158 trí thức Đức kêu gọi bà Merkel áp lực ông Nguyễn Tấn Dũng thả TNLT

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Prof. Dr. Johannes Kals,
Eichstraße 44,
67434 Neustadt an der Weinstraße
Germany

Neustadt, 07.10.2014

Kính thưa Bà Thủ Tướng Merkel,

Luật sư Lê Quốc Quân là một nhà đấu tranh ôn hòa cho tự do và dân chủ tại Việt Nam. Ông là một trong những khuôn mặt đấu tranh được thế giới biết đến.

Ông bị bắt lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2012 vì bị nhà cầm quyền Việt Nam quy tội trốn thuế. Nhưng thật sự, ông bị bắt vì những hoạt động đấu tranh cho dân chủ. Đứng trước sự phát triển của xã hội dân sự tại Việt Nam, mà điển hình là sự hình thành các diễn đàn dân sự trên internet, sự hình thành nhiều hội đoàn gần đây bất chấp sự trù dập, chính quyền Việt Nam thường sử dụng các điều của Bộ Luật Hình Sự, như tội trốn thuế, để bắt bớ giam cầm những khuôn mặt nổi hầu hy vọng dập tắt sự vươn lên của xã hội dân sự.

JPEG - 30.4 kb
Gs. Johannes Kals, người khởi động kêu gọi trí thức tại Đức Quốc lên tiếng cho Ls. Lê Quốc Quân và các tù nhân lương tâm tại Việt Nam.

Ngày 18 tháng 02 năm 2014, bất chấp sự lên tiếng phản đối của rất nhiều tổ chức NGO quốc tế, các quốc gia Tây Phương, các Định Chế quốc tế, các dân biểu Hoa Kỳ, Âu Châu, Pháp, Canada, Úc, một số Giáo Sư và trí thức tại Âu Châu (xin xem danh sách ở cuối thư), Tòa Án Phúc Thẩm tại Việt Nam đã xử y án, duy trì bản án 30 tháng tù mà Tòa Án Sơ Thẩm đã dành cho Ls. Lê Quốc Quân.

Gần đây nhất, nhà cầm quyền Việt Nam đe dọa sẽ san bằng Chùa Liên Trì tại Thủ Thiêm. Tại đây, từ lâu đời đã có nhiều cơ sở của các Giáo hội như Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm (174 năm), Thánh đường Công giáo Thủ Thiêm (154 năm), Chùa Liên Trì của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (hơn 70 năm); gần đây lại có thêm Nhà nguyện của Hội thánh Tin lành Việt Nam, Vườn cầu nguyện của Hội thánh Tin lành Mennonite.

Trong cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 31/07/2014, sau khi kết thúc chuyến đi 10 ngày ở Việt Nam, Báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, Heiner Bielefeldt đã tuyên bố là “có những vụ vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo”.

Những vi phạm nghiêm trọng này thể hiện rõ ràng nhất qua chính sách xóa sạch mọi cơ sở tôn giáo tại Thủ Thiêm. Trong các cơ sở tôn giáo nêu trên, Nhà nguyện của Hội thánh Tin lành Việt Nam, Vườn cầu nguyện của Hội thánh Tin lành Mennonite đã bị san bằng năm 2003 và năm 2010. Ba cơ sở còn lại cũng rất nhiều lần bị ép buộc di dời nhưng họ đã quyết liệt phản kháng.

Việt Nam đã ký vào Công Ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Hơn nữa, Việt Nam đã trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (nhiệm kỳ 2014 – 2016). Vì vậy, việc Việt Nam tiếp tục quy tội một cách xảo trá và hành động bất nhân đối với những nhà đấu tranh cho dân chủ như Lê Quốc Quân, Điếu Cày, Tạ Phong Tần và nhiều người khác, là một điều không thể chấp nhận.

Ngày 05/02/2014, trong cuộc Kiểm Điểm Định Kỳ Phổ Quát của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, mà Việt Nam đang là thành viên, rất nhiều quốc gia đã đặt câu hỏi chất vấn Việt Nam về tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ tại Việt Nam.

Tại cuộc Kiểm Điểm này, Đại Diện của chính phủ Đức đã đưa ra 2 yêu cầu đối với nhà cầm quyền Việt Nam:

    1. Trả tự do tức khắc cho tất cả tù nhân bị bắt bớ tùy tiện và bồi thường thiệt hại cho họ như Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện (Working Group on Arbitrary Detention) của Liên Hiệp Quốc đề nghị.

