Rừng, Cha và những Kháng Chiến Quân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tôi ngắm từng bức ảnh xếp ngay ngắn trên tủ thờ. Những di ảnh mờ, khuôn mặt người quá cố như bị che bởi một lớp sương. Hình như chân dung của những người đã chết đều được lưu lại với hai màu đen trắng. Màu của sương mù và bóng tối, của tro và than. Họ đang ở đó, im buồn trong những khung kiếng. Đa số trạc tuổi tôi. Có người già hơn. Nhưng bây giờ trẻ và già không còn ranh giới nữa. Nhìn họ rất giống nhau, hệt những bức ảnh tôi nhìn thấy trong quá khứ. Những bức ảnh của người yêu, người anh, người bạn, người hàng xóm, người quen, cả người không quen, và rõ ràng nhất là chân dung của cha tôi. Cha tôi và họ, những người trong ảnh kia cũng trạc tuổi nhau. Tất nhiên, vì tôi mất cha từ những ngày thơ ấu. Tất cả đã ra đi bằng cách này, cách khác. Đi trong chiến tranh, đi vào những cánh rừng.

Có một nỗi bùi ngùi lạ lùng chợt dấy lên. Mà không, đó một thứ cảm xúc rất cũ, một tình cảm quen thuộc nằm sâu trong tâm tưởng tôi. Một ám ảnh, một ngọn lửa hiu hắt, dai dẳng không gì có thể dập tắt và chỉ bùng lên với gió. Gió ở đâu, gió từ rừng. Những cánh rừng tôi đã đi qua nhiều lần, và sẽ còn nhiều lần khác trong quãng đời còn lại.

Phải, rừng trong tôi là một nỗi buồn.
Tôi mường tượng ra nhiều hình ảnh khi ngang qua rừng.

JPEG - 60.7 kb

Rừng Trung nguyên, giữa vùng trùng điệp xanh ngan ngát là một con đường độc đạo, chỉ dành cho những đoàn tàu hoả xuyên Việt. Mỗi ngày, khi những chuyến tàu đi ngang, đỗ vội, thì có một người đàn ông còn vội vàng hơn. Ông đã cố dấu dưới những hốc cây, những đám lá mục từng gói lương thực và thuốc men cho những người mà ông coi là anh em, trước khi tàu chuyển bánh. Tuổi già, mẹ tôi nhớ nhớ quên quên. Nhưng bà vẫn thường kể đi kể lại với con cháu rằng, cha tôi đã giúp đỡ họ như thế đó, nhưng cuối cùng ông lại bị sát hại vì những thứ chất nổ họ cài đặt trên tuyến đường, ngay trong toa tầu của ông. Chẳng riêng gì cha tôi, thời đó, cả hàng hàng lớp lớp thanh niên yêu nước bị lừa gạt và cho đến vài chục năm sau họ vẫn còn bị thù hằn, áp bức.

Rừng Tây nguyên, nơi có người lính trẻ chết vội vàng. Những mảnh đạn B40 đục khoét từng vết sâu, lỗ chỗ trên thân thể anh vào một sáng mùa đông. Chiến trường, đêm ngày và những cuộc giao tranh khốc liệt. Khi mang được anh về đến thành phố thì thi hài anh đã bị xưng phồng, dị dạng, gần như thối rữa. Người thiếu nữ chỉ vừa mười bảy tuổi. Một tình yêu mới chớm đã tàn theo binh biến. Cho đến bây giờ, dù không biết để làm gì, chưa hẳn là một sự lãng mạn. Người thiếu nữ năm xưa vẫn mơ một lần được về thăm những cánh rừng cố hương. Với cô, Rừng là nghĩa trang, là mộ chí. Nơi hạnh phúc tuổi thơ và thanh xuân của cô bị tước đoạt bằng những tiếng nổ long trời.

Bây giờ tôi đang ngồi đây, phòng ốc rộng rãi, thông thoáng. Và nỗi ám ảnh buồn rầu ấy đang quay lại tìm tôi.

Người ta đang bắt đầu chiếu lại những đoạn phim tài liệu. Phim cũng chỉ hai màu : tro tàn và bóng tối. Tuy nhiên, trong cái lớp tro bụi chồng chất cả gần ba thập niên, tôi vẫn thấy những cặp mắt sáng như sao, nghe giọng nói mạnh mẽ kiên cường của người lãnh tụ.

