Bát hương mùa Giỗ giữa bầu trời biên giới

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(BÁT HƯƠNG ẤY CHẲNG THẾ LỰC NÀO DÁM BIÊN TẬP
MÂM GIỖ ẤY CHẲNG KẺ BẠO QUYỀN NÀO DÁM ĐỤC BỎ).

Ba bài đăng trên báo điện tử Một Thế Giới về sự kiện 35 năm quân xâm lược Trung Quốc đánh chiếm các tỉnh biên giới phía Bắc đã bị gỡ bỏ. Nhưng các trang mạng đã kịp dẫn về và cũng đủ để truyền cảm hứng cho những ai biết quan tâm. Câu chuyện cũng đủ để biết các cảm xúc khác trộn lẫn trong mùa kỷ niệm này. Người ta ngầm hiểu, ai như thế nào, ra làm sao. Cho dù hôm nay người ta cố tình quên, nhưng hàng vạn, hàng vạn gia đình có người hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới bi hùng đó vẫn nhớ những ngày tháng 2, tháng 3 của năm 1979. Trên trang thờ của các làng bản vẫn nghi ngút khói hương. Ở các nghĩa trang liệt sĩ, từng que nhang cũng được thắp lên bởi những bàn tay sần sùi của người thân và bao con người có tấm lòng hướng về. Chỉ trừ kẻ muốn quên.

Mâm cỗ cúng từng mạng người bị giết hại, từng liệt sĩ hy sinh tuẫn tiết cho giang sơn tổ quốc cũng được đủ đầy từ người thân ở các bản làng xa ngái heo hút phía Bắc đến những xóm làng miền Trung can trường và của cả phía miền Nam có con em chiến đấu chống quân nazi Trung Quốc năm 1979. Có kẻ muốn quên đi sự linh thiêng trong mỗi chân nhang, mỗi mâm cổ thương nhớ bởi phù hoa phiếm họa nồng say sai lạc. Nhưng từng gia đình có người thân mất trong cuộc chiến bi hùng đó đều thổi lên bát nhang nghi ngút mỗi năm mùa giỗ. Bát nhang ấy ở từng nhà có phần lẻ loi, nhưng hãy hình dung, trong những tháng ngày đó, mùa giỗ đến, cả bản, cả làng, rồi cả miền thương nhớ thổi lên bát nhang khổng lồ giữa đất trời Đại Việt. Bát nhang ấy là lịch sử, ghi mãi, truyền đời, linh thiêng. Bát nhang ấy là lời thề mãnh liệt, là bát nhang của khát khao, cháy bỏng, là bát nhang truyền cảm hứng cho cháu con, cho bản quán quê hương. Bát nhang ấy cũng là lời thề đanh thép trước bạo quyền ngang ngược bất nhơn.

Bát nhang giữa gầm trời Đại Việt ấy, chẳng có mệnh lệnh hành chính nào có thể phủi tắt, cũng chẳng có ý chí nào có thể rút xuống. Cũng chẳng một ai chuyên quyền có thể cấm đốt lên.

Bát nhang đó vĩnh cửu, minh chứng cho sự bền dai của lòng dân, của nguồn cội tri ân, uống nước nhớ nguồn. Bát nhang đó, cao hơn hẳn các mệnh lệnh vô hình. Và đó cũng là lời thề rõ ràng của người còn sống với người xả thân vì hương hỏa cha ông. Bát nhang đó cũng là hình ảnh nhận diện những kẻ quanh dưới chân nhang mang gương mặt nào của phản bội và đớn hèn.

Bát nhang ấy cũng nhắc những trang sử không thể quên. Cũng ẩn dụ cho bao kẻ phải tự răn mình. Cũng dạy cho ai đó đừng phản bội tổ tiên.

Mâm cỗ chẳng có gì cao lương mỹ vị, chỉ là món thịt bản quê mùa, món gà làng nuôi được rồi những sắn, khoai, bắp nương, nếp rẫy, làm dưới bàn tay sần sùi rơm rạ, chút rượu nếp cay nồng như lời thề chung nghĩa đất nước được dâng lên mùa giỗ. Mâm cúng ấy đã 35 năm đến ngày lại xướng. Và mãi mãi về sau, đến mùa bi tráng ấy, mùa giỗ vẫn len lỏi trong vạn ngóc ngách tâm hồn để nâng bước cảm hứng yêu thương, tự hào về cuộc chiến biên giới 1979 mà sử sách không thể lơ là.

Nguồn: FB Cu Làng Cát

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…