Giá trị quan điểm nhân bản của Việt Tân trong công cuộc đấu tranh hiện nay

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cách nay gần 600 năm, mùa Xuân năm 1428, trong Bình Ngô Đại Cáo, Nguyễn Trãi đã viết:

“Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”

Đoạn văn này đã nhắc nhở bài học “công tâm” hơn “công thành” của tiền nhân.

Ý nghĩa công tâm là vận dụng đối phương bằng những điều tốt đẹp, sự đối xử nhân bản. Chính sách “Chiêu Hồi” của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cũng nằm trong mục tiêu công tâm để làm suy yếu địch và vận động người về bên mình.

Nếu công tâm quan trọng trong cuộc chiến quy ước bao nhiêu, thì trong cuộc đấu tranh Bất Bạo Động (BBĐ) chủ trương này còn quan trọng gấp bội bấy nhiêu, vì bước “công thành” của chúng ta ngày hôm nay không bằng súng đạn/xe tăng, mà bằng số đông quần chúng tham gia phong trào bất tuân dân sự và đồng loạt xuống đường biểu tình, đình công, bãi thị… làm tê liệt chế độ, áp lực họ phải từ bỏ quyền lực và trả lại quyền làm chủ của người dân.

Nhưng với tâm thức ghét cái ác và muốn kẻ ác phải đền tội để công lý được thực thi, có nhiều người “quan ngại” rằng chủ trương nhân bản trong đấu tranh: Liệu có làm cho chúng ta quá yếu đuối trước đối thủ nham hiểm, gian ác và đầy bạo lực? Phải chăng nhân bản là dung túng cho bạo lực hoành hành và phi công lý đối với các nạn nhân?

Để nói lên tính chất hữu hiệu và công bằng của chủ trương nhân bản, chúng tôi xin chia sẻ một số quan điểm của Việt Tân, cùng những nhận định rút tỉa từ những bài học thực tế trên thế giới và từ phương thức đấu tranh BBĐ, qua lời giải cho các quan ngại như sau.

A. Tại sao cần và nên đối xử nhân bản với những người đã làm điều ác, đã mang tội với đất nước?

Kẻ thù chính của dân tộc chúng ta là “chế độ độc tài” chứ không phải đảng viên Cộng sản (CS), và đích nhắm của toàn dân là chấm dứt chế độ tai hại này. Trên con đường đó, chúng ta không tiêu diệt người Cộng sản, vì hầu hết họ là những nạn nhân của cái ác, của chính sách ngu dân, bưng bít, chia để trị, nhồi sọ, tham ô, đàn áp mà chế độ này chủ trương gây ra; họ là đồng bào và đồng loại. Cái chúng ta cần tiêu diệt chính là hệ thống ngu dân, cai trị bằng đe dọa, bạo lực, cưỡng bách, độc tài và độc ác. Phương thức tiêu diệt là bằng giáo dục/thông tin để mở mắt, mở tâm cho các nạn nhân, mở cơ hội cho họ tìm về nẻo chánh. Những kẻ chóp bu tham quyền cố vị sẽ bị đào thải cùng với chế độ bằng chính sức mạnh tranh đấu của toàn dân.

Chính sách nhân bản có những điểm lợi sau đây trong công cuộc đấu tranh và canh tân đất nước:

1. Thu phục nhân tâm đối với đối phương, từ đó có những người CS sẽ tỉnh ngộ, buông khí giới trở về với hàng ngũ dân tộc. Đây là cách “giải giới” hữu hiệu, làm suy yếu đối phương và làm tăng lực đấu tranh của dân tộc.

2. Chống lại sự tuyên truyền của chế độ là “sẽ có sự trả thù khốc liệt một khi chế độ bị lật đổ”. Gỡ bỏ sự sợ hãi bị trả thù của đối phương khi lực lượng dân chủ toàn thắng. Từ đó, các cán bộ/đảng viên CS có ý thức sẽ sẵn sàng thúc đẩy cuộc cách mạng chấm dứt độc tài, và góp phần đẩy mạnh công cuộc dân chủ hóa đất nước; Ít ra, họ sẽ không cố gắng bám chặt/bảo vệ chế độ.