– – –

Tôi lại đang tưởng tượng thêm một góc rừng khác. Rừng biên giới, buổi sáng và những vạt sương bay như lụa mỏng. Mặt trời tinh khôi đầu ngày toả ánh sáng xuyên qua những khóm cây, thả xuống những mái nhà thấp bé, hoang sơ như trong cổ tích. Các anh ngồi đó, những thanh niên đã có một đời sống đầy đủ văn minh tiện nghi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong cơn địa chấn tàn khốc của đất nước. Bao nhiêu người đã đánh đổi mọi thứ, chỉ mong được có một đời sống như anh. Vậy mà các anh đã từ bỏ tất cả để đến đây. Ngày qua ngày, sinh hoạt trong những túp lều, và những đồ đạc sơ sài làm bằng tre nứa tự thưở sơ khai. Kham khổ, thiếu thốn nhưng đầy ắp lòng tin. Những con mắt, con tim bão bùng chí lớn từng ngày ngóng về bên kia biên giới.

Sáng lên đồi nhìn mặt trời hồng
ngắm núi rừng
mà thẹn với non sông
suối xa vang vọng bài Đông Tiến
vạt nắng vương vương
lửa rực lòng [1]

Người phụ nữ đến từ phương xa. Chân dung đông phương bàng bạc trong đôi mắt đen, dài, mềm như liễu rũ. Cánh mũi thuôn thanh nhã. Tóc ngắn mùa thu của một câu thơ. Tôi ngờ ngợ như có gặp chị đâu đó. Mãi mới nghĩ ra. Tôi chỉ thấy chị một lần trong một video clip, thu hình một cuộc họp báo ở một thành phố miền bắc California. Cuộc họp bình luận về một phóng sự do một nhà báo Mỹ thực hiện đã đẩy cộng đồng người Việt hải ngoại vào một cơn lốc xoáy đầy nghi hoặc, hận thù. Không nhớ chị đã nói gì, nhưng âm hưởng giọng bắc Hà Nội xưa đậm đà không lệch đi một dấu hỏi hay dấu ngã. Giọng nói chắc nịch đầy thuyết phục, cũng như dáng đứng tự tin của chị trước ống kính và rất nhiều diễn giả, khán thính giả vây quanh. Chị đã chinh phục được tôi từ giây phút ấy, cho tới bây giờ.

Tôi muốn dùng hai chữ « bây giờ », không có nghĩa là tôi đang bị thuyết phục bởi chủ đề mà chị giới thiệu ngày hôm nay. Đó là một cuốn sách, nói về tai hoạ đang bao trùm cả thế giới mà chị đã bỏ ra bao nhiêu công sức dịch thuật.

Điều khiến tôi tâm đắc với người phụ nữ này là Lương Tâm. Cái tâm, tấm lòng của một con người đối với đất nước.

Chị nói, ngày xưa của chị là những ngày vô tư sống trong chiếc nôi ngọc ngà êm ấm được gọi là « hậu phương ». Và không hề có chút tư duy là vì sao, vì ai để có một hậu phương vững mạnh an lành như thế trong một đất nước chiến tranh, bom rơi đạn nổ từng ngày. Giờ nghĩ lại, chị cảm thấy hỗ thẹn và có tội với đất nước….

Đấy cũng là những điều mà tôi vẫn thường tự vấn lương tâm mình. Người phụ nữ này đang thú tội dùm tôi và tôi nghĩ không riêng tôi mà của rất nhiều người. Tiếc là không có thời gian để tôi đàm đạo cùng chị. Rằng, không hiểu từ tuổi nào chị đã dấn thân vào công cuộc đấu tranh? Sinh ra cùng một thế hệ với chị. Nhưng đứng trước người phụ nữ này, tôi thấy mình quá đỗi tầm thường, nếu không muốn lập lại hai chữ hỗ thẹn chị đã dùng.

JPEG - 105.3 kb
Ts. Trần Diệu Chân, dịch giả cuốn “Death By China” (“Chết Bởi Trung Quốc”) của hai tác giả Peter W. Navarro and Greg Autry).

Tôi nghĩ, cuốn sách được dịch nôm na là « Chết bởi trung Quốc » chưa hẳn là điều chị muốn tỏ bày. Chị chỉ nói ngắn gọn về hành trình in ấn dịch thuật. Những quan khách ngồi trong hội trường cũng không chú tâm nhiều về tác phẩm. Có thể cuốn sách đã có bày bán nhiều nơi trước đó, ngay khi nó được phát hành.