    2. Triệt để tôn trọng quyền tự do tôn giáo, hội họp và quyền tự do phát biểu trên mạng internet và ngoài đời.

Đây là những yêu cầu chính đáng. Vì vậy, chúng tôi, một số Giáo Sư và trí thức tại Âu Châu đồng ký tên dưới đây, qua lá thư này, xin mạn phép đệ đạt đến Bà yêu cầu sau đây. Xin bà Thủ Tướng:

    1. Nêu trường hợp của Ls. Lê Quốc Quân với ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ Tướng Việt Nam, trong cuộc hội kiến vào trung tuần tháng 10/2014 giữa bà và ông Dũng.

    2. Cứng rắn và mạnh mẽ yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho ông Quân.

Kính thư,
Thay mặt cho các Giáo Sư và trí thức tại Âu Châu
Johannes Kals

PNG - 153.2 kb
Một số nhà trí thức ký tên đòi tự do cho Ls. Lê Quốc Quân và các TNLT tại Việt Nam.

Danh sách các trí thức ký tên yêu cầu thả Ls. Lê Quốc Quân

1. Giáo sư Tiến sĩ Johannes Kals, người khởi xướng cuộc vận động.

Các Dân Biểu Liên Bang, Tiểu Bang, Dân Cử :

2. Ông Wolfgang Bosbach, đảng CDU, Dân biểu QH Liên Bang, Chủ tịch Ủy ban Nội chính.
3. Tiến sĩ Bernd Fabritius, CDU / CSU, Dân biểu Liên Bang (DBLB)
4. Bà Ingrid Fischbach, CDU, DB Liên Bang
5. Bà Kerstin Griese, SPD, DB Liên bang
6. Ông Frank Heinrich, CDU / CSU, DB Liên Bang
7. Ông Rufolf Henke, CDU / CSU, DB Liên Bang.
8. Ông Thomas Hitschler, SPD, DB Liên Bang.
9. Ông Alois Karl, CDU / CSU, DB Liêng Bang.
10. Tiến sĩ Philipp Lengsfeld, đảng CDU, DB Liêng Bang.
11. Ông Dietmar Nietan, SPD, DB Liên Bang.
12. Bà Ulli Nissen, SPD, DB Liên Bang, TP. Frankfurt am Main.
13. Ông Martin Patzelt, CDU / CSU, DB Liên Bang.
14. Ông Stefan Rebmann, đảng SPD, DB Liên Bang.
15. Ông Norbert Schindler, CDU, DB Liên Bang.
16. Ông Frank Schwabe, SPD, DB Liên Bang
17. Ông Johannes Steiniger, CDU, DB Liên Bang.
18. Ông Ulrich Kelber, SPD, DB Liêng Bang , Quôc vụ Khanh Quốc hội LB.
19. Tiến sĩ Georg Kippels, CDU, DB Liên Bang.
20. Tiến sĩ Friederike Föcking, CDU, Dân biểu tiểu bang, TP. Hamburg
21. Ông Christian Baldauf, Dân Biểu Quốc Hội Tiểu Bang, Phó Chủ tịch Đảng CDU, Trưởng khối DB Quốc hội Tiểu Bang RheinlandPfalz.
22. Ông Achim Barchmann, Dân biểu tiểu bang (DBTB), đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD)
23. Tiến sĩ HansPeter Bartels, DBTB, đảng SPD,
24. Ông HansDieter Schlimmer, Thị trưởng của thị trấn Landau.

Các Giáo Sư, Tiến Sĩ, luật sư:

