Các nhóm nhân quyền kêu gọi Thái Lan chớ dẫn độ Y Quynh Bdap về Việt Nam

Nhà hoạt động nhân quyền cho người Thượng Y Quynh Bdap. Ảnh: VOA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm 13/6, các nhóm nhân quyền kêu gọi Thái Lan không dẫn độ một nhà hoạt động Việt Nam bị giam giữ ở Bangkok, nói rằng ông này có thể gặp nguy hiểm nếu bị trả về Việt Nam, AP đưa tin.

Ông Y Quynh Bdap, người được cấp quy chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc ở Thái Lan, bị cảnh sát địa phương bắt giam hôm 11/6, một ngày sau khi ông gặp các quan chức đại sứ quán Canada khi ông xin tị nạn ở đó, theo Tổ chức Quyền Hòa bình, nơi đã liên lạc với ông trước đó.

Ông Y Quynh Bdap, đồng sáng lập nhóm Bảo vệ Công lý cho người Thượng, đã bị kết án vắng mặt tại Việt Nam vào tháng 1/2024 với cáo buộc rằng ông có liên quan đến việc tổ chức các cuộc bạo loạn chống chính quyền ở tỉnh Đắk Lắk vào tháng 6 năm ngoái.

Chính quyền Việt Nam đã truy lùng ông ở Thái Lan, với sự hỗ trợ của Thái Lan, khiến ông phải lẩn trốn 6 tháng trước, ông Bdap cho biết trước khi bị bắt trong một tuyên bố qua video.

Trong đoạn video ngày 7/6, do Kannavee Suebsang, một nhà lập pháp đối lập Thái Lan hoạt động tích cực trong các vấn đề nhân quyền, cung cấp cho hãng tin AP, ông Bdap nói ông “hoàn toàn không liên quan gì đến vụ bạo lực đó”.

Ông Bdap, 32 tuổi, người đã trốn sang Thái Lan vào năm 2018, phát biểu: “Tôi là một nhà hoạt động nhân quyền đấu tranh cho tự do tôn giáo và ủng hộ nhân quyền.”

“Hoạt động của tôi rất ôn hòa, chỉ bao gồm việc thu thập và viết báo cáo về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam,” ông Bdap nói trong video.

Cơ quan quản lý nhập cư Thái Lan nói với AP rằng họ sẽ xem xét vụ việc nhưng sau đó không cung cấp bất kỳ thông tin hay bình luận nào.

Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), ông Bdap hiện đang bị giam tại một nhà tù ở Bangkok để chờ phiên xét xử về dẫn độ. Quá trình này có thể mất khoảng một tuần.

UNHCR, cơ quan của Liên Hiệp Quốc về Người tị nạn, nói họ không thể bình luận về các trường hợp riêng lẻ, nhưng họ “tích cực hợp tác” với chính phủ Thái Lan để đảm bảo các nghĩa vụ quốc tế cơ bản được tôn trọng, bao gồm cả việc không ép buộc người tị nạn trở về một quốc gia nơi họ có thể sẽ phải chịu sự bách hại.

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Minh họa của Amanda Weisbrod/ RFA. Nguồn ảnh: AP, Adobe Stock

Khất sĩ Thích Minh Tuệ mang đến sự tương phản đáng hổ thẹn cho giới tinh hoa Việt Nam

Thay vì thực hiện các cải cách thể chế, ông Trọng đang nhắm mục tiêu vào một nhà sư khổ hạnh – người đã thu hút được đông đảo người dõi theo và hâm mộ chỉ đơn giản bằng cách đứng hoàn toàn tương phản với giới lãnh đạo quốc gia – những người, bất chấp tinh thần xã hội chủ nghĩa mà họ đã cam kết, đã không còn gắn kết với những giá trị của mình và trở nên sa lầy trong tham nhũng.

Nhà báo Mỹ Quyên phỏng vấn tác giả về hậu trường xuất bản khoa học, nhưng hoá ra là chị ấy tìm hiểu về những bài báo bị rút xuống. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Lượng và phẩm trong khoa học

Trong khoa học, cũng như trong bất cứ lãnh vực nào, phẩm quan trọng hơn lượng. Người ta quan tâm đến phẩm chất hơn là số lượng. Phẩm chất ở đây là chất lượng khoa học và tác động đến thực tế. Chính tác động thực tế mới là thước đo thành tựu của một nhà khoa học. Ở Úc, khi xin tài trợ từ các tổ chức lớn, người ta chỉ xem xét 10 bài báo mà thôi. Nhà khoa học có thể có 1.000 bài, nhưng nhà tài trợ chỉ xem xét 10 bài. Mười bài đó sẽ nói ‘anh là ai và thuộc đẳng cấp nào.’

Ông Vladimir Putin (trái), tổng thống Nga, được ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN, đón tiếp ở Hà Nội vào ngày 12/11/2013. Ảnh minh họa: Na Son-Nguyen/ AFP via Getty Images

Việt Nam đu dây coi chừng dây đứt!

Chuyến thăm Việt Nam vào ngày 19/6 của ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, đang làm cho Việt Nam khó xử trong quan hệ đối ngoại và có nguy cơ bị Tây phương xa lánh. Tại sao vậy?