Thi nhau bán nước qua cửa Song Phương

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chuyến đi Tàu vừa qua của ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN), đã đạt được một “thành tựu” là bản thoả thuận những nguyên tắc giải quyết vấn đề biển Đông giữa hai đảng cộng sản Tàu và Việt. Một văn kiện chứa đựng đầy ngôn ngữ mập mờ để che dấu những chỉ thị mà Trung Quốc bắt CSVN phải thi hành để hợp thức hoá sự cưỡng chiếm biển đảo của Việt Nam sắp tới qua màn kịch “giải quyết song phương” giữa hai đảng cộng sản. Cách giải quyết này đã được phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao CSVN Lương Thanh Nghị tái xác nhận trong buổi họp báo ngày 20/10 vừa qua.

Trước sự kiện CSVN lựa chọn đi theo con đường Trung Quốc đã vạch sẵn để thoà thuận thương thảo song phương với Bắc Kinh, trong tư thế của một nước đàn em hèn nhược đối với một nước đàn anh to lớn để mong chờ sự che chở cho chiếc ghế quyền lực của mình, dù biết rằng nước đàn anh đó thừa sự tráo trở và cũng chẳng cần che đậy tham vọng bành trướng của họ; khiến người ta thấy rõ ngay quyền lợi của của đất nước và dân tộc Việt Nam được đặt ở đâu trong vở kịch thương thảo song phương này. Thế nhưng, để chuẩn bị cho vở kịch “song phương” đó diễn ra được suông sẻ, nhiều nhân vật tai to mặt lớn của chế độ Hà Nội đã lên sân khấu “đóng tuồng giáo đầu” trước những đối tượng liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Với đối tượng là nhân dân Việt Nam, chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã khẳng định chắc nịch rằng “Chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm“; Thủ Tường Nguyễn Tấn Dũng cũng có những lời tuyên bố cương quyết không kém: “Nhân dân Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình”. Cụ thể hoá lời tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng, nguyên phát ngôn viên bộ ngoại giao là bà Nguyễn Phương Nga nói rằng:“Hải Quân Việt Nam sẽ làm mọi việc cần thiết để bảo vệ vững chắc hòa bình, độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam”. Tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng quốc phòng cũng nổ không kém: “Nhân dân ta rất yêu nước, sẵn sàng làm tất cả để bảo vệ Tổ quốc!”, “Quyết giữ toàn vẹn lãnh thổ”.

Đối với đàn anh Trung Quốc thì có lẽ ngoài ông Tố Hữu ngày xưa, chẳng ai hơn ông Nguyễn Chí Vịnh về tài nịnh hót, qua câu nói của ông ta tại Bắc Kinh: “ nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc Xã hội chủ nghĩa láng giềng, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đại cục với Trung Quốc”.

Với đối tượng là những người Việt Nam yêu nước có những lời nói, hành động cụ thể để hỗ trợ cho những tuồng giáo đầu của các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, bà Nguyễn Phương Nga đã được đề cập ở trên, thì công an đàn áp, bắt bớ, trù dập thực sự và rất tận tình, chứ không tuyên bố đóng tuồng như các ông bà quan chức lớn của đảng.

Với đối tượng quốc tế, sự đóng tuồng của tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng cũng thật là hoàn hảo qua lời tuyên bố: “việc tăng cường hiệu lực của các cơ chế hiện hữu và xuất hiện các cấu trúc an ninh mới như Cấp cao Đông Á (EAS) với sự tham gia của Nga và Mỹ, hay ADMM+ cũng cho thấy nhu cầu và triển vọng hợp tác giữa ASEAN với các nước đối tác có chung lợi ích trong khu vực, nó sẽ đem lại một tương lai tốt đẹp…“. Song song với những tuyên bố phường chèo này, Hà Nội thực hiện nhiều cuộc đối thoại về chiến lược an ninh – quốc phòng, ký biên bản ghi nhớ, hợp tác quốc phòng với nhiều nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Australia, New Zealand, Cuba và Mỹ; và trong chuyến viếng thăm Ấn Độ vừa qua ông Trương Tấn Sang đã cho ký kết thỏa thuận giữa công ty dầu khí quốc doanh ONGC Videsh của Ấn Ðộ với Tập đoàn dầu khí PetroVietnam.

Tất cả những phát biểu và động thái của lãnh đạo Hà Nội nêu trên thoạt nhìn người ta tưởng rằng Hà Nội lại dùng chiến thuật đi dây, như kiểu đi dây giữa Nga và Tàu mà lãnh đạo CSVN rất tự hào trong thế kỷ trước.