25. Ông Ingo Röthlingshöfer, Thị trưởng thành phố Neustadt ad Weinstraße, Chủ tịch, Đảng Dân chủ Thiên Chúa Giáo (CDU) địa phương.
26. Bà Vera Stadtlengsfeld, nhà hoạt động dân quyền tại CHDC Đức trước đây, cựu Thành viên Quốc hội Liên Bang và được Huy chương phục vụ Quốc gia.
27. Tiến sĩ Heiner Geissler, cựu Bộ trưởng Liên bang, cựu Tổng thư ký Đảng Dân chủ Thiên Chúa Giáo (CDU).
28. Giáo sư Tiến sĩ Wolfgang Anders, TP Speyer.
29. Ông Janosch Armbrust, Cử nhân Giáo dục Xã hội ,TP. Waldsee.
30. Ông Hans Bader, Kỹ sư ,TP. NeustadtHambach.
31. Ông Michael Baum, Cử nhân Xã hội, TP. Bad Durkheim.
32. Giáo sư Tiến sĩ Thomas Baumer, TP. Stuttgart.
33. Ông Harald Beeck, cựu Giám đốc Sở Ấn loát Ngân hàng tiết kiệm (Sparkasse) Đức.
34. Tiến sĩ Theo Blickle, TP Neustadt a.d. W.
35. Giáo sư Tiến sĩ Maria Böhmer, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
36. Bà Julia Brown, Cử nhân Giáo dục Xã hội, TP. Ludwigshafen am Rhein.
37. Bác sĩ Jörg Breitmaier, Giám đốc y tế TP. Ludwigshafen am Rhein.
38. Ông Engelbert Broich, Cử nhân Giáo dục, TP. NeustadtHaardt.
39. Bà Gertrude Broich, Cử nhân Giáo dục,TP NeustadtHaardt .
40. Tiến sĩ Magnus Buhlert, TP. Bremen.
41. Bà Sabine Busch, Cử Nhân Giáo dục Xã hội, TP Ludwigshafen a.R.
42. Bà Petra DauschFranz, Cử nhân Giáo dục, Xã hội,TP. Eschbach/Pfalz
43. Bà Marietta Decker Heuser, kỹ sư nông nghiệp, TP.Neustadta.d.Weinstraße.
44. Bà Esther Đinh, Dược sĩ, TP. Speyer.
45. Ông Thomas Dressler, Tiến sĩ Kỷ sư TP. Neustadt a.d.W.
46. Bà Ursula Dressler, Quản trị kinh doanh, TP.Neustadt ADW
47. Tiến sĩ Harald Duffner, TB. Baden Baden
48. Bà Ingrid Ebert, Khoa học chính trị,TP. Speyer.
49. Ông Eugen Ennemoser, Kỹ sư TP Ludwigshafen a. R.
50. Ông Josef Faath, Cử nhân Toán, TP Neustadt a.d.Weinstrasse
51. Tiến sĩ Maryam Taheri Fard, TP. Frankfurt am Main.
52. Ông Roland Fecht, Kỹ sư, TP. Neustadt a.d.Weinstrasse.
53. Ông Bernd Flocken, kỹ sư, TP. Ludwigshafen a.Rhein.
54. Bà Claudia FoltzLaping, Cử nhân Giáo dục Xã hội, Neustadt a.d.W.
55. Ông Wolfgang Franz, Cử nhân Giáo dục Xã hội, TP. Herxheim/Pfalz
56. Bác sỉ Franzius Martin, Bác sĩ trưởng ngành Bệnh viện Trung ương, Bremen Ost.
57. Tiến sĩ Arndt Führ, TP. Bad Kreuznach.
58. Bà Iris Führ, Kỹ sư canh nông, Cử nhân giáo dục, TP. Bad Kreuznach .
59. Giáo sư Tiến sĩ Michael Gassenmeier, TP. DuisburgEssen.
60. Giáo sư Tiến sĩ Arnd Götzelmann, TP. Ludwigshafen am Rhein.
61. Giáo sư Tiến sĩ Stefan Grüne, Bác sĩ trưởng, Neustadt a.d.W.
62. Ông Wolfgang Gruber, Cựu Giám đốc, Ngân hàng Âu châu về Tái thiết và Phát triển, EBRD).
63. Ông Michael Guth, Cử nhân thiết kế ,TP. Karlsruhe.
64. Bác sĩ Alexander Hammer, TP.Nuermberg.
65. Ông Tiến sĩ Christian Hammer.
66. Giáo sư Tiến sĩ Eveline Häusler, TP. Karlsruhe.
67. Bà Annette Herrmann, Cử nhân Giáo dục xã hội học, TP.Neustadt a.d.W ..
68. Ông Felix Herrmann, Kỹ sư, TP. Neustadt a.d.W
69. Ông Ulrich Heuser, Kỹ sư Nông nghiệp, Neustadt a.d.W
70. Ông William Heuss, Cử nhân xã hội học, Ludwigshafen a. R …
71. Bà Caren Hilberg, Nhà Dân tộc học, TP. Bonn
72. Giáo sư Tiến sĩ Bruno Hildenbrand, TP. Jena.
73. Bà Beate Hofmann, y tá chuyên khoa tâm thần, TP.Mannheim
74. Bà Catherine Hofrichter, Cử nhân tâm lý học, TP. Neustadt a.d.W.
75. Tiến sĩ Ansgar Hohmann, TP. Ulm.
76. Ông Andreas Hopfenzitz, Cử nhân xã hội học,TP. Bad Durkheim.
77. Giáo sư Tiến sĩ Lieselotte IhleSchmidt, TP. Heidelberg.