3. Làm suy tàn cái ác và gia tăng mầm thiện trong xã hội là điều rất cần thiết để ngăn ngừa sự đổ máu trên đất nước trong giai đoạn có quá nhiều bất công/uất ức/phẫn nộ hiện nay, và rất cần thiết để xây dựng lại Việt Nam hậu cộng sản vì việc canh tân/thay đổi tư duy hay quán tính hành xử của con người không phải một sớm một chiều.

BBĐ cần công tâm và nhân bản để có được số đông. Nhân bản và vị tha mới giúp phục hồi lại niềm tin yêu và tạo được thế Đoàn Kết Dân Tộc. Nhân bản và vị tha mới mở ra cơ hội cho một Gorbachev hay Thein Sein Việt Nam xuất hiện, mới đưa tới hiện tượng “thoái đảng, bỏ đảng” hàng loạt.

B. Vậy thì công lý ở đâu khi những người ác không bị trả giá? Liệu nhân bản/bao dung có là đồng nghĩa với dung túng tội ác?

Nhân bản/bao dung không có nghĩa là dung túng tội ác, mà là cảm hóa những người ác để họ hiểu và làm điều thiện. Một xã hội nhân bản thường cho người làm lỗi một “cơ hội” để chuộc lỗi, người làm ác có cơ hội hoàn thiện.

Để giúp những người lầm lỗi, có hai phương thức là “giáo dục” và “trừng phạt”. Giáo dục bao giờ cũng ưu tiên hơn trừng phạt trong một xã hội nhân bản.

Dung túng là khi chúng ta bao che cho tội ác, hoặc làm lơ cho tội ác hoành hành. Những người hành xử sai trái vì lớn lên trong một xã hội độc tài, hầu hết là nạn nhân của chế độ đó và cần được thông cảm, châm chước. Chỉ những kẻ lãnh đạo, chóp bu bướng bỉnh, lì lợm, tham ô, độc ác mới là thành phần nặng tội.

Công lý sẽ được thực hiện ở VN sau khi chế độ CS cáo chung, qua các hình thức như sau:

1. Những kẻ ác chóp bu của chế độ sẽ bị đem ra xét xử (nếu chưa nhanh chân chạy ra nước ngoài để tự lưu đày). Biện pháp trừng phạt ra sao, tùy theo chính phủ tự do được quốc dân bầu ra thực hiện theo đúng hiến pháp và luật pháp hiện hành lúc đó.

(Chúng ta cũng có thể học hỏi nhiều ở Nam Phi hậu chế độ kỳ thị chủng tộc. Cố Tổng thống Nelson Mandela đã cho tổ chức những buổi xử do Ủy Ban Sự Thật và Hòa Giải – the Truth and Reconciliation Commission – thực hiện để hàn gắn những đau thương và đem lại phần nào công lý cho các nạn nhân, trả lại sự thật cho lịch sử, trừng phạt trọng tội và đoàn kết đất nước).

2. Cho người phạm tội có cơ hội “đoái công chuộc tội,” nhờ đó, đất nước có thêm bàn tay xây dựng và phục hưng xứ sở.

3. Tòa án lương tâm sẽ tiếp tục trừng phạt, nhắc nhở và ngăn chặn sự tái phạm ở những người đã từng phạm tội nhưng đã ý thức được những sai lầm của mình nhờ kết quả của giáo dục.

4. Lịch sử của dân tộc sẽ ghi lại công-tội một cách phân minh. Tội đồ của dân tộc sẽ mang tiếng nhơ suốt đời.

C. Phải chăng nhân đạo chỉ có thể thực hiện sau khi đã chiến thắng, còn nhân đạo với địch trong đấu tranh là nhượng bộ, là chọn thế thua?

Nhân nghĩa/bao dung không có nghĩa là:

  • cả tin dễ bị lừa, không đối đầu được với kẻ ác, dễ bị qua mặt.
  • thiếu thông minh để có thể nhận thức và vô hiệu hóa những gian tà của địch.
  • thiếu triệt để và sáng suốt trong nhận định để phân biệt thực hư, dễ bị địch lung lạc/làm chao đảo…

Tiến sĩ Gene Sharp, qua nỗ lực đúc kết và hệ thống hóa lại phương pháp đấu tranh BBĐ, đã giúp cho chúng ta nhận thức được sức mạnh của “công tâm” và cách tranh đấu bằng số đông mà nhiều dân tộc đã khai dụng để chấm dứt độc tài. Khi quán triệt được sức mạnh của đấu tranh BBĐ và khí cụ thông tin của mạng Internet/smart phones trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, chúng ta thấy rõ là:

