Lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình: Đừng sợ sự thật

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
MP3 - 3.6 Mb
Âm thanh: Cha Phương dẫn ý lễ, cha Hiên nói về ý nghĩa thánh lễ và bài chia sẻ của cha Giuse Đinh Hữu Thoại.

(26.11.2012) – Sài Gòn – Đừng sợ sự thật, hãy cầu nguyện cho nhân quyền là chủ đề của thánh lễ cầu nguyện cho Công lý và Hòa bình, tối hôm qua, 25.11.2012, với khoảng 2000 người tham dự.

Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình hôm nay do Cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên, Giám Đốc Học Viện làm chủ tể. Cùng đồng tế có các cha Giuse Nguyễn Thể Hiện, Trưởng ban Công Lý & Hòa Bình, Antôn Lê Ngọc Thanh, Thường trực ban truyền thông, Giuse Lê Quang Uy, Phó xứ, Đa Minh Nguyễn Văn Phương và cha Giuse Đinh Hữu Thoại giảng lễ.

Cha Đa Minh Nguyễn Văn Phương mở đầu thánh lễ với lời giới thiệu ý cầu nguyện trong thánh lễ: Cầu cho công lý và hoa bình trên quê hương đất nước, cầu cho những nạn nhân bị kết án oan sai, vì nó đã đẩy biết bao người vào cảnh tù tội,

Hôm nay cũng là lễ mừng kính Chúa Giêsu Kitô Vua Vụ Trụ, Người là Anpha và Ômêga, là Đấng hiện có, đã có và đang đến, là Đấng Toàn Năng. Quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một; vương quốc của Người sẽ chẳng hề suy vong. Và bài tin mừng: “Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: “Làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.”.

“Đừng sợ sự thật!” câu nói trong phần giảng lễ của cha Giuse Đinh Hữu Thoại làm chúng tôi thích nhất. Vì chính việc “sợ sự thật” mà đã tạo ra bao nỗi oan khiêm trong xã hội, không dám lên tiếng, không dám đứng về phía sự thật mà đã tạo ra bao nỗi uất nghẹn cho dân lành, sai trái bất công cho xã hội.

Chúng ta sợ sự thật đến nỗi không còn dám nghe, dám biết, dám nói về sự thật, còn Chúa Giêsu thì nói: “Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi”.

Sau phần giảng lễ Cha Giuse Lê Quang Uy đã cùng cộng đoàn tuyên xưng đức tin và hát những lời sám hối trong bầu khí trang nghiêm, với những ánh nến lung linh cầu nguyện.

Cuối thánh lễ, cha Uy giới thiệu cách đọc kinh cầu nguyện cho công lý và hòa bình mỗi ngày. Mỗi người có thể đọc kinh cầu nguyện ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào. Lúc đi làm, khi đi học, lúc rảnh rỗi hay khi đang phải lao vào công việc tấp nập, và nhất là lúc bị đe dọa khiến cho phải sợ hãi.

Khi đọc 3 kinh Kính Mừng, 1 kinh Lạy Nữ Vương, và các lời cầu “Lạy Mẹ Hằng Cứu Giúp – cầu cho chúng co”, “Lạy Tổng Lãnh Thiên Thần Micae – cầu cho chúng con”, mọi người sẽ hiệp thông với nhau, không còn sợ hãi nữa. Chúng ta cầu nguyện cho đất nước Việt Nam được công bằng và tự do.

Sau đó, cha Uy cùng với cộng đoàn thực hành ngay việc đọc kinh cầu nguyện này.

Kính mời quývị cùng nghe âm thanh của thánh lễ này: Cha Phương dẫn ý lễ, cha Hiên nói về ý nghĩa thánh lễ và bài chia sẻ của cha Giuse Đinh Hữu Thoại.

Tiên Đặng

Nguồn: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.