30 tháng 10 xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(17.10.2012) – Sài Gòn – Hôm qua, ngày 16.10, Tòa án vừa thông báo sẽ đưa hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình ra xét xử tại Tòa án nhân dân Sài Gòn, ngày 30.10.2012, với tội danh Tuyên truyền chống nhà nước XHCN, theo khoản 2 điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam. Theo đó, bản án sẽ từ 10 đến 20 năm, nếu bị tuyên án là có tội.

Nhạc sĩ Việt Khang có tên khác là Võ Minh Trí, sinh năm 1978. Anh có vợ và một con trai 4 tuổi. Nhiều người Việt Nam trên thế giới bắt đầu biết đến Việt Khang từ sau các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam, vào mùa hè năm 2011. Hai trong nhiều tác phẩm của anh là “Anh là ai?” và “Việt Nam tôi đâu?”

[Mời quý vị nghe nhạc phẩm Việt Nam tôi đâu? Anh là ai? của Việt Khang do ca sĩ Trung tâm Asia trình bày]

Nhạc sĩ Trúc Hồ, tổng giám đốc đài truyền hình SBTN và trung tâm âm nhạc Asia nhận xét: “Phải là người ở trong cuộc, Việt Khang mới viết ra được những tác phẩm yêu nước hay đến như vậy. Việt Khang là món quà Thiên Chúa ban cho dân tộc Việt Nam trong lúc này”.

Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, sinh năm 1975. Anh là ca viên ca đoàn xóm 7 và 8 thuộc giáo xứ Đức Mẹ hằng Cứu Giúp sài Gòn, do các cha DCCT phụ trách. Anh có vợ và một con trai. Anh có nhiều nhạc phẩm được nhiều ca sĩ đang thành danh ở Việt Nam hát như Đan Trường, Đinh Tiến Đạt (Mr Dee), Đăng Khôi, Mai Khôi, Mai Văn Hạnh… Những tác phẩm của Trần Vũ Anh Bình được nhiều bạn trẻ yêu thích là Người Miền Trung, Vắng Em Vắng mãi câu Hò, Người Việt Nam, Rạng Ngời Nước Nam,…

[Mời nghe bài Người Việt Nam Rạng ngời nước Nam sáng tác của Trần Vũ Anh Bình, do Đan Trường trình bày]

Cả hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình đều bị bắt giam từ tháng 12 năm 2011.

Nhiều luật sư cho biết điều 88 Bộ luật hình sự kết tội rất nặng, nhưng các khái niệm đưa ra trong điều luật này lại rất mơ hồ, khiến cho an ninh mật vụ thù ghét ai đều có thể bắt và ghép vào tội theo điều 88. Gần đây, luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, đã yêu cầu Thường vụ Quốc Hội giải thích chính thức điều khoản của luật này. Như vậy mới biết tình trạng dân chúng Việt Nam bị bắt và ghép tội oan sai nhiều chừng nào trong suốt nhiều năm qua do sự cố tình của những nhà lập pháp tạo ra để cho hành pháp và tư pháp toa rập với nhau tham nhũng, lạm quyền.

Trong vòng ba năm trở lại đây, tại Việt Nam, khá nhiều người trẻ (dưới 40 tuổi) bị bắt và xét xử theo điều 88 và 79 Bộ luật hình sự, nhưng hầu hết họ, trong mắt bạn bè, người thân và những người thiện chí, có lòng với quê hương thì họ là những con người yêu nước.

Việc hai nhạc sĩ trẻ sáng tác những bài ca yêu nước và phản kháng lại những người chống dân yêu nước thì mắc tội gì với nhân dân?

PV.VRNs

Nguồn: http://www.chuacuuthe.com/

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.