68 Dân Biểu Úc lên tiếng về tình trạng nhân quyền nguy cập tại VN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong một Bản lên tiếng ngày 26 tháng Mười, 2017, 68 Dân Biểu Úc bày tỏ mối quan ngại về việc nhà cầm quyền gia tăng đàn áp, truy nã, bắt giam và kết án tù dài hạn các nhà hoạt động nhân quyền và xã hội chỉ vì họ thực thi quyền biểu đạt.

Bản lên tiếng cho biết Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc đã có nhiều hồ sơ đệ nạp lên Ủy Ban trong những năm gần đây cho thấy rằng việc tước đoạt quyền tự do một cách tùy tiện tại Việt Nam là một vấn đề có hệ thống và lan rộng.

Các vị Dân Biểu kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng cam kết của họ với Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị bằng cách thả lập tức và vô điều kiện các nhà bảo vệ nhân quyền, điển hình là Bà Cấn Thị Thêu, Ông Hồ Đức Hòa, Bà Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Ông Nguyễn Văn Hóa, Ông Trần Huỳnh Duy Thức và Bà Trần Thị Thúy.

Sau đây là nguyên văn Bản lên tiếng.

Web Việt Tân


26 Tháng Mười, 2017

Đại sứ Ngô Hương Nam
Sứ Quán Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Úc
PO Box 98
Mawson ACT 2607

Kính thưa ông,

Chúng tôi xin bày tỏ mối quan tâm sâu sắc về những nhà bảo vệ nhân quyền, hoạt động xã hội, blogger Việt Nam bị bắt và bị kết án tù dài hạn chỉ vì thực thi quyền tự do biểu đạt của họ.

Chỉ nội trong năm nay, đã có hơn 20 nhà hoạt động bị bắt giữ, bị lưu đày hoặc bị truy nã trong đợt đàn áp lớn nhất từ trước đến nay. Nhiều người trong số này bị kết án bằng những điều lệ mơ hồ về an ninh quốc gia như “âm mưu lật đổ chính quyền” hoặc “tuyên truyền chống phá nhà nước”.

Nhiều nhà bảo vệ nhân quyền vẫn còn bị giam giữ mà không được xét xử. Vị luật sư nhân quyền người Việt nổi tiếng Nguyễn Văn Đài bị bắt vào tháng Mười Hai, 2015 vẫn chưa có ngày xét xử. Đáng lo ngại là năm người đồng sự của ông là Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Trực, và Mục sư Nguyễn Trung Tôn bị bắt giữ vào tháng Bảy và tất cả bị buộc tội “âm mưu lật đổ chính quyền”. Lê Đình Lượng, một nhà hoạt động cộng đồng Công Giáo lên tiếng tranh đấu cho các nạn nhân của thảm họa Formosa, cũng bị bắt giữ trong cùng tuần lễ đó.

Những người được đem ra xét xử trong năm nay thì bị tuyên án tù dài hạn lên tới mười năm. Các blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga và Nguyễn Văn Oai bị tuyên án trong các phiên tòa kéo dài có một ngày, chỉ vì lên tiếng cho những bất công xã hội chung quanh họ.

Vào đầu năm nay, Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc lưu ý là đã có nhiều hồ sơ đệ nạp lên Ủy Ban trong những năm gần đây và thấy rằng việc tước đoạt quyền tự do một cách tùy tiện tại Việt Nam là một vấn đề có hệ thống và lan rộng.

Chúng tôi khẩn khoản kêu gọi chính quyền Việt Nam hãy tôn trọng cam kết của họ với Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị bằng cách thả lập tức và vô điều kiện cho các nhà bảo vệ nhân quyền và các nhà dân báo nêu tên bên trên cũng như các nhà hoạt động Cấn Thị Thêu, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Văn Hóa, Trần Huỳnh Duy Thức và Trần Thị Thúy.

Trong lúc nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập vào cộng đồng thế giới, chúng tôi tin rằng việc phát triển kinh tế và xã hội bền vững chỉ có thể đạt được qua việc tôn trọng các quyền tự do và che chở cho những người đang làm công việc bảo vệ quyền làm người.

Kính thư,

Tim Wilson MP
Member for Goldstein
Chris Hayes MP
Member for Fowler
  1. Sharon Bird, Cunningham
  2. Justine Elliot, Richmond
  3. Michael Danby, Melbourne Ports
  4. Anthony Byrne, Holt
  5. Peter Khalil, Wills
  6. Rob Mitchell, McEwen
  7. Anne Aly, Cowan
  8. Tim Watts, Gellibrand
  9. David Feeney, Batman
  10. Matt Heogh, Burt
  11. Brian Mitchell, Lyons
  12. Joanne Ryan, Lalor
  13. Julian Hill, Bruce
  14. Adam Bandt, Melbourne
  15. Andrew Wilkie, Denison
  16. Stephen Jones, Whitlam
  17. Amanda Rishworth, Kingston
  18. Andrew Leigh, Fenner
  19. Claire O’Neil, Hotham
  20. Ed Husic, Chifley
  21. Shayne Neumann, Blair
  22. Catherine King, Ballarat
  23. Tanya Plibersek, Sydney
  24. Maria Vamvakinou, Calwell
  25. Ross Hart, Bass
  26. Anne Stanley, Werriwa
  27. Mike Freelander, Macarthur
  28. Josh Wilson, Fremantle
  29. Milton Dick, Oxley
  30. Meryl Swanson, Paterson
  31. Sharon Claydon, Newcastle
  32. Madeleine King, Brand
  33. Andrew Giles, Scullin
  34. Tony Zappia, Makin
  35. Mike Kelly, Eden Monaro
  36. Pat Conroy, Shortland
  37. Matt Thistlethwaite, Kingsford Smith
  38. Julie Owens, Parramatta
  39. Gai Brodtmann, Canberra
  40. Warren Snowdon, Lingiari
  41. Lisa Chesters, Bendigo
  42. Terri Butler, Griffith
  43. Steve Georganas, Hindmarsh
  44. Cathy O’Toole, Herbert
  45. Susan Templeman, Macquarie
  46. Emma McBride, Dobell
  47. Luke Gosling, Solomon
  48. Jason Falinski, Mackellar
  49. Steve Irons, Swan
  50. Craig Kelly, Hughes
  51. John McVeigh, Groom
  52. Trent Zimmerman, North Sydney
  53. Ian Goodenough, Moore
  54. John Alexander, Bennelong
  55. Ben Morton, Tangney
  56. Julian Leeser, Berowra
  57. George Christensen, Dawson
  58. Llew O’Brien, Wide Bay
  59. Kevin Hogan, Page
  60. Mark Coulton, Parkes
  61. Ken O’Dowd, Flynn
  62. David Littleproud, Maranoa
  63. Andrew Gee, Calare
  64. Michelle Landry, Capricornia
  65. Damian Drum, Murray
  66. Andrew Hastie, Canning
  67. PDF - 2.1 Mb
    68AustralianMPs_DireHumanRightsSituationInVN.pdf

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.