  • Độc tài chỉ mạnh vào thời kỳ còn bưng bít được thông tin hoặc bế quan tỏa cảng để có thể bịt mắt/bịt tai người dân. Gian tà, lừa đảo sẽ bị thời đại thông tin ngày nay lột trần, phanh phui. Người dân dễ dàng nối kết với nhau để thực hiện ước mơ chung.
  • Lịch sử hằng nghìn năm của dân tộc chúng ta cũng như thế giới đã chứng minh: ý dân là ý Trời. Chế độ nào đi ngược lại lòng dân thì trước sau gì cũng bị lật đổ. Điều quan trọng là khơi dậy niềm tự tin vào sức mạnh đoàn kết của dân tộc – khởi đi từ sự tự tin và chủ động của mỗi cá nhân – chúng ta sẽ cùng nhau làm chủ được vận mệnh của chính mình và dân tộc.

Kết luận

Đức Giám mục Desmond Tutu, chủ tịch của Ủy Ban Sự Thật và Hòa Giải Nam Phi, khôi nguyên giải Nobel Hòa Bình năm 1984, tác giả cuốn sách “Không có tha thứ, sẽ không có tương lai,” từng chia sẻ những câu nổi tiếng của ngài về sự tha thứ:

“Tha thứ không chỉ là một hành động vị tha, mà còn là một hình thức tốt nhất cho quyền lợi của chính mình.”

“Làm lỗi là con người, nhưng tha thứ là thánh nhân.”

“Sự tha thứ và hòa giải không có nghĩa là vỗ lưng nhau đồng thuận hay nhắm mắt làm ngơ trước những sai trái. Chính sự dám nhìn thẳng vào thực tế một cách thành khẩn mới đem lại hòa giải thực sự. Tha thứ giúp giải quyết dứt khoát về quá khứ và cho phép một khởi đầu mới.”

Chúng ta không kêu gọi yêu thương, tha thứ cho kẻ ác khi họ làm chuyện ác/xấu, mà là kêu gọi kẻ ác phục thiện; kêu gọi sự vị tha, rộng lượng đối với những người đã biết bỏ điều ác để hành thiện.

Đi đấu tranh với tấm lòng nhân nghĩa/bao dung/độ lượng có nghĩa là tìm cách để cảm hóa kẻ ác/xấu, sẵn sàng chấp nhận những người đã nhìn ra chân lý và chính nghĩa dân tộc mà sửa đổi.

Trang bị cho mình tư duy nhân bản/độ lượng giúp cho chúng ta có những hành xử có thể cảm hóa được đối phương. Ngược lại, tư duy hằn học/ghét bỏ/hận thù sẽ không giúp cho chúng ta vượt qua được tầm nhìn hạn hẹp của cá nhân để nhìn ra hướng đi có lợi nhất cho dân tộc, sẽ khó có thái độ tích cực đối với những người mà chúng ta muốn tranh thủ để họ rời bỏ hàng ngũ độc tài.

Đặc biệt trên cương vị cá nhân thì rất khó cho chúng ta – hầu hết là nạn nhân của chế độ độc tài hiện nay, vượt qua được mối hận riêng để chấp nhận những người đã từng phục vụ trong guồng máy cộng sản. Nhưng khi đứng trên quan điểm chung của dân tộc, chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhận rằng phương thức đấu tranh Bất Bạo Động và chủ trương nhân bản là thích hợp nhất cho một dân tộc đã bị quá nhiều khổ đau của chiến tranh và bạo lực như dân tộc chúng ta.

Vì yêu Việt Nam, chúng ta sẵn sàng gạt qua tâm tình riêng để đặt quyền lợi chung lên trên (thay vì muốn trả thù cho hả giận: răng đền răng, mắt đền mắt), cùng vươn tay trải lòng để tạo được sức mạnh tổng hợp với mọi thành phần quần chúng, ngõ hầu chấm dứt ách độc tài cộng sản trên quê hương yêu dấu. Đó cũng là lúc mà mối thù riêng được trả một cách rốt ráo, một cách cao thượng, tích cực và xây dựng nhất.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.