Ai chịu trách nhiệm vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau khi tổ chức bắt cóc và mang được Trịnh Xuân Thanh từ Đức về Hà Nội, ngày 31/7/2017 Bộ Công An lập tức loan tin Thanh về nước “đầu thú”. Nhưng dư luận không ai tin lời thông báo ấu trĩ này. Nhất là cuộc điều tra của cơ quan an ninh Đức đã khẳng định ngược lại: người đàn ông đang xin điều chỉnh tình trạng di trú này đã bị bắt cóc.

Với nhiều bằng chứng trong tay do Đức cung cấp và yêu cầu, cảnh sát Czech đã bắt công dân Czech gốc Việt tên Nguyễn Hải Long và giải giao cho Đức hồi tháng 8 năm ngoái. Long bị đưa ra tòa với cáo buộc làm “gián điệp và có liên đới trong vụ bắt người bất hợp pháp ở Đức.”

Sau nhiều phiên xử kéo dài, ngày 17 tháng 7 năm 2018 có thể coi như ngày đen tối nhất cho phía lãnh đạo CSVN. Nguyễn Hải Long nhận tội và cung khai đã biết và tham gia vào kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh để được giảm án tù. Ngày 25/7, Tòa án Đức đã tuyên án 3 năm 10 tháng tù giam cho Long về tội danh này.

Phiên tòa xét xử Nguyễn Hải Long kết thúc nhưng bản án đã để lại cho công luận hai điều:

Trước hết là cho tới nay mọi người đều công nhận chính CSVN đã lập kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Nhân sự thực hiện kế hoạch được Bộ Công an điều động từ Việt Nam, ngay trong Tòa Đại sứ tại Đức và những người Việt Nam của hệ thống mật vụ đang cư trú ở các nước Đông Âu cũ. Khi sự thật được đưa ra ánh sáng, đảng CSVN trở thành một đảng khủng bố và Việt Nam được thế giới biết đến như một quốc gia xuất khẩu tội phạm, không kể thiệt hại về ngoại giao, giao thương kinh tế.

Kế đến trong vụ này, có rất nhiều viên chức cao cấp của đảng liên hệ, giữ vai trò tổ chức, chỉ đạo và thực hiện như Nguyễn Phú Trọng, Trần Quốc Vượng và các tướng công an như Đường Minh Hưng, Tô Lâm.

Câu hỏi đặt ra là ai chịu trách nhiệm chính vụ bắt cóc này?

Chắc chắn không phải chỉ có Nguyễn Hải Long và anh ta cũng không hề là thủ phạm chánh. Long chỉ là con chốt thí không hơn không kém nhưng lại là con chốt quan trọng vì sự khinh thường và non kém của tình báo CSVN. Hà Nội không lường trước được việc cảnh sát Đức lần ra Nguyễn Hải Long ở Czech là người đã thuê chiếc xe để sử dụng trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Chính sự đánh giá thấp khả năng cơ quan công lực Đức đã để lộ sự non kém của công an Việt Nam trong một điệp vụ quan trọng ở một nước Tây phương có quá nhiều kinh nghiệm đối phó như nước Đức. Giá như Đào Quốc Oai, cấp trên của Nguyễn Hải Long mà cho Long chạy trốn về Việt Nam ngay sau đó thì mọi sự… đâu đến nỗi nào.

Phải chăng thủ phạm là Trung tướng Đường Minh Hưng hiện phụ trách mạng tình báo trong Bộ công an? Tuy Đường Minh Hưng là kẻ lên kế hoạch và chỉ huy trực tiếp vụ bắt cóc nhưng nghiệp vụ của Đường Minh Hưng phải nói là quá kém. Những gì mà an ninh Đức lần ra được chính là sự sắp xếp quá tồi của Hưng nên bị lộ tùm lum. Đường Minh Hưng có lẽ quen thói coi trời bằng vung như ở Việt Nam nên ngang nhiên sử dụng một phòng trong khách sạn ở Berlin làm nơi chỉ huy vụ bắt cóc. Hoạt động trú ngụ của Hưng không lọt qua mắt cảnh sát Đức với hình ảnh của Hưng và tay chân còn để lại trong camera. Sau khi thoát về Việt Nam, Hưng bị Đức truy nã cùng Đào Quốc Oai, đáng bị cách chức và lột lon tướng cho đỡ nhục Bộ Công an.