78. Bà Irmtraud Jungmann – Förster, Cử nhân Xã hội học, Neustadt a.d.W ..
79. Ông Hans Kamb, luật sư, Neustadt a.d.W
80. Bà Helene Kamb, Bác sĩ, Neustadt a.d.W.
81. Bà Ute Kals, Cử nhân Tâm lý học , Neustadt a.d.W. (vợ của Gs. Kals)
82. Bà Petra KellerHolzmann, y tác huyên ngành tâm lý, TP. Speyer
83. TS. Michael Klein, TP. Landau.
84. Bà Bác sĩ Ulrike Knoll, TP.Ludwigshafen a.R (am Rhein)
85. Bác sĩ HansGünther Knoll, Bác sĩ trưởng, Neustadt a.d. W.
86. Giáo sư Tiến sĩ Franz Knapp, Neustadt a.d.W
87. Giáo sư Tiến sĩ Werner Krämer, TP. Ludwigshafen am Rhein.
88. Tiến sĩ Julia Kuschnereit, Bộ Xã hội, TB. RheinlandPfalz
89. Bà Sabine Lang, Cử nhân Xã hội học, TP.Mannheim.
90. Ông Norbert Laping, Cử nhân Giáo dục, TP. Neustadt a.d.W.
91. Ông Olaf Lütge, Cử nhân xã hội, TP. Neustadt a.d.Weinstraße.
92. Giáo sư Tiến sĩ Walter Motsch, TP. Neustadt a.d.W
93. Ông Johannes Müller, chuyên viên Nha khoa, TP. Neustadt a.d.W
94. Bà Conny Müller, giáo viên, Neustadt a.d.W
95. Bác sĩ Oliver Müssig, Trưởng ngành Bệnh viện Trung ương,TP. BremenOst ..
96. Bác sĩ Hartwig Neumann, TP. Neustadt a.d.W.
97. Bà Imke Neumann, Giáo viên trung học, TP. NeustadtHambach
98. Bà Michaela Nenninger, Cử nhân chuyên khoa Giáo dục, TP. Landau id.Pfalz ..
99. Giáo sư Tiến sĩ Hans Raffée, TP. Mannheim.
100. Ông Saman Rashid, Cử nhân xã hội học, TP. Ludwigshafen.
101. Ông Michael Runge, y tá chuyên khoa tâm thần, Ludwigshafen aR.
102. Bà Marita Seegers, Cử nhân thần học.
103. Bà Barbara SchmidtSercander, Cử nhân năng lượng, Landau.
104. Bà Marianne SchmidtSercander, Cử nhân Giáo dục, Neustadt a.d.W.
105. Bà Sylvia SchmidtSercander, Kiến trúc sư, TP. Karlsruhe.
106. Giáo sư Tiếnsĩ Michael Schmidt, TP. Bingen.
107. Bác sĩ Christian Schöndorf, Neustadt a.d.W
108. Ông Heinz Schröder, Cử nhân thần học, Kỷ sư , TP. Neustadt. A.d.W.
109. Tiến sĩ Bernd Schumacher,TP. Heidelberg.
110. Bác sĩ KarlHeinz Spörkmann, TP. Landau.
111. Tiến sĩ Michael Stapper, TP. Mainz.
112. Tiến sĩ Walter Steinmetz, TP. Kaiserslautern.
113. Tiến sĩ Margarita StraubingerSchöndorf, Neustadt a.d.W.
114. Ông Siegfried Strittmatter, Luật sư, Ludwigshafen a. Rheine.
115. Ông Ulrich Thul, Cử nhân Giáo dục, TP. Ludwigshafen.
116. Bà Sigrid Trillich, Cử nhân Giáo dục, Xã hội học, TP. Mannheim.
117. Bà Susanne Vierling, Cử nhân tâm lý học, Neustadt a.d.W.
118. Bà Anja Voigt, Cử nhân xã hội học Ludwigshafen a. R …
119. Tiến sĩ Christoph Vorwerk, TP. Köln.
120. Ông Arthur Wagner, Cử nhân thần học, Tuyên úy quân đội, München.
121. Bà Katharina Wagner, Cử nhân giáo dục tôn giáo, TP. NeustadtGeinsheim ..
122. Giáo sư Tiến sĩ Helmut Wannenwetsch, TP. Mannheim.
123. Bà Martina Werth, Cử nhân Giáo dục Xã hội học, TP. Landau / Pfalz
124. Linh mục Tiến sĩ Heiner Wilmer, SCJ, TP. Bonn.
125. Tiến sĩ Günther Sattel, đảng SPD, TP. Grünstadt.
126. Tiến sĩ Winfried Wiegräbe, TP. Neustadt a.d. W.
127. Ông Hartwig Witthöft, Cử nhân giáo dục, TP. Neustadt a.d.W.
128. Bà Herta Witthöft, Cử nhân giáo dục, Neustadt a.d.W.
129. Bà Bettina Wolling, Nhà toán học, TP. Neustadt a.d.W
130. Bà Tiến sĩ Gerburg Zech, Neustadt a.d.W
131. Giáo sư Michel Waldschmidt, Đại học Pierre et Marie Curie, Paris / Pháp.
132. Maitre Anne TACHON Luậtsư, TP.Antony / Pháp.
133. Ông Alexandra Dumitresco, Luậtsư Antony / Pháp.
134. Ông Pierre Degoul Luật Sư, TP. Neuillysur Seine / Pháp.

