Tranh cãi về một nhân vật ‘thăng tiến nhanh’ ở Bộ Công Thương CSVN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông Vũ Hùng Sơn (34 tuổi) vừa được bổ nhiệm làm phó chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ Đạo 389 Quốc Gia. Năm 2015, khi mới 31 tuổi, ông Sơn là thư ký cho ông Vũ Huy Hoàng – người đã bị cách chức bộ trưởng Bộ Công Thương.

Theo báo Lao Động, ông Sơn xuất thân trong một gia đình và dòng họ kinh doanh vàng bạc nổi tiếng ở Hà Nội, là con ông Vũ Mạnh Hải, có cửa hàng kinh doanh vàng bạc có tiếng là Bảo Tín Mạnh Hải, và là cháu của ông Vũ Minh Châu, chủ Tập Đoàn Vàng Bạc Đá Quý Bảo Tín Minh Châu. Ông Sơn còn là chủ Sơn Tùng Auto, công ty chuyên nhập cảng xe sang nổi tiếng ở Hà Nội.

Theo báo Tuổi Trẻ, việc tiếp nhận, bổ nhiệm ông Vũ Hùng Sơn làm phó chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ Đạo Quốc Gia Chống Buôn Lậu, Gian Lận Thương Mại và Hàng Giả (Ban Chỉ Đạo 389 Quốc Gia) đang được dư luận quan tâm suốt mấy ngày nay.

Trước đó, ông được biết đến là cán bộ được bổ nhiệm thần tốc khi chỉ trong tám tháng liên tục thay đổi vị trí công tác trong Bộ Công Thương.

Cụ thể, từ đầu Tháng Hai, 2015, ông Sơn trúng tuyển vào vị trí giám đốc Trung Tâm Thông Tin Công Nghiệp và Thương Mại thuộc Bộ Công Thương.

Sáu tháng sau, ông Sơn tiếp tục được bổ nhiệm làm thư ký của cựu Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng. Và đến Tháng Mười, 2015, ông được giao phụ trách Văn Phòng Bộ Công Thương khi khuyết vị trí chánh văn phòng.

Theo báo VNEconomy, đầu năm 2016, thời điểm ông Hoàng bị thất thế, ông Sơn bị hủy bỏ quyết định bổ nhiệm làm chánh văn phòng Bộ Công Thương, theo kết luận của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương.

Nhưng đến đầu năm 2018, người ta lại thấy ông Sơn đã có hàm phó vụ trưởng, được bổ nhiệm làm phó cục trưởng Cục Quản Lý Thị Trường thuộc Bộ Công Thương, rồi bây giờ thành “cán bộ được biệt phái” về Ban Chỉ Đạo 389 Quốc Gia. Ông được hưởng phụ cấp tương đương phó tổng cục trưởng.

Tuy gia thế không phải “là con đồng chí nào” nhưng đường quan lộ của ông Sơn được cho là “có vàng là có chức.”

Báo VietNamNet dẫn lời ông Đàm Thanh Thế, chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ Đạo 389 Quốc Gia: “Theo quy định của chính phủ và quyết định của Trưởng Chỉ Đạo 389 Quốc Gia, có năm bộ, ngành phải cử cán bộ lãnh đạo biệt phái sang làm nhiệm vụ phó chánh văn phòng, trong đó Bộ Công Thương cử ông Sơn, lãnh đạo cấp cục của Cục Quản Lý Thị Trường. Hồi cuối năm 2017, các cán bộ biệt phái sang làm nhiệm vụ tại văn phòng thường trực đã hết nhiệm kỳ ba năm nên theo quy định, các bộ (Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương, Bộ Quốc Phòng và Bộ Công An CSVN) phải cử cán bộ biệt phái mới.”

Cùng thời điểm, báo Nhà Đầu Tư tường thuật: Ông Vũ Hùng Sơn sở hữu cổ phần lớn tại Bảo Tín Mạnh Hải – doanh nghiệp “anh em” với Bảo Tín Minh Châu của doanh nhân Vũ Minh Châu. Gia đình ông Vũ Hùng Sơn còn sở hữu một doanh nghiệp rất lớn khác là Công Ty Cổ Phần Bảo Tín Sơn Tùng, có vốn điều lệ 200 tỷ đồng (hơn $8.7 triệu).”

Trước đó, ông Sơn trả lời phỏng vấn của báo Dân Việt: “Thực ra nói đúng là chỉ có mẹ và bác tôi làm kinh doanh vàng, tôi nghĩ cũng phải rõ ràng vấn đề này, bác là bác, cháu là cháu. Một số quan điểm cứ gán tôi với thương hiệu Bảo Tín Minh Châu của bác tôi là chưa chính xác. Thực tế, thương hiệu Bảo tín Mạnh Hải cũng là của mẹ tôi chứ bố tôi không tham gia và cá nhân tôi cũng tham gia vào lĩnh vực kinh doanh vàng là chính, còn xe hơi thì khi đó tôi cũng chỉ tham gia vào lĩnh vực của gia đình thôi.”

“Tôi chỉ nghĩ là mình còn trẻ, tậm tâm tận tụy, còn không biết các lãnh đạo có hài lòng hay không. Tôi cũng không thấy các bác chê trực tiếp, có thể các bác thấy mặt được, mặt chưa được, không thể nào mình nói hoàn toàn là được vì đó là suy nghĩ của cá nhân mình. Tất nhiên, tôi cũng luôn mong muốn cống hiến ở lĩnh vực khác đã được đảng, tổ chức phân công nên trên tinh thần trách nhiệm thì tôi sẽ làm hết sức mình còn làm được tới đâu thì do mọi người xung quanh đánh giá,” ông Sơn được trích lời nói.

Nguồn: Người Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.