Thượng tuớng Tô Lâm chăng? Không, ông này cũng chỉ là người muốn lập công với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tuy là Bộ trưởng Bộ công an nhưng tài cán của Tô Lâm cũng không hơn Đường Minh Hưng là bao nhiêu. Sự kiện Tô Lâm đã cùng với Đường Minh Hưng, vội vã dàn dựng một cuộc thăm viếng chớp nhoáng Bộ Trưởng Nội Vụ Cộng Hòa Slovakia vào ngày 26 tháng 7, ba ngày sau khi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, để qua đó nhờ máy bay của Slovakia chở Thanh qua Nga, trước khi đưa về Hà Nội là một tính toán sai lầm. Tuy Trịnh Xuân Thanh là con chốt quan trọng để cho Nguyễn Phú Trọng chứng minh quyền lực đánh tham nhũng, nhưng Tô Lâm đã tự hủy hoại thanh danh của mình khi trực tiếp nhúng tay vào vụ bắt cóc. Xét ra với trách nhiệm của mình, Tô Lâm cũng đáng bị cách chức và lột lon như Đường Minh Hưng.

Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng chăng? Ông Vượng cũng là người nóng lòng muốn bắt Trịnh Xuân Thanh nhưng chỉ để làm hài lòng Nguyễn Phú Trọng chứ chính Vượng cũng không hưởng lợi ích gì trong vụ bắt cóc này. Hơn thế nữa vốn là cán bộ “sống và lên chức nhờ thâm niên”, Trần Quốc Vượng không đủ bản lãnh để làm chuyển tày trời này.

Cuối cùng Nguyễn Phú Trọng mới đích thực là thủ phạm.

Hai tháng sau khi Trinh Xuân Thanh trốn khỏi Việt Nam, chính Nguyễn Phú Trọng trong khi tiếp xúc với cử tri huyện Đông Anh, Hà Nội vào tháng 12 năm 2016 đã hùng hổ tuyên bố “Chúng ta đã phát lệnh truy nã quốc tế Trịnh Xuân Thanh, tinh thần là bắt bằng được, không trốn được đâu.” Nghĩa là bằng mọi cách không loại trừ cách “bắt cóc” dù Thanh đang ở Đức. Tổng bí thư là người chẳng những quyền uy nhất đảng mà còn nhất nước đã tuyên bố như vậy thì đàn em phải thực hiện “cho bằng được”. Làm tổng bí thư đảng cầm quyền nhưng ông Trọng cũng không hiểu “phát lệnh truy nã quốc tế” không có nghĩa là cứ cho mật vụ sang nước khác bắt về.

Do đó, không thể nào nói khác hơn, thủ phạm trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh chính là Nguyễn Phú Trọng. Thủ phạm này đã:

Một, coi thường quyền lợi quốc gia và quan hệ quốc tế. Vì sau khi vụ bắt cóc đổ bể, ngày 22/9/2017 Đức tuyên bố “tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược” với Việt Nam. Mặt khác Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA) mà Việt Nam hy vọng ký kết vào giữa năm 2018 nay đang bị treo không biết đến bao giờ. Nguyễn Phú Trọng do quá say mê quyền lực riêng tư chỉ muốn thỏa mãn tự ái độc tôn độc tài nên bất chấp hậu quả, chà đạp lên công pháp quốc tế, hành động điên rồ.

Hai, làm cho thế giới ngày nay nhìn thấy Việt Nam là một quốc gia khủng bố, được lãnh đạo bởi một đảng khủng bố đội lốt dân chủ. Do vậy, chính phủ Cộng hòa Czech đã quyết định tạm ngừng tiếp nhận đơn xin thị thực dài hạn đối với công dân Việt Nam vì lo ngại Việt Nam đã trở thành “rủi ro an ninh trong việc xuất khẩu tội phạm có tổ chức”. Mặt khác, các chính phủ trên thế giới cũng tỏ ra khinh miệt đám lãnh đạo của một quốc gia thảo khấu dốt nát, cẩu thả, tùy tiện và coi thường luật lệ quốc tế.

Sau phiên tòa xử tù Nguyễn Hải Long, những cái nhìn thiện cảm của thế giới đối với Việt Nam vốn đã ít ỏi nay lại càng suy giảm. Sự thiệt hại ghê gớm nhất là sự giúp đỡ của Đức nói riêng và của Âu Châu nói chung đối với Việt Nam bị đóng băng trên mọi phương diện như phản ứng của Cộng hòa Czech, hay Đức cũng ngưng mọi quan hệ với Việt Nam trên nhiều lãnh vực.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu đảng CSVN qua hành động điên rồ đã đem về mối nhục khó rửa cho đất nước. Hay nói khác đi, Trọng và đảng CSVN là tai họa lớn nhất của Việt Nam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.