Các đảng phái :

135. Ông Pascal Bender, Chủ tịch Đảng SPD Thành phố Neustadt Weinstrasse.
136. Ông Kurt Beck, Cựu Thủ tướng TB RheinlandPfalz, Chủ tịch Viện FriedrichEbert Stiftung
137. Bà Rosel Becker, đảng SPD, TP. Ellerstadt.
138. Ông Christian Deimel, Đảng SPD, TP. Bockenheim Weinstrasse.
139. Ông Herrmann Güllich, chính trị gia đảng SPD, TP. Esthal.
140. Jens Guth, Tổng thư ký của đảng SPD Tiểu bang RheinlandPfalz
141. Ông Wolfgang Hofmann, đảng viên đảng SPD, TP. Grünstadt
142. Bà Marita Kessler, đảng SPD, Neustadt a.d.W
143. Bà Julia Klöckner, Trưởng nhóm CDU của Tiểu Bang RheinlandPflaz.
144. Ông Hans Koch, đảng SPD, Neustadt a.d.W.
145. Ông Erwin Lingnau, đảng SPD, TP. Bad Durkheim.
146. Ông Rolf Ohk, đảng SPD, TP. Ruppertsberg.
147. Bà Eleanor Remmele, đảng SPD Khu vực Wattenheim.
148. Ông Bernhardt Wilfried, đảng SPD, TP. Ellerstadt.
149. Ông Kurt Wolf, SPD, TP Bad Durkheim.

Các linh mục, nghệ sĩ, nhà báo:

150. Ông Mark Herr, Phát ngôn viên của Toà Giám mục Giáo phận TP. Speyer
151. Soeur Ambrosia, Viện thánh Đa Minh, Thành phố (TP) Speyer
152. Linh Mục Darek Bryk, TP. LudwigshafenOggersheim.
153. Linh Mục August Hülsmann, Giáo phận TP. Neustadt a.d.W
154. Linh mục Viện trưởng Alban Meissner, TP. Ludwigshafen a.R
155. Ông Riadh Hasson, Học giả Kịch nghệ, T.P Ludwigshafen a.R.
156. Ông Albin König, Hội Chữ thập đỏ Đức, TP. Sasbach
157. Ông Franz Alt, Nhà báo và sáng tác.
158. Bà Biggi Alt

PDF - 110.6 kb
Briefen an Bundeskanzlerin Dr. Angela Merkel 07102014.pdf

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…