99% người Việt không đọc báo giấy?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đọc những con số thống kê rất ấn tượng và không ấn tượng. Việt Nam hiện đang có 838 “cơ quan báo chí” với 1111 ấn phẩm (số liệu của Bộ 4T, tính đến ngày 26/12/2013). Trong số này có 70 tờ báo điện tử, 19 tạp chí điện tử, 265 trang thông tin điện tử. Đây là con số thoạt đầu nghe qua cũng ấn tượng.

Buồn cười một điều là khi giới quan sát nước ngoài phê bình VN không có tự do báo chí, thì các quan chức giãy nảy lên phản bác. Cách họ làm là đem mấy con số thống kê về số tờ báo ra để phản bác. Nhưng đó là kiểu phản bác rất lạc đề. Người ta phê phán rằng anh không có tự do báo chí (chứ người ta đâu có phê phán anh có ít tờ báo), nhưng anh lại nói “tôi có nhiều tờ báo”! Nhưng trong thực tế thì hơn 800 tờ báo đó chỉ có 1 ông tổng biên tập, và do đó tất cả đều cung cấp một thông tin có chọn lọc và nói cùng một giọng điệu.

Điều không ấn tượng là con số phát hành. Tất cả những tờ báo có số phát hành cao nhất đều là từ miền Nam (như Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Công An TPHCM, v.v.). Nhưng ngay cả những tờ này số phát hành cao nhất cũng chỉ 200 ngàn bản/ngày! Dân số VN là khoảng 90 triệu người, và trong số này khoảng 77 triệu người (85%) biết đọc. Hãy cho là có 200 ngàn người đọc, và có 5 tờ như thế thì cũng chỉ có khoảng 1 triệu người đọc báo giấy. Như vậy, số người Việt không đọc báo giấy hàng ngày phải lên đến con số 99%!

Tôi nghĩ điều này chắc đúng. Kinh nghiệm của tôi ở dưới quê thì hầu như không có báo giấy. Ở xã thì chắc chắn không có báo. Thị tứ cũng không có báo giấy. Phải ra tận huyện mới có 1 sạp báo duy nhất, và cũng chỉ bán báo cũ. Ra tỉnh (thành phố) thì cũng chỉ có khoảng 5 sạp báo, và toàn là những tờ như báo loại “cướp giết hiếp” (như Công An, An Ninh Thế Giới chẳng hạn). Do đó, có thể nói rằng người VN là cộng đồng rất mù thông tin. Mù thông tin là điều kiện rất lí tưởng để bị những kẻ bất lương lường gạt.

Nguồn: FB Nguyễn Văn Tuấn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.