Chúng tôi có một giấc mơ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm nay 15.1.2017, Tòa án cộng sản Việt Nam tuyên y án sơ thẩm đối với tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai 5 năm tù giam và 4 năm quản chế. Cần phải diễn đạt lại ý nghĩa thực sự của bản án này đó là cộng sản Việt Nam tuyên án Nguyễn Văn Oai mang tính chất trả đũa và vô nhân đạo.

Thật vậy, Nguyễn Văn Oai không bị xử có tội ngay trong phiên tòa sơ thẩm, và nội dung lệnh quản chế của bản án sơ thẩm thể hiện trực tiếp ý chí muốn kiểm soát suy nghĩ và quyền tự do phê phán, quyền biểu tình của Nguyễn Văn Oai. Đây là biểu hiện mới nhất của chính sách đàn áp không hạn chế nhằm vào những người bất đồng chính kiến. Nguyễn Văn Oai là một trong vô số người đã can đảm dấn thân cho dân chủ và nhân quyền bất chấp những rủi ro về an toàn và tự do cá nhân.

JPEG - 61.1 kb
Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai.

Bản án bất công được áp dụng đối với Oai ngày hôm nay đem lại nhiều cảm xúc cho mọi người dân yêu công lý và sự tự do, hình ảnh người vợ và người mẹ của Oai rơi lệ sau khi phiên tòa kết thúc khiến cho bao tâm hồn phải trùng xuống. Mọi giá trị luật pháp, luân lý xã hội, phẩm giá con người và sự tự do trên đất nước này một lần nữa lại bị phá sản hoàn toàn trước bản án đã tuyên ra cho người dân yêu nước này.

Hôm nay 15 tháng 1 là ngày sinh nhật của Martin Luther King, Jr. Hoa Kỳ long trọng chỉ định ngày lễ Luther King là một ngày quốc lễ vào năm 1994, với mục đích khuyến khích dân chúng Mỹ tham gia vào các dự án cộng đồng. Ông là nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi, và là người đoạt Giải Nobel Hoà Bình năm 1964. Ông là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cũng như lịch sử đương đại của phong trào bất bạo động, bất tuân dân sự.

Khi chúng tôi bắt đầu bước đi trên con đường đấu tranh chống lại bất công, bảo vệ phẩm giá con người, chống lại Trung Cộng xâm chiếm biên thùy hải đảo quê hương thì, vũ khí đầu tiên được trang bị đó là bài học về cuộc đời đấu tranh và phương thức phản kháng bất bạo động có tổ chức của Martin Luther King, Jr.

Và dĩ nhiên, bài diễn văn được xem là một trong những bài diễn văn vĩ đại nhất trong lịch sử và xuất sắc nhất thế kỷ 20 Luther King “I have a dream – Tôi Có Một Giấc Mơ” đã đánh trúng vào tâm thức của chúng tôi.

Chúng tôi mơ về một giấc mơ tốt đẹp toàn phần cho đất nước được trở thành sự thật. Ở một nước không còn bất công, người dân cày không còn bị cướp đất, những con người bị thiêu đốt dưới ngọn lửa bất công sẽ trở nên hoan hỉ trong ánh sáng của bình minh ló rạng.

Chúng tôi mơ cho sự tự do của con người không còn bị kiềm kẹp dưới gông cùm và xiềng xích của nhà tù và dùi cui, cái tự do què quặt mà nhà cầm quyền cộng sản ban phát cho dân lành sẽ biến mất đi, thay vào đó là sự hiển trị của pháp luật công minh và tôn trọng phẩm giá con người.

Chúng tôi mơ cho đất nước Việt Nam những người con yêu tú của đất Mẹ như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Trần Thúy Nga, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển và hàng trăm, hàng ngàn người khác không còn bị giam cầm nơi tù đầy chỉ vì yêu nước Việt Nam mình.

Chúng tôi hiểu rằng, cơn gió lốc cuồng điên cộng sản xoáy sâu và phá tan mọi nền tảng đất nước, không có ngơi nghỉ hay yên bình với quê hương này, cho đến khi muôn dân được thụ hưởng những quyền công dân của họ. Nếu công lý không trỗi lên thì ngàn năm nước ta vẫn chìm trong bể khổ.

Và vì thế chúng tôi đến để hành động, để biến mình làm khí cụ của tình yêu và hạnh phúc, để biến đổi cuộc đời và xã hội. Chúng tôi đã trỗi dậy từ chốn bùn nhơ, đã trưởng thành từ gọng kìm tù ngục, đã bước đi từ thung lũng thiếu vắng công lý và sự thật để tiến tới con đường chân thiện mỹ, để dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, để hiện thực hóa nền công lý được thực thi cho tất cả mọi người, để vực dậy đất nước chúng ta khỏi sa mạc của sự hãi trước giặc Trung Cộng ngày đêm xâm chiếm đất tổ quê nhà.

Dù ngày hôm nay, nhà cầm quyền cộng sản ra sức ngăn cản nổ lực, ý chí, khát vọng tự do của toàn dân Việt Nam nhưng chúng ta tràn trề niềm tin và hi vọng rằng sự tự do viên mãn thật sự sẽ được trải dài khắp hang cùng ngõ hẻm trên đất nước Việt Nam.

Xin hết lòng cám ơn những viên đá góc tường, những miếng đá lót đường để dựng xây nền tảng cho ngôi nhà tự do đích thực và dẫn đưa Việt Nam đi trên con đường của ánh sáng, tình yêu và sự trường tồn hưng thịnh.

Chúng ta có một giấc mơ “Cuối cùng đã có tự do! Cuối cùng đã có tự do! Tạ ơn Thiên Chúa Toàn năng, cuối cùng chúng ta đã có tự do!” Cùng nắm chặt tay nhau để hành động biến giấc mơ đó thành sự thật./.

15.1.2018
Paulus Lê Sơn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.