Nhưng khi ông Nguyễn Phú Trọng khệ nệ ôm những chỉ thị của trung Quốc về, dưới cái tên bản “Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Đông giữa hai nước”, thì người ta biết CSVN chẳng đi dây gì cả, mà chỉ bám chặt lấy Trung Quốc. Điều này cũng làm người ta hiểu rõ hơn những lời lẽ của thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn sau chuyến đi Tàu chuẩn bị cho chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng, qua lời tuyên bố “đã có thoả thuận rồi”. Câu nói mập mờ đã từng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần:“nhận thức chung đã có giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng” cũng được hàm ý rất rõ trong những chỉ thị của Trung Quốc qua bản thoả thuận những nguyên tắc cơ bản……”. Cụ thể, người ta có thể đọc được từ thực tế những chỉ thị này là: Việt Nam không được đòi biển đảo, tài nguyên trong vùng “lưỡi bò” nữa, còn bên ngoài vùng này thì Trung Quốc và Việt Nam “khai thác chung”. Nếu Trung Quốc có hành động hay lời nói nào khiến Việt Nam bị thiệt hại, thì Việt Nam phải câm miệng lại chấp nhận, không được phản đối. Đó chính là cách bảo tồn “quan hệ thiêng liêng của hai đảng” dưới ánh sáng 16 chữ vàng, 4 tốt.

Có lẽ vì thế mà ngay từ lúc ông Nguyễn Phú Trọng còn ở bên Tàu thì báo chí Trung Quốc đã lớn tiếng đòi phải hủy ngay sự hợp tác khai thác dầu hoả trên biển Đông giữa Ấn Độ và Việt Nam. Rồi hải quân Trung Quốc loan báo vừa thiết lập một trạm xá quân y gần đảo Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa, mà Bắc Kinh coi là “phần lãnh thổ không thể tách rời” của Trung Quốc; và mới đây, hôm 25/10, bài bình luận của tờ Hoàn Cầu Thời Báo, tiếng nói bán chính thức của đảng Cộng Sản Trung Quốc cho rằng “chính sách, chiến lược của Việt Nam đã đe dọa ‘lợi ích lâu dài của Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ’”, và “ Việt Nam cần phải chuẩn bị nghe tiếng đại bác trên biển, vì đó là cách duy nhất giải quyết tranh chấp trên biển…”. Phía nhà nước CSVN đã giữ đúng thỏa thuận mà ông Nguyễn Phú Trọng vừa ký, đó là tiếp tục im lặng.

Rốt cuộc thì người ta thấy rằng, lãnh đạo Hà Nội nói với dân một đàng, bàn với quốc tế một nẻo, rồi dấm dúi ký kết với Tàu hoàn toàn ngược lại.

Có thể nói hầu như toàn bộ chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng đều đã được công luận đoán trước rất chính xác. Duy chỉ có một chuyện lạ trong việc ký kết, đó là thay vì Nguyễn Phú Trọng ký kết như các đời Tổng bí thư trong quá khứ về “hướng giải quyết” giữa 2 đảng, thì lại đùn đẩy xuống cấp thứ trưởng Hồ Xuân Sơn đặt bút ký. Phải chăng Nguyễn Phú Trọng đã học bài học kinh nghiệm của Lê Khả Phiêu thời 1999 là không muốn lãnh trách nhiệm bán nước một mình. Ông ta muốn chia đều lên đầu các thành viên của tập đoàn Bộ Chính Trị CSVN?

Nhưng dù gì đi nữa thì cả hệ thống cán bộ lãnh đạo của chế độ hiện nay đều theo cùng một hướng:

– Cán bộ cấp cao: thoản thuận bán nước rồi núp sau thuộc cấp.

– Cán bộ cấp trung: tiến hành bán nước, nhận các quyền lợi, và chuẩn bị nơi hạ cánh ở nước ngoài.

– Cán bộ cấp thấp: ra sức trấn áp nhân dân được thêm ngày nào biết ngày ấy và sẵn sàng ngụy biện là “chỉ theo lệnh trên”.

Tóm lại, cơn dịch bán nước và thẳng tay trấn áp những ai phản đối đã lan khắp mọi cấp và đang là “chính sách lớn” của lãnh đạo đảng và nhà nước. Họ bán tất cả những gì có thể bán được trước ngày bỏ đi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…