Độc chiêu: dùng “sức khoẻ” để thanh lọc cán bộ!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam (CSVN) thông tin về sức khoẻ của các lãnh đạo Đảng, từ hồi nào tới giờ, vẫn luôn là chuyện bí mật.

Nếu đảng CSVN chỉ là một đảng “bình thường như người ta” thì cán bộ Đảng có ốm bệnh, thậm chí sống chết ra sao cũng chẳng ai quan tâm.

Khổ nỗi, CSVN đã cướp chính quyền, phong cho cán bộ của họ những chức vụ nắm quyền điều hành mọi bộ phận của đất nước từ đảng, đoàn, mặt trận, công ty, trường học, bệnh xá, chính quyền… với gần 3 triệu công chức ở trung ương và địa phương. Những cán bộ này là công chức ăn lương tức phải có bổn phận như tất cả những người đi làm, công hay tư, là phải báo cáo công việc mình làm ra sao, sức khoẻ ốm đau thế nào, nghỉ việc hay chữa bệnh thì phải báo cáo cho “chủ” (là người dân) biết.

Thế nhưng, CSVN không làm những việc phải làm đó. Họ tổ chức và làm việc như trong một công ty của gia đình, mà họ là con ông cháu cha, hứng làm thì làm, thích nghỉ thì nghỉ, chẳng bao giờ báo cáo. Bệnh tật không báo cáo, thậm chí chết cũng không báo cáo. Chuyện gì cũng giữ bí mật.

Mới đây thôi, có tin đồn là hai ông Lê Đức Anh, cựu Chủ Tịch Nước, và ông Phan Văn Khải, cựu Thủ Tướng, cùng chết vào ngày 23/2/2018. Sau đó thì có tin khác từ gia đình của ông Lê Đức Anh cho biết là ông ta chưa chết. Trên mạng thì tin tức đủ loại được loan ra gồm cả tin xác ông Phan Văn Khải bị… “mất tích”! Đảng và Nhà Nước CSVN thì im re, không phủ nhận cũng chẳng đính chính, xem dân như… pha! Tóm lại là họ còn sống hay đã chết, chẳng ai biết!

CSVN hành xử như thế đã từ rất lâu, ngay từ thời ông Hồ Chí Minh, ông ta bệnh tật sống chết ra sao Đảng cũng giấu. Rồi khi chết cũng đổi ngày cho đúng… “quy trình”!

Những hành xử nói trên của lãnh đạo CSVN đã khiến cho người dân đâm chán với tâm lý “mackeno.”

Nhưng bỗng dưng, vào ngày 1 Tháng 3, 2018 vừa qua, Ban Bí Thư Đảng ban hành quy định về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính Trị, Ban Bí thư quản lý, theo đó các cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà Nước, từ Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, xuống tới Phó Bí Thư Tỉnh, Chủ Tịch HĐND – UBND Tỉnh, phải khám bệnh định kỳ, chức càng cao càng khám thường xuyên. Hơn thế nữa, khám bệnh để bảo đảm có sức khoẻ tốt cũng là điều kiện để được giao chức mới hoặc duy trì chức vụ cũ.

Tại sao ông Nguyễn Phú Trọng lại ký và cho ban hành một văn kiện, tuy không sai về mặt hành chánh nhưng nó báo hiệu một điều gì không ổn trong nội tình đảng hiện nay?

Phải chăng ông Trọng thực sự lo lắng cho sức khoẻ của cán bộ?

Từ trước đến nay, Trung ương có lập ra ban bảo vệ sức khoẻ cán bộ Trung ương với một hội đồng giáo sư quy tụ hơn 40 bác sĩ từ các bệnh viện hàng đầu của Việt Nam nằm dưới sự điều hành của ông Nguyễn Quốc Triệu. Tuy nhiên số cán bộ ngày càng phình nở, ban bảo vệ sức khoẻ trung ương lo không xuể nên từ năm 2006 Ban bí thư cho lập thêm các ban bảo vệ sức khoẻ cấp Thành, Tỉnh để lo sức khoẻ cán bộ địa phương.

