Ký sự nhỏ trong chuyến hành trình hướng về cuộc hải chiến Hoàng Sa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhóm chúng tôi, những thành viên đại diện cho No U Sài Gòn thực hiện chuyến đi thăm và tặng quà Tết để tỏ lòng tri ân với các gia đình quân nhân Hải quân Việt Nam Cộng Hòa – những chiến sỹ yêu nước đã hy sinh vì tổ quốc khi bảo vệ biển đảo quê hương trong trận hải chiến Hoàng Sa oanh liệt năm 1974.

Phần 1. Đức Trọng , Lâm Đồng – Trung úy Phạm Ngọc Roa

– Sài Gòn. 10h tối, chúng tôi có mặt tại bến xe, đồ đạc lĩnh khĩnh chen chúc nhau trên bến xe đông kín người. 10h30, xe chuyển bánh, bắt đầu cuộc hành trình viếng thăm những chứng nhân lịch sử. Đức Trọng. 4h30 sáng. Đây là trạm dừng chân đầu tiên. Trời còn tối mịt, chúng tôi phải ngồi tại nhà trung chuyển uống café chờ trời sáng. Địa chĩ cầm trong tay, cả nhóm bắt đầu lên kế hoạch cho cuộc gặp gỡ người chiến sĩ đầu tiên: Trung úy Phạm Ngọc Roa , phụ tá sĩ quan hải hành thuộc khu trục hạm HQ-4 Trần Khánh Dư quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

– 7h Sáng. Chúng tôi có mặt tại Chợ Liên Nghĩa, Đức Trọng để đón xe bus đến Thôn Tân Hưng, Xã Tân Thành Huyện Đức Trọng , Lâm Đồng. Con đường nhựa nhỏ, ven đường nhuộm một màu vàng óng ả bởi những bụi hoa dã quỳ hoang dã. Núi đồi bao phủ xung quanh, sương sớm còn đọng trên tán lá, cảnh vật hùng vĩ, thanh bình. Nhà Trung úy Roa gần cuối con dốc, hướng cửa chính nhìn ra những dãy núi trập trùng. Trước nhà có chiếc máy cày nằm án ngữ, dưới sân thì phơi đầy những hạt café đen bóng. Nhóm chúng tôi được chào đón bằng những nụ cười thân thiện của Trung úy Roa và phu nhân. Vợ chồng Trung úy mời chúng tôi vào nhà trò chuyện thân mật. Chúng tôi, những thanh niên sinh sau cuộc chiến. Những thông tin mà chúng tôi biết được về cuộc chiến hào hùng này cũng từ Internet. Nhưng lần này, chúng tôi được tận mắt chứn kiến, tận tai nghe người trong cuộc sử kể lại lịch sử hào hùng. Chúng tôi cũng giới thiệu cho vợ chồng Trung úy nghe về những hoạt động của No –U Sài Gòn và hỏi thêm thông tin về những đồng đội cũ của trung úy Roa để chuẩn bị cho chuyến gặp gỡ tiếp theo.

– 12h, chúng tôi chia tay gia đình Trung úy Roa để tiếp tục chuyến hành trình. Chúng tôi tay nắm tay, ung dung bình thản tản bộ ra bến xe bus gần đó. Trong nhóm, điện thoại của ai đó đổ chuông, bài hát “Này người anh em” vang lên hào hùng: “Để ngày sau nhớ hôm nay người Việt Nam tay cầm tay. Tình yêu nước đến bên nhau đứng chung đồng bào. Tổ Quốc gọi ta Hoàng Sa Trường Sa, rồi sẽ đến lúc chúng ta giành lại .Nổi sóng biển đông, con cháu Tiên Rồng. Này người anh em, nắm tay cùng tôi !”……còn tiếp……

Hy vọng nhóm chúng tôi tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của những nhà mạnh thường quân vào những ngày sắp tới.

Cảm ơn đến các bạn đã ủng hộ được đăng trong link sau:

No-U Sài Gòn: Chương trình viếng thăm và tặng quà các gia đình quân nhân VNCH trong trận Hải chiến Hoàng Sa 19.01.1974

Nguồn: FB Đinh Nhật Uy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.