Trong trại giam Paulus Lê Sơn từ chối khai báo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(06.12.2012) – Hà Nội – “Tại Cơ quan điều tra, ngoài Lê Văn Sơn [Paulus Lê Sơn] từ chối khai báo, các bị can còn lại đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình”, là điều Ông Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao nói đến trong Bản cáo trạng số: 09/VKSTC – V2, ký ngày 18 tháng 9 năm 2012.

Điều anh Sơn từ chối khai báo là đúng, nhưng “các bị can còn lại đều thừa nhận hành vi phạm tội của mình” là điều ghán ghép, và ép cung mà có. Cụ thể các anh Đặng Xuân Diệu, Hồ Văn Oanh, Nguyễn Đình Cương, qua luật sư chúng tôi được biết các anh này tuyên bố mình vô tội.

Bản cáo trạng suy diễn tội của Paulus Lê Sơn như sau:

“Trong khoảng thời gian từ năm 2010 – 2011, một mặt Lê Văn Sơn đã viết, tàng trữ và tán phát nhiều tài liệu có nội dung chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam trên blog của mình, mặt khác do sẵn có mối quan hệ quen biết Nông Hùng Anh, Sơn đã giới thiệu Nông Hùng Anh để Nguyễn thị Thanh Vân liên lạc, lôi kéo tham gia vào tổ chức “Việt Tân”. Theo chỉ đạo của tổ chức, Lê Văn Sơn đã cung cấp cho Nông Hùng Anh 3.000.000 VND để mua vé máy bay xuất cảnh sang Thái Lan (chuyến đi từ ngày 28/6 đến ngày 03/7/2010). Riêng Lê Văn Sơn cũng đã xuất cảnh ra nước ngoài 03 lần để hoạt động (lần 1 vào ngày 03/11/2010 qua cửa khẩu Cầu Treo, Hà Tĩnh sang Lào, Thái Lan; lần 2 từ ngày 21 đến ngày 25/3/2011 sang Thái Lan; lần 3 vào ngày 12/7/2011 qua cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh sang Campuchia, Thái Lan. Lê Văn Sơn có tham dự khóa huấn luyện “Quang Trung 711” do “Việt Tân” tổ chức tại Thái Lan từ ngày 25 đến ngày 30/7/2011 cùng các đối tượng khác trong vụ án. Tại đây, Lê Văn Sơn và Nguyễn Xuân Anh là hai đối tượng cầm cờ tổ chức “Việt Tân” phục vụ lễ kết nạp Nông Hùng Anh, Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc vào tổ chức “Việt Tân” ngày 25/7/2011. Căn cứ kết quả điều tra đã có đủ căn cứ xác định Lê Văn Sơn tham gia tổ chức “Việt Tân” từ trước tháng 6/2010 và Sơn đã được tổ chức “Việt Tân” cung cấp 543,05 USD để phục vụ hoạt động. (BL 2076, 2323-2329)”.

Đây là điều hoàn toàn do công an tự ghi ra trong bút lục trình cho Viện kiểm sát (VKS), mà anh Paulus Lê Sơn không hề nói cũng như xác nhận. Điều này cho thấy, đến giờ phút này, các cơ quan tiến hành tố tụng không hề có bằng chứng gì để kết tội anh Sơn.

Thế nhưng, ở phần kết luận, VKS lại kết luận về Paulus Lê Sơn như sau:

“(15) Từ ngày 25 đến ngày 30/7/2011, Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Xuân Anh, Thái Văn Tự, Lê Văn Sơn, Nông Hùng Anh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc đi Thái Lan tham gia lớp huấn luyện của tổ chức “Việt Tân” có tên gọi “Quang Trung 711” do Đỗ Hoàng Điềm, Nguyễn Ngọc Đức, Lương Văn Mỹ, Nguyễn Thị Thanh Vân, Nguyễn Kim, Ngô Trọng Đức, Nguyễn Hoàng Thanh Tâm trực tiếp giới thiệu về lịch sử tổ chức “Việt Tân”, vị trí của tổ chức “Việt Tân” và Đảng Cộng sản Việt Nam trên trường quốc tế, thế và lực của tổ chức “Việt Tân”, văn hóa của tổ chức “Việt Tân”, thực hành kỹ năng lãnh đạo và đối phó với sự đàn áp của Công an”.

Và cuối cùng, VKS quyết định truy tố anh Paulus Lê Sơn ra trước Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An để xét xử cùng với các anh chị Hồ Đức Hoà, Đặng Xuân Diệu, và Nguyễn Đặng Minh Mẫn về “Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo khoản 1 Điều 79 Bộ luật Hình sự (BLHS) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 79, BLHS về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân quy định như sau:

“Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

1. Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”.

Chúng ta lưu ý, khoản 1, điều 79, trước khi nói đến khung hình phạt thì nhấn mạnh đến “gây hậu quả nghiêm trọng”. Vậy anh Paulus Lê Sơn gây hậu quả nghiệm trọng cho ai, và ở mức độ nào? Ai là nạn nhân của anh Sơn?

Theo khoản luật này, nạn nhân của anh Sơn là “chính quyền nhân dân”. Vậy qua việc làm của anh Sơn (nếu có, vì cho đến nay, anh Sơn từ chối khai báo) thì chính quyền nhân dân bị ảnh hưởng thế nào?

– Chính quyền nhân dân có bị nhân dân ghét vì các việc làm của anh Sơn không?

– Chính quyền nhân dân có bị các nước trên thế giới tẩy chay, các tổ chức quốc tế lên án do các hoạt động của anh Sơn gây ra không?

– Hệ thống chính quyền nhân dân có bị lung lay tận gốc rể không (vì gọi là hậu quả nghiêm trọng mà)?

Nếu có, xin VKS công bố sự thiệt hại, còn nếu không tức là việc làm của anh Sơn không gây tổn hại gì cho chính quyền nhân dân cả. Như vậy Cáo trạng của VKS đã dựng chuyện, vu khống anh Sơn và những người khác, và nhất là cố tình tuyên truyền, làm cho quần chúng nhân dân hiểu lầm rằng chính quyền do đảng CSVN đang thủ vai chính đã lâm nguy bởi việc làm của anh Paulus Lê Sơn và những người trẻ khác.

PV. VRNs

Nguồn: Truyền Thông Chúa Cứu Thế

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…