Điều này cho thấy là từ năm 2006 đến nay, vấn đề sức khoẻ của cán bộ đã được chăm sóc chu đáo như lời khoe của ông Nguyễn Quốc Triệu là đã khắc phục rất nhiều chứng bệnh ung thư của cán bộ, vì nhờ các ban bảo vệ sức khoẻ nghiêm chỉnh bắt cán bộ khám nghiệm sớm và thường xuyên hơn.

Hơn thế nữa sau này có rất nhiều bệnh viện tư với các bác sĩ giỏi, chữa nhiều căn bệnh hiểm nghèo rất hiệu quả nên nhiều cán bộ cao cấp đã không nhờ sự chữa trị của các bác sĩ trong ban bảo vệ sức khoẻ cán bộ của Đảng mà đi trực tiếp các bác sĩ tư, hoặc ra ngoại quốc chữa trị như ông Võ Văn Kiệt (Tân Gia Ba), Nguyễn Bá Thanh (Mỹ) và mới đây là Đinh Thế Huynh (Nhật), Trần Đại Quang (Pháp).

Như vậy thì vấn đề chăm sóc sức khoẻ và chữa trị nếu phát hiện ra bệnh đối với hàng ngũ cán bộ cao và trung cấp ở Việt Nam không phải là điều phức tạp, không có ai lo.

Vậy quy định về chăm sóc sức khoẻ cán bộ ban hành vào ngày 1 tháng 3 vừa qua có thể coi đây là đòn độc chiêu của ông Nguyễn Phú Trọng. Độc chiêu này cũng giống như Quyết Định 224, được ông Trọng ký ban hành vào tháng 6, 2014 nhằm cấm các ủy viên Trung ương đảng không được nhận sự đề cử của đại biểu nếu những người này không nằm trong danh sách đề cử của Trung ương đảng đương nhiệm trước đại hội. Độc chiêu đó nhằm loại Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc chạy đua ghế Tổng Bí Thư Đại Hội XII diễn ra vào tháng 1 năm 2017.

Trước tiên, đặt sức khoẻ là một điều kiện để được giữ chức cũ hay nhận chức mới sẽ cho ông Trọng cơ hội để loại trừ một cách “hợp pháp” bất cứ kẻ thù nào ông nhắm tới. Ông chỉ cần ngầm chỉ thị cho ban bảo vệ sức khoẻ phê cho 2 chữ “không khoẻ” là đủ cho địch thủ về vườn, coi như “tước vũ khí” một cách nhẹ nhàng và sau đó tha hồ gây những áp lực khi kẻ thù đã ngã ngựa.

Kế đến, ông Trọng hẳn rất thuộc câu châm ngôn Tây phương là “Keep your enemy close to you” (Giữ kẻ thù của bạn ở gần bạn) và đang áp dụng nó. Nắm trong tay hệ thống “kiểm tra sức khoẻ”, bàn tay của ông Trọng thực sự có cơ hội nắm chặt những bí mật về sức khoẻ của kẻ thù; và với tất cả những mánh khoé và đòn độc đã từng áp dụng cho những kẻ thù đã thành quá cố, ai biết được là những gì nữa sẽ xẩy ra cho các kẻ thù hiện tại của ông Trọng. Biết đâu “ông anh phương Bắc” lại chẳng giúp cho vài liều “sinh tử phù” để sử dụng?

Nói tóm lại, những quy định mới về chăm sóc sức khoẻ cán bộ mà ông Trọng ký ban hành vào ngày 1 tháng 3 vừa qua phải nói là độc chiêu để phe nhóm của ông, với lý do “sức khoẻ”, có thể loại bất cứ cán bộ nào tỏ ra không phục tùng quyền lực của Tổng Bí Thư.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?