5 năm tù cho điều 258 và chiến dịch bảo vệ tư tưởng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 23 tháng 3 năm 2016 toà án Hà Nội đã kết án Nguyễn Hữu Vinh tức bloger Anh Ba Sàm 5 năm tù giam và đồng sự Nguyễn Thị Minh Thuý 3 năm tù giam.

Đây là mức án rất lớn cho tội danh này trong nhiều năm qua. Trong vòng mười năm gần đây, các tội danh xử người bất đồng chính kiến thường quy về điều 88 và điều 79 là hai tội có khung hình phạt cao. Điều 258 áp dụng cho những người ở mức độ nhẹ hơn tầm khoảng 2 năm trở xuống.

Điều 258 là điều luật có nội dung mơ hồ, theo như điều luật này mô tả thì tất cả những phát ngôn nào cũng có thể dẫn đến nhà tù. Cộng đồng bloger Việt Nam đã liên kết để phản đối điều luật này từ nhiều năm nay, bởi nó là công cụ để trấn áp tự do ngôn luận của nhà cầm quyền một cách bữa bãi. Các tổ chức nhân quyền quốc tế cũng như các cơ quan ngoại giao các nước tiến bộ cũng đồng loạt lên án đòi Việt Nam phải huỷ bỏ điều luật này.

Vì sao có chuyện xét xử mức án nặng ở điều 258 này, chuyện mà nhiều năm qua chưa có tiền lệ.?

Trước đây chính sách an ninh của Việt Nam chuyên chú trọng về đối phó với các tổ chức đối lập. Khoảng 4 năm gần lại đây, cơ quan an ninh Việt Nam đặt chú trọng một chính sách nữa là đấu tranh trấn áp những cái gọi là ”phá hoại về mặt tư tưởng”.

Nguyên nhân của chính sách bổ sung này là do tình hình internet phát triển rộng, nhiều cá nhân bắt đầu tham gia cất tiếng nói phản biện về những chính sách của chế độ qua các trang mạng xã hội. Những cá nhân này có số lượng đông hoạt động độc lập, không tham gia các tổ chức hoặc đảng phái nào. Điều đó gây lúng túng cho cơ quan an ninh bảo vệ chính trị khi xử lý các cá nhân chỉ dùng bàn phím thể hiện quan điểm của mình một cách ôn hoà và dẫn chứng.

Cơ quan an ninh phải xử lý các cá nhân đơn lẻ có hành vi tạo bài viết không có lợi cho uy tín đảng cộng sản Việt Nam ngày một nhiều hơn. Chẳng hạn từ năm 2013 đến nay là các trường hợp của Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Đình Ngọc (tức Nguyễn Ngọc Già) và Nguyễn Hữu Vinh (tức Ba Sàm) và Nguyễn Thị Minh Thuý… bị bắt vì điều 258.

Một nguyên nhân nữa là do tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người xuất thân từ nghiên cứu lý luận Mác Lê, ông ta học văn chương và công tác nhiều năm trong lãnh vực báo chí của Đảng. Về tâm lý cá nhân do đặc thù nghề nghiệp chuyên môn, ông Trọng sẽ thù ghét những người viết lách đối lập chiến tuyến với ông ta. Bởi thế, khi nắm quyền tổng bí thư và chủ tịch quân uỷ trung ương, Trọng đã tập trung xây dựng Tổng Cục Chính Trị thành một pháo đài lý luận bảo vệ Đảng trên mọi mặt trận truyền thông, cả chính thống như báo quân đội, tạp chí cộng sản, và phi chính thống như đội ngũ dư luận viên trên các trang mạng và ngoài xã hội. Đầu năm 2013 trưởng ban tuyên giáo Hà Nội Hồ Quang Lợi đã công khai đội ngũ dư luận viên đã thành lập ở Hà Nội lên đến con số 900 người.(http://www.bbc.com/vietnamese/vietn…)

