngàn những hung thần thời Pol Pot và gia đình họ trên đất Miên hiện nay là bằng chứng ngay trước mắt. Không cần chờ đến kiếp sau, hiện nay hàng đêm họ phải đối diện với những khuôn mặt đầy máu của những người bị giết, đối diện với nỗi ám ảnh ghê rợn liên tục trong suốt những năm tháng tuổi già của cuộc đời. Càng già càng sống trong run sợ, hãi hùng.

Đúng là QUẢ BÁO RẤT NHÃN TIỀN.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.