Ukraine giờ đây là cuộc chiến của Châu Âu

Khúc sông Dnipro gần thủ đô Kyiv, Ukraine, tháng 2/2025. Ảnh: Thomas Peter/ Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nguồn: This Is Europe’s War Now,” Dmytro Kuleba, New York Times, 03/03/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thứ Sáu vừa qua (28/02/2025), khi Volodymyr Zelensky rời khỏi Nhà Trắng với vẻ mặt buồn bã, Tổng thống Trump đã viết trên mạng xã hội rằng nhà lãnh đạo Ukraine có thể “quay lại khi ông ta sẵn sàng cho Hòa bình.”

Hòa bình là một từ rất mạnh, nhưng để hiểu được ý nghĩa thực sự của nó, người ta phải xem xét bối cảnh mà nó được dùng. Trong cùng ngày mà Trump nói về tầm quan trọng của hòa bình và tiễn Zelensky về nhà để suy nghĩ về điều đó, Nga đã phóng hơn 150 máy bay không người lái tấn công vào các thành phố của Ukraine. Trump nhấn mạnh rằng ông đang đạt được tiến triển lớn hướng tới hòa bình với Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhưng Putin chỉ tăng cường các cuộc tấn công của mình kể từ khi Trump lên nhậm chức.

Hôm Chủ Nhật (02/03/2025), các nhà lãnh đạo châu Âu, cùng Tổng thư ký NATO Mark Rutte và Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã tập trung tại London theo lời mời của Thủ tướng Anh Keir Starmer, cùng nhau cam kết tăng cường hỗ trợ cho Ukraine và xây dựng một kế hoạch chấm dứt chiến tranh có thể giành được sự ủng hộ của Trump.

Người châu Âu hiểu, trong khi chính quyền Trump dường như không hiểu, rằng Ukraine muốn một thỏa thuận hòa bình – họ chỉ không muốn bị phá hủy bởi các điều khoản của thỏa thuận hòa bình. Nỗi ám ảnh của Putin là toàn bộ lãnh thổ Ukraine, không phải NATO, cũng không phải một dải đất của Ukraine. Nếu Ukraine vẫn độc lập và được trang bị vũ khí vào cuối các cuộc đàm phán, Putin sẽ không cho đó là kết thúc. Ông sẽ chấp nhận một phần của Ukraine ngày hôm nay, để chiếm được toàn bộ đất nước vào ngày mai.

Nếu vấn đề thực sự nằm ở NATO, thì Putin đã chẳng dễ dàng chấp nhận Thụy Điển và Phần Lan gia nhập vào năm 2023 như vậy. Ngày nay, biên giới của NATO còn gần St. Petersburg hơn biên giới của Ukraine với Moscow.

Mục đích của Putin cũng không phải là giữ lại khoảng 20% lãnh thổ mà Nga đã chiếm được từ Ukraine cho đến nay trong cuộc chiến này. Putin không thể chấp nhận một Ukraine độc lập, bởi trong 300 năm qua hầu như không có người tiền nhiệm nào của ông có thể chấp nhận điều đó. Và nếu Ukraine thành công như một nền dân chủ phương Tây, nó sẽ trở thành mối đe dọa trực tiếp đến sự chấp nhận của người dân Nga đối với mô hình chuyên chế của Putin.

Trump đã đưa lệnh ngừng bắn ở Ukraine trở thành trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình đến mức ông không thể không thành công. Ông không thể không đạt được thỏa thuận, và chắc chắn không thể để Ukraine trở nên như Afghanistan của Joe Biden, một thảm họa chính sách đối ngoại đã định hình phần còn lại trong nhiệm kỳ tổng thống của Biden.

Bị mắc kẹt bởi tham vọng của chính mình, Trump khao khát thành công nhanh chóng – kết quả là, vào tuần trước, ông đã tấn công Zelensky, người dám cản đường ông khi kiên quyết bảo vệ các điều khoản mà Ukraine có thể chấp nhận. Putin hiểu rõ điều này. Do đó, ông có thể nhượng bộ một lệnh ngừng bắn để đạt được lợi ích tối đa từ Trump, nhưng ông sẽ không từ bỏ mục tiêu chiến lược là phá hủy Ukraine. Nếu không có đảm bảo an ninh, thì đến một lúc nào đó, chiến tranh sẽ lại bắt đầu.

Những sự kiện ngày Thứ Sáu [28/02/2025] vừa qua đã chính thức hóa một thực tế mới, điều đã dần trở nên rõ ràng sau nhiều tuần: Mỹ vẫn muốn lãnh đạo thế giới, nhưng đó là một thế giới khác. Và nếu còn tia hy vọng nào sau cảnh tượng Trump và Phó Tổng thống J.D. Vance chỉ trích Zelensky tại Phòng Bầu dục, thì có lẽ là làn sóng chấn động mà cảnh tượng đó gây ra trên khắp châu Âu. Các nhà lãnh đạo châu Âu từng nghe lời cảnh báo của Vance tại Munich vào tháng 2 giờ đây hiểu rằng họ không thể chỉ đơn giản chờ đợi Trump hết nhiệm kỳ, như họ đã làm trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Bất kỳ ai vẫn còn nghi ngờ điều đó đã bị thuyết phục bởi những sự kiện của ngày Thứ Sáu.

