50 ngàn người tham dự Lễ kính thánh Anton được nhắc nhở phải bảo vệ nạn nhân Formosa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào sáng ngày 13 tháng 6 năm 2017, hơn 50.000 người đã về linh địa Trại Gáo ở xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, Nghệ An để tham dự thánh lễ kính thánh Anton Padova.

Thánh lễ được chủ tế bởi Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp, giám mục giáo phận Vinh và Linh mục đoàn cùng đồng tế với sự tham dự của hàng vạn giáo dân, lương dân đến khắp nơi.

Trong phần giảng lễ, linh mục Anton Nguyễn Văn Đính, chủ tịch Uỷ ban công lý hòa bình trực thuộc giáo phận Vinh nhấn mạnh rằng trong bối cảnh hiện nay, mọi người phải bênh vực và hỗ trợ cho các nạn nhân của thảm họa môi trường do Formosa gây ra.

JPEG - 97.1 kb

“Hơn một năm nay khi xảy ra thảm hoạ môi trường do công ty Formosa gây ra, giáo phận đã tìm mọi cách để bênh vực, bảo vệ cho những người dân bị thiệt hại. Khởi đầu là bức thư chung của bề trên giáo phận gửi cho cộng đoàn dân Chúa. Sau đó, ban Công lý hoà bình gửi thông cáo tới chính phủ yêu cầu điều tra nguyên nhân xảy ra thảm hoạ dưới góc độ khoa học, tìm cách khắc phục và đền bù thoả đáng cho người dân do thảm hoạ môi trường biển gây ra. Giáo phận cũng đã lập ra ban hỗ trợ môi trường. Ngoài ra, còn có những việc làm cụ thể từ ban caritas, bề trên giáo phận, các đoàn thể, ân nhân đã đến các giáo xứ bị ảnh hưởng để trao quà hỗ trợ cho người dân. Đặc biệt gần đây ban hỗ trợ môi trường đã có chuyến công du phương Tây để vận động quốc tế và trao thỉnh nguyện thư về thảm hoạ Formosa cho Liên Hợp Quốc.” – Linh mục Đính chia sẻ.

Xin được nhắc lại, vào đầu tháng Năm vừa qua, một phái đoàn gồm Giám mục Giáo Phận Vinh Nguyễn Thái Hợp cùng năm linh mục thuộc Ban Hỗ Trợ Nạn Nhân Ô Nhiễm Môi Trường Biển đã có một chuyến đi sang Châu Âu để vận động Liên Hiệp Âu Châu, Liên Hiệp Quốc và các quốc gia Âu Châu để làm sao hỗ trợ những nạn nhân của thảm họa Formosa.

Sau chuyến vận động, Giám mục Nguyễn Thái Hợp đã trả lời truyền thông rằng đây là một chuyến đi đau lòng. Ông cho biết lý do vì các linh mục không được đào tạo chuyên môn trong vấn đề vận động quốc tế. Trách nhiệm chính của linh mục đó là mục vụ. Còn những công việc như thế này lẽ ra phải là trách nhiệm của những người cầm quyền. Nhưng đáng buồn thay khi những người cầm quyền lại không làm tròn nhiệm vụ bảo vệ dân.

“Kính thưa anh chị em, sống trong một xã hội có thể nói là đầy dẫy bạo lực, bất công nên khi chúng ta tề tựu về đây bên Thánh Anton, chúng ta hãy cầu xin thánh Anton làm nhiều phép lạ hơn nữa trên giáo phận và các giáo xứ của chúng ta.” – Linh mục Đính nói tiếp.

Hôm nay, dù trời nắng to, nhiệt độ tăng cao với một số lượng đông đúc người, nhưng tất cả mọi người vẫn tham dự Thánh lễ trong tinh thần trang nghiêm.

Một giáo dân có mặt chia sẻ: “Hôm nay, nghe bài giảng của cha Đính thật tuyệt vời. Bài giảng của cha đã làm lay động lòng người và nhất là làm cho người dân chúng tôi hiểu rõ hơn về trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo vệ các nạn nhân bị thiệt hại do Formosa gây ra.”

Nguyên Nguyễn / SBTN

Nguồn: SBTN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.