Khi những tên ma-cô nắm vận mạng đất nước

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cách đây 10 năm, ông Nguyễn Minh Triết lúc đang là Chủ Tịch Nước đã có chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào khoảng Tháng 6, 2007. Sau chuyến đi này, khi trả lời phóng viên của PVB, ông Triết đã nói như sau: “Này nhé. Tôi đã đem về cho đất nước hơn mười tỉ đô la của các công ti Mỹ mà không phải tốn nhiều công sức. Chỉ tốn chút nước miếng, đem khoe với các ông chủ tịch công ti là Việt Nam ngày nay có nhiều con gái đẹp lắm, mà giá nhân công rất rẻ. Thế là họ tranh nhau xin kí hợp đồng. Các công ti đối tác của mình kí xong, tôi phải đặt bút phê chuẩn cũng mỏi cả tay.” (*)

Trừ những kẻ không còn liêm sỉ, những ai còn chút sĩ diện đều cảm thấy vô cùng xấu hổ và nhục nhã khi nghe một người ở vị trí đứng đầu nước phát biểu… rất “ma cô.”

Nói như vậy, dù nhìn từ bất kỳ góc cạnh và cương vị nào, Nguyễn Minh Triết đã xúc phạm nặng nề danh dự của người phụ nữ Việt Nam, từ những người mẹ Việt Nam khả kính, đến những người chị, em, thím, bác, cô, dì,… của chúng ta.

Cứ tưởng tượng một người nước ngoài đến hỏi chúng ta là “Chủ Tịch Nước của Anh/Chị nói như vậy để mời gọi người nước ngoài đến Việt Nam nghiã là thế nào”, chúng ta sẽ trả lời ra sao?

JPEG - 97.7 kb
Ông Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư ngày 15-1-2018. Ảnh: VnEconomy.vn.

Thật không may cho vận nước, câu chuyện nói trên lại bị ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ Tướng CSVN bồi thêm, xoáy vào vết thương cũ. Lần này, khác với đàn anh của mình, Nguyễn Xuân Phúc chỉ phát biểu trong buổi họp với Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư chứ không phát biểu trực tiếp với người nước ngoài. Nhưng thực tế thì cũng không khác gì, vì lời nói có cánh cũng đã bay xa!

Nguyễn Xuân Phúc nói: “Phải cố gắng biến Việt Nam từ một cô gái đẹp trở thành con hổ mới của kinh tế châu Á“.

Thật lạ lùng!

Người ta phải tự hỏi nguồn gốc từ đâu mà các lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng CSVN lại có cái tư duy kỳ quặc, luôn mang sắc đẹp của người phụ nữ Việt Nam ra để rao hàng với người nước ngoài.

Phải chăng những người như ông Triết, ông Phúc và hầu hết các quan chức cao cấp trong bộ máy đảng và nhà nước quen thói quen tật khi mời khách đến nhà, đều rao hàng là có phụ nữ đẹp trong nhà để chiêu đãi khách?

Để rồi, nay được ngồi ở vị trí đại diện quốc gia, cũng lại quen thói quen tật đem phụ nữ Việt Nam ra để mời người ngoại quốc.

Thật là tư duy bệnh hoạn!

Từ lúc được đảng đưa lên làm Thủ tướng vào tháng 2, 2016 cho đến nay, mỗi lần ông Phúc phát biểu đã biểu hiện sự nông cạn và thiếu kiến thức trầm trọng của một người đứng đầu chính phủ. Tệ hơn nữa ông Phúc không có khả năng diễn đạt tiếng Việt, mẫu tự dùng không thông, trở thành trò cười cho thiên hạ.

Không những thế, chẳng rõ ban tư vấn của Thủ tướng hay quân sư quạt mo nào bày vẽ, đi đến đâu Nguyễn Xuân Phúc cũng vung vít tuyên bố là nơi đó phải là “đầu tàu cho cả nước” và Việt Nam thì thành hổ thành rồng? Nói cách khác, thay vì nói những điều thực tế, tìm giải pháp giải quyết thực trạng lạc hậu kéo dài quá lâu trên đất nước, ông Phúc lại thích phóng đại tô màu nào là Quốc Gia Khởi Nghiệp, Cách Mạng 4.0 trong khi đất nước chưa có khả năng vươn tới.

Vì thế mà đa số dư luận coi Nguyễn Xuân Phúc như một người học lực tiểu học mà bắt đứng giảng bài ở Đại Học, chẳng hiểu đầu đuôi tai nheo gì nên phát biểu như người bị ngộ chữ.

Không chỉ có ông Phúc. Qua phiên tòa xét xử 21 cán bộ cao cấp trong Tập Đoàn Dầu Khí đang diễn ra ở Hà Nội, nghe những giải thích của Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh vì sao bị sai phạm và những giọt nước mắt nghẹn ngào xin khoan hồng vì gia cảnh, đã cho thấy khả năng và bản lãnh của hàng ngũ lãnh đạo không xứng tầm với trách nhiệm.

Dân tộc Việt Nam không thể để cho những tên ma-cô tiếp tục làm nhục.

(*) http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=10455&rb=14
Talawas ghi chú là “Cuộc phỏng vấn được ghi âm, thu hình đầy đủ và lưu trữ tại trang nhà của báo PVB và của Đảng. Phần ghi lại dưới đây đúng bản gốc 100%, không thừa một dấu chấm, không sai một dấu phẩy.”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.