Sự thực ai cũng thấy là từ khi Trọng làm tổng bí thư vào đầu năm 2011 các tướng lĩnh quân đội về chính trị lên như diều và các lực lượng dư luận viên công khai xuất hiện hăng hái đồng loạt mọi nơi. Nguyễn Phú Trọng nhiều lần tỏ vẻ uất ức với làn sóng của dư luận, đỉnh điểm trong lần phát biểu ở Vĩnh Phúc vào đầu năm 2013 về việc sửa đổi hiến pháp, ông Trọng nói đầy đe doạ và hằn học quy kết những góp ý của nhân dân là suy thoái về mặt tư tưởng.

Cũng ngay sau phát biểu đe doạ này của Nguyễn Phú Trọng, liên tiếp các bloger đã nêu tên trên bị bắt giam vì điều 258. Cũng ngay sau đó các dư luận viên bắt đầu công khai hoạt động mạnh tại Hà Nội mà không phải e dè. Thậm chí dư luận viên được tự do điên cuồng chà đạp nên vong linh các chiến sĩ VNCH hy sinh ở Hoàng Sa, xúc phạm họ là chó săn của Mỹ như phát biểu của Trần Nhật Quang cũng được khuyến khích. Tổ trưởng dân phố Bái ở Gia Lâm ngang nhiên in những bài cuả dư luận viên để chụp mũ, bôi nhọ người bất đồng chính kiến như tiến sĩ Nguyễn Quang A. Chúng công khai kéo người đến nhà kỹ sư Nguyễn Lân Thắng chửi bới và phun sơn vì nạn nhân có những lời lẽ đụng chạm đến cốt lõi tinh thần lý tưởng của chúng.

Liên kết các mốc thời gian và các diễn biến xoay quanh số phận các bloger sẽ có kết quả những điều này đều gắn bó với thời gian Trọng làm Tổng Bí Thư và các phát biểu của Trọng về dư luận. Mức án nặng nề cho bloger Nguyễn Hữu Vinh ngày 23 tháng 3 năm 2016 đúng vào lúc Nguyễn Phú Trọng tái cử Tổng Bí Thư lần hai và nắm quyền lực gần như tuyệt đối.

Để thưc hiện được việc trấn áp những kẻ đối nghịch với tư tưởng của mình. Trọng đã chọn Trần Đại Quang làm trợ thủ đắc lực. Một lựa chọn chính xác cho mục đích của Trọng. Trần Đại Quang đã thể hiện xuất sắc vai trò của mình, đáp ứng yêu cầu của Trọng khi ban hành những thông tư quái gở như cho phép cảnh sát giao thông chặn xe cộ để tịch thu các phương tiện ghi âm, ghi hình và giải tán đám đông đến xem các phiên toà có yếu tố về tư tưởng chính trị. (http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-l…)

Mục đích của các thông tư này ai cũng thấy để nhằm ngăn chặn thông tin loan truyền trong dân chúng.

5 năm tù cho một bloger vì điều 258, mức án quá nặng nề với một cây viết, một nhà biên tập, khiến cả thế giới bàng hoàng. Tất cả các hãng thông tấn lớn quốc tế và chính phủ các nước tự do đều bàng hoàng trước mức án với Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thuý.

Nguyễn Phú Trọng đã chính thức tuyên chiến với luồng báo chí tự do, thách thức với dư luận quốc tế về quyền báo chí, quyền tư do ngôn luận vào ngày 23 tháng 3 năm 2016.

Để đưa ra lời thách thức đó, Nguyễn Phú Trọng đã chuẩn bị từ lâu rồi. Có điều nhiều sự kiện khiến người ta không để ý được mà thôi.

Chú trọng đấu tranh với những chống phá về mặt tư tưởng. Tức là với những người cầm bút, người sử dụng bàn phím, những nhà báo, bloger…. Đấy là chủ trương của nhà lý luận Nguyễn Phú Trọng.

Theo: Blog Người Buôn Gió

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.