32 Dân Biểu Quốc Hội Châu Âu yêu cầu cải thiện nhân quyền tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Brussels, 17 tháng Chín, 2018

Kính gửi Bà Mogherini, Đại Diện Cấp Cao về Ngoại Giao Liên Âu,
Bà Malmström, Ủy Viên Thương Mại Liên Âu,

Chúng tôi, các Dân biểu của Quốc Hội Châu Âu đồng ký tên dưới đây, viết thư này kêu gọi quý vị thúc đẩy để có tiến triển tốt về tình hình nhân quyền tại Việt Nam trước khi có thể phê chuẩn Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam (EVFTA).

Sau buổi họp mặt ngày 25 tháng Sáu với Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh, Ủy viên Thương Mại Malmström nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp định EVFTA cho cả hai nền kinh tế EU và Việt Nam, và có đề cập đến “cam kết tôn trọng nhân quyền và tuân thủ với các quy định của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế” của Việt Nam; chúng tôi cũng cảm kích về sự hiện hữu của mối ràng buộc giữa Thỏa Thuận Hợp Tác và Đối Tác (PA) và EVFTA, mà có thể dẫn đến một số “biện pháp thích ứng” bao gồm việc hoãn hiệp định hoặc một phần của hiệp định, nếu một bên không đáp ứng được nghĩa vụ nhân quyền.

Tuy thế, như chúng tôi đã nhiều lần nhấn mạnh – gần đây nhất là với nghị quyết khẩn 9 tháng Sáu, 2016 và 14 tháng Mười Hai, 2017, tình hình nhân quyền hiện thời tại Việt Nam đã gây ra mối quan tâm sâu sắc, và tạo ra mối nghi ngờ nghiêm trọng về việc hứa hẹn tôn trọng nhân quyền của Việt Nam: các điều lệ mơ hồ về an ninh quốc gia được dùng rộng rãi để đàn áp đối kháng ôn hòa và bỏ tù nhiều nhà bảo vệ nhân quyền, mà Văn Phòng Cao Ủy Nhân Quyền đã nêu; tất cả phương tiện truyền thông trong nước thuộc hoặc do nhà nước kiểm soát, internet bị kiểm duyệt và bày tỏ bất đồng ý kiến trên mạng sẽ bị trừng phạt một cách tùy tiện; kể từ khi Đảng Cộng Sản Việt Nam nắm quyền từ 1954, họ chưa bao giờ cho phép bầu cử tự do và công bằng; hệ thống tư pháp vẫn dưới sự kiểm soát chặt của nhà nước, cũng như các hoạt động của xã hội dân sự và các nhóm tôn giáo; và công đoàn độc lập không được phép hoạt động.

Với tình trạng như thế, và với cam kết của EU cổ xúy cho nhân quyền trong chính sách đối ngoại (điều 3 TEU), kể cả chính sách giao thương, chúng tôi cho rằng điều thiết yếu mà EU phải làm là nêu rõ các thước đo nhân quyền mà Việt Nam phải đáp ứng trước khi EVFTA đệ nạp lên Quốc Hội để phê chuẩn. Đặc biệt, Việt Nam nên:

  • Hủy bỏ các điều 109, 116, 117, 118 và 331 của bộ luật hình sự và bảo đảm là bộ luật phù hợp với Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị; Hủy bỏ điều 74 và 173 của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự và để cho tất cả những ai bị bắt giữ vì bất cứ cáo buộc vi phạm nào, kể cả về lý do an ninh quốc gia, được có luật sự bào chữa khi bị bắt.
  • Trả tự do cho tất cả những người bị cầm tù hay bị quản chế tại gia vì thực thi quyền căn bản của họ, gồm có, Hòa thượng Thích Quảng Độ; blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Hóa và Trần Huỳnh Duy Thức; các nhà hoạt động tôn giáo Ngô Hào và Phan Văn Thu; nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động Hoàng Đức Bình; các nhà tranh đấu cho dân chủ Hồ Đức Hòa, Trần Anh Kim và Nguyễn Trung Trực; nhà hoạt động dân oan Nguyễn Văn Túc; nhà hoạt động nhân quyền Lê Thanh Tùng; nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động Trương Minh Đức; nhà tranh đấu nhân quyền Mục sư Nguyễn Trung Tôn; nhà tranh đấu nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển; nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động Nguyễn Hoàng Quốc Hùng; nhà hoạt động môi trường Trần Thị Xuân và Lê Đình Lượng; nhà tranh đấu nhân quyền Nguyễn Đặng Minh Mẫn; và nhà hoạt động dân chủ và môi trường Nguyễn Viết Dũng.
  • Điều chỉnh Luật An Ninh Mạng để phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, kể cả Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã ký kết vào năm 1982.
  • Điều chỉnh Luật Tín Ngưỡng và Tôn Giáo để phù hợp với Điều 18 của Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, đặc biệt là bãi bỏ yêu cầu phải đăng ký;
  • Công nhận ngay lập tức các công đoàn độc lập;
  • Phê chuẩn các quy ước của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế, Khoản 87 (Tự Do Lập Hội và Bảo Vệ Quyền Thành Lập Công Đoàn), Khoản 98 (Quyền Thành Lập Công Đoàn và Thương Lượng); và Khoản 105 (Hủy bỏ Cưỡng Bức Lao Động).
  • Đình chỉ các vụ xử tử và tuyên bố đình hoãn các án tử hình.

Trừ phi Việt Nam cho thấy có nỗ lực thực tâm để giải quyết các vấn đề nhân quyền cấp bách này và chứng minh cho thấy cải thiện cụ thể và cam kết tôn trọng nhân quyền trước khi Quốc Hội bỏ phiếu, sẽ rất khó để chúng tôi tán thành hiệp định thương mại.

Kính thư,

  1. Ramon Tremosa i Balcells ALDE
  2. Eric Andrieu S&D
  3. Marie Arena S&D
  4. Petras Austrevicius ALDE
  5. Izaskun Bilbao Barandiga ALDE
  6. Klaus Buchner Greens
  7. Wajid Khan S&D
  8. Jude Kirton-Darling S&D
  9. Mark Demesmaeker ECR
  10. Jørn Dohrmann ECR
  11. Pascal Durand Greens
  12. Ana Gomes S&D
  13. Heid Hautala Greens
  14. Yannick Jadot Greens
  15. Merja Kyllönen GUE/NGL
  16. Ilhan Kyuchyuk ALDE
  17. Barbara Lochbihler Greens
  18. David Martin S&D
  19. Marisa Matias GUE/NGL
  20. Marlene Mizzi S&D
  21. Javier Nart ALDE
  22. Maria Noichl S&D
  23. Soraya Post S&D
  24. Molly Scott Cato Greens
  25. Csaba Sogor EPP
  26. Jordi Sole’ Greens
  27. Helga Stevens ECR
  28. Pavel Telička ALDE
  29. Julie Ward S&D
  30. António Marinho e Pinto, ALDE
  31. José Inácio Faria, EPP
  32. Mirja Vehkaperä, ALDE

Nguồn: Ramon Tremosa|Eurodiputat

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?