Châu Âu đã thực hiện những bước đi quan trọng và hứa sẽ làm nhiều hơn nữa: Các hội nghị thượng đỉnh, các cuộc điện đàm, các dự thảo quyết định về việc gia tăng chi tiêu quốc phòng, và các thông báo hỗ trợ cho Ukraine đang xuất hiện với tốc độ chóng mặt. Dù những diễn biến này được hoan nghênh, nhưng chúng vẫn không trả lời được câu hỏi cơ bản nhất về tương lai của Ukraine và phần còn lại của châu Âu: Khi nào? Khi nào thì những ý tưởng này mới trở thành quyết định được thực hiện?

Đòn bẩy của Trump đối với Ukraine là vũ khí và tiền bạc, hai thứ mà Ukraine cần để tiếp tục cuộc chiến sinh tồn và duy trì sự ổn định kinh tế. Châu Âu có thể giành được thế thượng phong từ tay tổng thống Mỹ bằng hai động thái: đưa ra một thỏa thuận thay thế về khoáng sản của Ukraine, và tịch thu tài sản bị đóng băng của Nga rồi dùng chúng để tài trợ cho việc sản xuất và mua vũ khí – bao gồm cả từ Mỹ, nếu họ muốn. Liên Minh Châu Âu, Anh, và Na Uy không thể thay thế hoàn toàn Mỹ với tư cách là những người ủng hộ Ukraine, nhưng những bước đi thực dụng này sẽ ngay lập tức nâng cao vai trò của châu Âu và mang lại cho Ukraine sự trợ giúp cần thiết.

Năm 1918, nước Nga Bolshevik đã ký một hiệp ước với Đức, cam kết công nhận nền độc lập của Ukraine, chấp nhận rút quân và ngừng tuyên truyền trên lãnh thổ Ukraine. Cùng lúc đó, Kyiv cũng ký một thỏa thuận với Đức, đổi các nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ – chủ yếu là ngũ cốc và thịt – để lấy sự bảo vệ của quân Đức trên đất Ukraine. Chỉ trong vòng một năm, thỏa thuận đã sụp đổ. Người Đức rút lui, Hồng Quân Nga tiến vào, và nhà nước Ukraine không còn có thể tồn tại. Phải mất 104 năm kể từ thời điểm đó cho đến cuộc xâm lược của Nga vào năm 2022, châu Âu mới chính thức thừa nhận rằng Ukraine thuộc về mình khi khởi động lộ trình để nước này gia nhập EU.

Moscow thực sự không bao giờ thay đổi, nhưng châu Âu thì có thể.

Dmytro Kuleba là ngoại trưởng Ukraine từ năm 2020 đến năm 2024. Ông hiện là nghiên cứu viên cấp cao tại Trung tâm Belfer của Đại học Harvard.

Nguồn: Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12 hôm 19/7/2025. Ảnh: Dân Trí

Trung ương 12: Đại hội XIV của Tô Lâm đã khởi động

Sau Hội nghị Trung ương 12, đảng CSVN không còn là trung tâm quyền lực tập thể mà đã chuyển sang mô hình đơn cực duy nhất, nơi chính sách được hoạch định bởi ý chí của một cá nhân.

Giai đoạn tới có thể là chương đầu tiên của kỷ nguyên mới, nhưng kỷ nguyên mới ấy thuộc về ai, vì ai, và kéo dài bao lâu, đó vẫn là dấu hỏi lớn. Lịch sử, như ta đã biết, không phải là thứ có thể lập trình sẵn.

Tân Thủ tướng Ukraine Yulia Svyrydenko tham dự phiên họp Quốc hội Ukraine tại Kyiv ngày 17/7/2025. Ảnh: Andrii Nesterenko/ AFP via Getty Images

Cải tổ nội các Ukraine: Ba mục tiêu chính của Tổng thống Zelensky

Lần đầu tiên kể từ khi Nga phát động chiến tranh tháng 2/2022, Ukraine tiến thành cải tổ nội các quy mô lớn. Chính phủ mới do một phụ nữ điều hành và một nhà ngoại giao nữ được bổ nhiệm làm đại sứ Ukraine tại Hoa Kỳ. Chủ đích chính của lần cải tổ nội các này là củng cố mối quan hệ với Mỹ, đồng minh và là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Kyiv.

Tân Thủ tướng Ukraine Yulia Svyrydenko tham dự phiên họp của Quốc hội Ukraine, Kyiv ngày 17/7/2025. Ảnh: Reuters/ Andrii Nesterenko

Chân dung tân nữ Thủ tướng Yulia Svyrydenko

Với hình ảnh một nhà kỹ trị năng động, tân Thủ tướng Yulia Svyrydenko đang được kỳ vọng sẽ mang đến những thay đổi tích cực cho Ukraine.

Bà được đánh giá là người dễ làm việc cùng, không câu nệ thủ tục, luôn lắng nghe ý kiến từ những người có kinh nghiệm, hỗ trợ thế hệ trẻ và có khả năng xử lý nhân sự khéo léo, đồng thời am hiểu sâu sắc về truyền thông.

Ảnh minh họa: Nội lực quốc gia - Lựa chọn sống còn trong trật tự toàn cầu mới

Nội lực quốc gia – Lựa chọn sống còn trong trật tự toàn cầu mới

Trong một thế giới cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nội lực không chỉ là yếu tố tăng trưởng mà là điều kiện sống còn. Việt Nam phải nhanh chóng quyết định: Tiếp tục làm gia công giá rẻ hay bước lên nấc thang cao hơn bằng năng lực sản xuất, công nghệ và bản lĩnh quốc gia thực sự?