Mọi câu hỏi dành cho chị đa số là những câu hỏi về hiện tình đất nước. Làm sao không băn khoăn, không âu lo thôi thúc tìm mọi phương thức đấu tranh để cứu lấy một quê hương đang rệu rã? Làm thế nào có thể thưa tập đoàn Formosa lên toà án quốc tế về tội huỷ hoại môi trường? Formosa phải rời khỏi Việt Nam. Phải cứu biển, cứu ngư dân đang ngắc ngoải không còn đường sinh sống… Rồi đến phương pháp đấu tranh bất bạo động. Làm thế nào để đoàn kết, quên khuyết điểm, tị hiềm, chung tay vào đại cuộc?

Từng ấy đề tài xoay quanh chị. Và Mặt Ngọc Phương Đông[2] đã rất từ tốn đi từ vấn đề này sang vấn đề khác. Khiêm nhượng nhường lời, dừng, ngưng đúng lúc. Ý thức này không phải ai cũng có.

Chị đã giới thiệu một bài thơ cũ, để nhớ về những vị anh hùng Đông Tiến. Chất giọng ấy đọc mà nghe như ngâm. Bài thơ lại dẫn tôi đi đến những cánh rừng.

Rừng chiến khu, ngày đông. Trời âm u, buốt giá. Rừng thiêng liêng cứu rỗi, vươn bao cánh tay trùng điệp che chở những chiến hữu của chị. Nhưng rừng cũng đầy gió chướng độc địa đã quật ngã biết bao người. Bên ven suối, ven đồi là những ngôi mộ vô hình, vô danh. Những ngôi mộ đã được đào và lấp vội vàng trên bước quân hành. Có anh thi sĩ kháng chiến làm thơ khi ghé thăm mộ chiến hữu của mình. Ngôi mộ mà anh đã trồng cạnh đó một cây chanh để làm dấu. Bài thơ buồn, đẹp, nao cả lòng người nghe. Bây giờ ngồi ghi chép lại, tôi không muốn cắt bớt một câu, một dòng nào cả.

Nửa khuya ghé thăm anh,
gió đông về lành lạnh
giữa bầu trời hiu quạnh
hờ hững nước trôi quanh
anh nằm bên dòng suối
trơ vơ một gốc chanh
con chim nào đang khóc
vì thương lá đoạn cành
kìa anh, cây chanh nhỏ
hôm dúi vội bên anh
bây giờ chanh đã lớn
mồ anh cỏ cũng xanh
anh giờ thôi áo trận
thay vào áo sử xanh
tôi còn mang áo cũ
đêm ngày vẫn đấu tranh
ghé thăm anh nửa phút
rồi tiếp tục di hành
gửi anh cây chanh nhỏ
nhờ anh bón cho xanh
mai này khi chiến thắng
có cây chanh làm dấu
tìm cốt người hùng anh
thôi chào anh đi nhé
chúc anh giấc mộng lành
trời bây giờ cũng sắp
vào xuân rồi đó anh [3]

Rừng oan nghiệt, rừng nghĩa trang, mộ chí nào phải của riêng cha và người yêu đầu đời non yểu!

Bao thế hệ Việt Nam, những người lính bảo vệ non sông một thuở, những người tù cải tạo và các kháng chiến quân tìm đường phục quốc đa phần đã hy sinh trong những cánh rừng.

JPEG - 75.1 kb
Đồng hương lên trước bàn thờ thắp nhang tưởng niệm và ghi ơn sự hy sinh của các Kháng Chiến Quân trong buổi Lễ Tưởng Niệm Anh Hùng Đông Tiến tại Paris ngày 10-9-2016.

Chí lớn không thành. Nhưng sự hy sinh ấy vô giá. Các anh đã đi vào sử xanh như lời của bài thơ. Và đồng đội cũ, những thế hệ sau… Không chỉ là những người Việt Nam tha hương mà ngay cả tuổi trẻ quốc nội, ngay cả những con người một thời bên kia chiến tuyến đang tiếp nối, cùng bước tới con đường dang dở mà các anh đã khai phóng. Chính nghĩa sẽ thắng hung tàn.

Một ngày không xa, rất gần, gần lắm.

Một mùa xuân tươi đẹp sẽ về trên đất nước. Chúng tôi sẽ tìm về những cánh rừng đầy hoa nở để tưởng niệm các anh. Không phải nhớ về anh, nói về anh trong những căn phòng hạn hẹp, ngoài quê hương như hôm nay.

Trời bây giờ cũng sắp, vào xuân rồi đó anh!

(Tháng 9/ 2016)

Tú Anh

==========

[1] Thơ, cố thi sĩ kháng chiến Võ Hoàng
[2] Tự, một truyện ngắn của trần Mộng Tú
[3] Thơ, kháng chiến quân Nguyễn Đức Thắng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.